"Bệnh tại tâm sinh" là câu nói ai cũng từng nghe thấy. Nhưng không phải ai cũng biết tâm trạng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.
Trong học thuyết âm dương đã mô tả rất kỹ về những ảnh hưởng của cảm xúc đến sức mạnh thể chất. Mọi cảm xúc đều gây ra những biến đổi lên thân thể. Cảm xúc nó là phương diện của thể hiện tâm tính, nếu bạn là người không làm chủ được cảm xúc của mình thì có nghĩa bạn dễ dàng thất bại trong cuộc sống từ đó vận mệnh của bạn cũng bị ảnh hưởng. Vậy nên tâm tính cải biến vận mệnh và cải biến súc khỏe của bạn.
1. Vui mừng quá
[caption id="attachment_176742" align="aligncenter" width="658"] ( Ảnh internet)[/caption]
Cảm xúc này cũng là nguồn gây căng thẳng dù nó có tính chất tích cực. Vui sướng quá mức khiến khí lưu thông ở tim không ổn định, dẫn đến hồi hộp, lo lắng, mất ngủ.
Hãy cảnh giác với những ham muốn vô tình khiến bạn bật cười và những thay đổi cảm xúc vu vơ. Nhưng cũng không nên vì vậy mà lạnh lùng. Vui vẻ có chừng mực sẽ là tốt.
2. Tức giận
Cả giận mất khôn. Hỏa khí vượng tại gan, lách sẽ gây đau đầu, chóng mặt, biếng ăn và thâm chí nôn nao và tiêu chảy.
Tất nhiên cũng có bài thuốc để cân bằng khí tại gan nhưng nếu bạn cứ luôn giận giữ thì không thuốc nào có thể giữ được sức khỏe cho bạn.
Bạn nên học cách giữ bình tĩnh bằng tu dưỡng tâm tính và thiền định, các chứng bệnh liên quan sẽ biến mất khi tâm trạng bình ổn lại.[ads1]
3. Hoảng loạn
Chắc hẳn chúng ta sẽ mất bình tĩnh mỗi khi lỡ mất chuyến tàu cuối hay vội vã để kịp giờ, điều này rất không tốt cho sức khỏe nếu bạn cứ dễ bị hoảng hốt trong cuộc sống xô bồ ngày nay.
Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến căng thẳng mạn tính, ảnh hưởng đến dòng khí lưu thông đến tim và thận khiến bạn có cảm giác tim đập nhanh, mất ngủ...
Để có thể giữ bình tĩnh hơn, hãy học cách hít thở thật sâu, và đếm từ 1 đến 10 trong những tình huống căng thẳng.
4. Buồn phiền, lo lắng
Một người quá lo lắng về mọi việc cuối cùng sẽ khép mình lại với thế giới xung quanh, bắt đầu đi vào vòng xoáy của những căng thẳng tiêu cực tác động lên cơ thể.
Hậu quả là gây ra biếng ăn, mất cảm nhận về màu sắc, khó thở, khí qua phổi, lách khó lưu thông. Cuối cùng, tim cũng bị ảnh hưởng.
Tốt hơn là bạn hãy chia sẻ về những căng thẳng của mình với một người biết lắng nghe. Nói ra vấn đề sẽ khiến bạn càm thấy dễ chịu hơn, cảm giác như chúng trở lên nhỏ bé hơn.
5. Đau khổ
[caption id="attachment_176754" align="aligncenter" width="653"] ( Ảnh internet )[/caption]
Bạn sẽ cảm thấy liên rục bị hụt hơi, chóng mệt và chán nản, suy sụp. Trung y cho rằng sầu muộn làm ngăn cản khí ở phổi gây ra triệu chứng trên.
Nhiều lúc không thể tránh khỏi đau buồn, nhưng hãy nghĩ về những điều tích cực của cuộc sống, không đau khổ nào là mãi mãi, cuộc sống sẽ luôn thay đổi, bạn có quyền lựa chọn cảm xúc để đối mặt với nó, hãy vui lên, thế giới xung quanh rất còn rất nhiều điều tốt đẹp, bạn cũng có thể thấy rất nhiễu những số phận mạnh mẽ trong những hoàn cảnh vô cùng éo le.
6. Sợ hãi
[caption id="attachment_176756" align="aligncenter" width="650"] ( Ảnh internet )[/caption]
Đây là cảm xúc mất cân bằng nhất, nó có thể khiến người ta tái mét như xác chết, khiến người ta choáng váng và có thể quỵ ngã.
Khi cực kỳ sợ hãi, cả trẻ em lẫn người lớn đều có thể bị mất kiểm soát bàng quang dẫn đến tình huống xấu hổ. Điều này do sự sụt giảm đột ngột dòng lưu thông khí của thận. Nếu lâu dài sẽ gây mệt mỏi kinh niên.
Hãy học cách chống lại nỗi sợ hãi mỗi lần gặp phải. Hãy mạnh mẽ lên, cố gắng vượt qua những thử thách.
Tú Linh
Xem thêm: Nhân tướng học: Bí quyết cải tạo tướng mệnh
Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét