Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Các công ty Đài Loan chuẩn bị ‘kế hoạch B’ trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Các công ty Đài Loan chuẩn bị ‘kế hoạch B’ trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung https://ift.tt/2vPXVNS

Bloomberg đưa tin rằng nhiều công ty sản xuất điện tử lớn trên thế giới của Đài Loan như Compal và Inventec, đang chuẩn bị chuyển các thiết bị sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang Đông Âu, Mexico và Đông Nam Á

Bloomberg cũng nói rằng ông Quách Đài Minh - chủ tịch Tập đoàn Hồng Hải - người trở thành tỷ phú sau khi sản xuất linh kiện cho Apple, đã đầu tư 10 tỷ đô la vào một nhà máy ở Wisconsin - trung tâm của Hoa Kỳ.

Khi chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang lên cao trào, càng ngày càng có nhiều công ty Đài Loan lên kế hoạch chuyển giao dây chuyền sản xuất ra nước ngoài hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho các thiết bị mới đắt tiền khi cần thiết.

Một vài doanh nghiệp tầm cỡ ở Đài Loan chính là mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm công nghệ của toàn thế giới, được lắp ráp trên dây chuyền sản xuất trên khắp Trung Quốc, điển hình là các nhãn hiệu như Hewlett-Packard (HP) và Dell.

[caption id="attachment_893142" align="aligncenter" width="700"]chiến tranh thương mại Mỹ Trung Các doanh nghiệp Đài Loan đã có dự định riêng của mình trong tranh chấp thương mại của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hình ảnh bao gồm: Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Getty)[/caption]

Trong tuần qua, các nhà lãnh đạo kinh doanh, bao gồm các CEO của Pegatron và Inventec, đã thông báo tại cuộc họp chính thức rằng họ đã tìm ra cách giảm thiểu bị tác động trong cuộc chiến thương mại.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Trump vẫn chưa "siết chặt" lĩnh vực tiêu dùng các thiết bị điện tử, nhưng các doanh nghiệp vẫn lo ngại rằng việc này sẽ được "đề cập" đến trong 200 tỷ đô la đánh thuế tiếp theo đối với các sản phẩm sản xuất ở Trung Quốc.

Ông Liêu Tứ Chính, CEO Pegatron - nhà sản xuất của iPhone cho biết: "Chúng tôi đã đưa ra một cơ chế ứng phó, hy vọng rằng sẽ giảm được những rủi ro trong tranh chấp thương mại".

[caption id="attachment_893153" align="aligncenter" width="1000"]chiến tranh thương mại Mỹ Trung Sáu xưởng sản xuất thiết bị điện tử ở Đài Loan bao gồm Compal, Hồng Hải, Inventec, Pegatron, Quanta và Wistron. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên ghép hình).[/caption]

Giám đốc tài chính Pegatron ông  Lâm Thu Thán bổ sung, Pegatron dự định trong thời gian ngắn sẽ tăng thêm năng lực sản xuất các nhà máy ở Séc, Mexico và Đài Loan, về lâu dài Pegatron có thể thành lập thêm các nhà máy ở Ấn Độ và Đông Nam Á.

Doanh thu năm 2017 của sáu công xưởng sản xuất Đài Loan bao gồm Compal, Hồng Hải, Inventec, Pegatron, Quanta và Wistron đạt tổng cộng 9,11 nghìn tỷ Đài tệ, tương đương với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pakistan (khoảng 300 tỷ USD).

Mặc dù dữ liệu của chính phủ cho thấy rằng đầu tư của các doanh nghiệp Đài Loan tại Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm vào năm 2010, nhưng các xưởng OEM (nhà sản xuất phụ tùng gốc) chính này vẫn chiếm một vị trí quan trọng.

[caption id="attachment_893156" align="aligncenter" width="800"]chiến tranh thương mại Mỹ Trung Hình ảnh minh họa các doanh nghiệp Đài Loan sắp đã chuẩn bị sẵn sàng để không bị ảnh hưởng trong tranh chấp thương mại Mỹ - Trung. (Ảnh: tvvn.org)[/caption]

Theo dữ liệu thống kê trên website hải quan, năm 2016, trong 20 công ty hàng đầu ở châu Á xuất khẩu đến Hoa Kỳ thì có 15 công ty là của Đài Loan, tất cả đều là công ty con của sáu xưởng sản xuất OEM trên.

Ông Ngô Trung Thư, chủ tịch Viện nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, cho biết: "Bởi vì các tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không kết thúc quá nhanh chóng, việc đa dạng hóa các công ty Đài Loan trong việc sản xuất sẽ rất quan trọng".

Các công ty khác, ngoài nhà cung cấp quan trọng của Apple là Inventec, còn có Quanta và Compal - những nhà sản xuất máy tính xách tay lớn nhất thế giới cũng đang chuẩn bị hành động.

Quanta và Compal nói rằng, khi cần thiết có thể tăng năng lực sản suất của các nhà máy phi Trung Quốc.

Khai Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét