Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Người cha tốt chính là thầy hiệu trưởng quan trọng nhất trong đời con

Người cha tốt chính là thầy hiệu trưởng quan trọng nhất trong đời con https://ift.tt/2OL77dp

Từ khi chính thức được ‘lên chức’ cha, một người đàn ông sẽ phải học cách làm sao để có thể dạy dỗ con, làm sao để giúp con có một khung trời phát triển toàn diện…

Có lẽ bởi cha luôn bận rộn công việc nên việc chăm sóc con cái thường là mẹ đảm đương. Có lẽ bởi cha bận giao lưu hội họp quá nhiều nên chỉ có mẹ là người thường xuyên chơi đùa với con. Có lẽ bởi cha thường xuyên phải tăng ca nên cả ngày từ sáng khi con thức giấc cho tới tối khuya không thể gặp cha một lần... Tuy nhiên điều con cần không chỉ là những tờ giấy bạc trong túi của cha, điều còn cần còn hơn cả thế. Ngoài điều kiện vật chất, rốt cuộc người cha có sức ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của con trẻ?

1. Có tác dụng thúc đẩy phát triển trí tuệ của trẻ

Một nghiên cứu đã phát hiện: Sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ có liên quan mật thiết tới sự tiếp xúc nhiều hay ít của chúng đối với cha mình. Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng: Những đứa trẻ tiếp xúc với cha ít nhất 2 giờ đồng hồ trong ngày thông minh hơn những đứa trẻ tiếp xúc với cha ít hơn 6 giờ trong tuần. Và có một điều càng thú vị mà nhà các nghiên cứu phát hiện, đó là sức ảnh hưởng của cha đối với con gái thường lớn hơn với con trai. Những bé gái càng thân thiết với cha thì thành tích toán học thường tốt hơn những đứa trẻ khác. Một người cha có trí tuệ sẽ có thể dùng trí tuệ của mình để dẫn dắt con trong suốt cuộc đời chúng.

[caption id="attachment_353065" align="alignnone" width="656"]Có tác dụng thúc đẩy phát triển trí tuệ của trẻ Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng: Những đứa trẻ tiếp xúc với cha ít nhất 2 giờ đồng hồ trong ngày thông minh hơn những đứa trẻ tiếp xúc với cha ít hơn 6 giờ trong tuần. (Ảnh: sgfoods.com)[/caption]

2. Có ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất và tinh thần  của trẻ

Kết quả một cuộc khảo sát tại Mỹ cho thấy: Cho dù chỉ vừa mới chào đời chưa hiểu chuyện, những đứa trẻ thiếu vắng tình yêu thương của cha thường hay có những triệu chứng điển hình như bất an, kém ăn, dễ cáu giận, nóng nảy. Những đứa trẻ thiếu vắng tình yêu thương của cha thì khi còn nhỏ nguy cơ mắc hội chứng tổng hợp này càng lớn. Nếu trong gia đình có cả cha lẫn mẹ nhưng đứa trẻ luôn thiếu vắng tình yêu thương của cha thì khả năng mắc "Tổng hợp hội chứng thiếu vắng tình yêu thương của cha" càng lớn hơn.

Những đứa trẻ mắc hội chứng này, tỷ lệ bỏ học ở độ tuổi trung học cao gấp đôi, tỷ lệ phạm tội cũng cao gấp đôi, nếu là bé gái thì khả năng trở thành mẹ đơn thân khi lớn lên cao gấp 3 lần. Những đứa trẻ trong gia đình không có cha thì cảm xúc tình cảm thường thay đổi tương đối dữ dội. Chúng khi trưởng thành thường hay bị kích động, có nhiều hành vi sai trái với quy định của xã hội, thiếu khả năng tự khống chế và có tính cách quá khích cực đoan.

3. Là người bạn chơi đùa quan trọng của trẻ

Khi con bạn ngày càng lớn, khả năng độc lập và tự xử lý mọi chuyện trong sinh hoạt cũng dần được tăng lên, vậy nên phương thức trao đổi và vòng tròn sinh hoạt của mẹ đã không còn làm trẻ thỏa mãn. Lúc này cha sẽ là người bạn chơi đùa quan trọng của trẻ, bởi qua đó trẻ sẽ học được rất nhiều điều khác lạ mà không có được ở mẹ.

Nếu cha có thể thông qua các trò chơi để giao tiếp càng nhiều với trẻ, thì khi trò chơi kết thúc trẻ sẽ có những thay đổi cảm xúc một cách mãnh liệt. Điều này sẽ làm trẻ trải nghiệm nhiều trạng thái cảm xúc mới mẻ, từ dó sẽ giúp trẻ tự biết vào lúc nào nên tự kiềm chế yêu cầu tình cảm thái quá của bản thân.

Bởi vậy những người cha quá bận rộn với công việc và những người coi việc "chăm sóc con cái không liên quan gì tới người cha", hay những người cha luôn than phiền rằng không có thời gian dạy dỗ con cái, hãy cố gắng sắp xếp thời gian vui chơi cùng trẻ.

4. Mang lại cho trẻ sự trưởng thành

Nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chứng thực rằng, người cha có ảnh hưởng tới con cái trong rất nhiều phương diện.

Có nghiên cứu so sánh những người đạt được thành công và không thành công trong xã hội, phát hiện rằng sự thành công lớn hay nhỏ của một người có liên quan mật thiết tới cha của họ. Những người thành công lớn trong cuộc sống thường quan hệ thân thiết với cha mình, ngược lại những người ít thành công thường khá xa lánh cha. Thành tích học tập của trẻ ở trường, khả năng giao tiếp trong xã hội của trẻ cũng liên quan tới cha mình: Nếu quan hệ cha con lạnh nhạt thì thành tích toán học và văn học của trẻ kém hơn, trong quan hệ xã hội cũng không có cảm giác an toàn, thường thiếu tự tin, có biểu hiện lo nghĩ bất an và khó hòa hợp thân thiết với bạn bè.

[caption id="attachment_353107" align="alignnone" width="644"] Mang lại cho trẻ sự trưởng thành Một người đàn ông sẽ phải học cách làm sao để có thể dạy dỗ con, làm sao để giúp con có một khung trời phát triển toàn diện. (Ảnh: lamchame.vn)[/caption]

5. Sự khác biệt về tầm ảnh hưởng của cha trong sự phát triển của bé trai và bé gái

Quan niệm truyền thống cho rằng mẹ là người dạy dỗ chăm sóc chủ yếu cho trẻ, trên thực tế nếu hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa cha và con thì tác dụng còn lớn hơn nhiều. Bé trai và bé gái có thể học được những điều khác nhau từ cha mình.

Cha là đối tượng để bắt chước của bé trai

Nhiều người hay nói: “Thằng bé này cứ như bản sao của cha nó, từ đi đứng cử chỉ lời nói đều giống hệt cha”.  Với mỗi cậu bé, cha là hóa thân của sức mạnh, của uy tín và trí tuệ, bởi vậy hành vi của cha dù ít dù nhiều cũng âm thầm ảnh hưởng tới con trai mình. Mỗi cậu bé sẽ có được một số nét đặc thù riêng biệt của cha một cách hoàn toàn tự nhiên mà bản thân cũng không hay biết.

Cha là bến cảng của con gái

Cũng bởi là con gái luôn phải dịu dàng, thân thiện hiền lành nên người ta thường ví: "Con gái giống như chiếc áo bông nhỏ thân thiết". Sự vĩ đại của cha luôn mang lại cho con gái cảm giác an toàn và niềm kiêu hãnh tự hào. Vậy nên một cách vô thức hình mẫu của cha đã trở thành tiêu chuẩn tham khảo cho con gái khi lựa chọn bạn đời. Tuy nhiên nếu một người cha luôn không có thời gian ở bên con gái, chia sẻ và kịp thời thấu hiểu những điều trong nội tâm của con, thì e rằng chiếc áo bông nhỏ kia không cách gì có thể thân thiết gần gũi với bạn. Nhất là những bé gái khi bước vào tuổi dậy thì, có một số ông bố cảm thấy bất lực trong việc dạy dỗ con cái nên hoàn toàn giao phó việc đó cho vợ. Kỳ thực điều này vô cùng bất lợi đối với sự phát triển trưởng thành của con.

6. Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con

Có rất nhiều các ông bố hay nói với vợ mình: “Em chỉ cần chăm sóc giáo dục con, còn anh sẽ chịu trách nhiệm kiếm tiền". Nhưng cung cấp cho con đầy đủ điều kiện vật chất có phải là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha và con? Đương nhiên là không phải, vật chất không phải là sợi dây liên kết hiệu quả giữa cha và con. Vậy là một người cha, chúng ta làm sao để thiết lập mối liên hệ thân thiết với con mình?

Từ khi con còn nhỏ

Từ lúc sơ sinh cho tới lúc trẻ được 5 tháng, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển khả năng nhận biết khuôn mặt quen thuộc gần gũi ở bên cạnh chăm sóc mình. Người cha nên cố gắng thường xuyên ở bên cạnh trẻ, trở thành gương mặt quen thuộc với trẻ, đây là cơ sở hình thành mối liên hệ sau này. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này thì cần dành thêm nhiều thời gian bù đắp ở bên con.

[caption id="attachment_353163" align="alignnone" width="657"]Từ khi con còn nhỏ Ngoài việc sắp xếp thời gian bên con, người cha cũng cần suy nghĩ làm sao để khoảng thời gian ở bên con có thể bồi đắp tình cảm cha con ngày càng thân thiết. (Ảnh: pinterest.com)[/caption]

Vui chơi cùng với trẻ

Khi con dần trưởng thành, ví dụ khi con chập chững những bước đi đầu đời, khi con chạy nhảy vui chơi, cha hãy cùng con chơi những trò chơi trí tuệ và các hoạt động vui chơi giải trí. Nếu người cha có thể cùng con tham gia các hoạt động kích thích trí thông minh như kể các câu chuyện, đố vui thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển ngôn ngữ cũng như tư duy trí tuệ của trẻ.

Coi trọng ‘chất lượng’ khi chơi đùa với con trẻ

Khi có cơ hội được ở bên con, không những cần coi trọng ‘lượng’ (tức thời gian) mà cần chú trọng tới vấn đề ‘chất’, tức có thể thúc đẩy tình cảm cha con ngày một sâu đậm, để lại những hồi ức tốt đẹp trong lòng trẻ. Thân là một người cha, ngoài việc sắp xếp thời gian bên con, càng cần dày công suy nghĩ làm sao để khoảng thời gian ở bên con có thể bồi đắp tình cảm cha con ngày càng thân thiết..

Xây dựng quan hệ bình đẳng với con

Mối quan hệ giữa cha con không nên chỉ đơn thuần là dẫn dắt, mà là sự giúp đỡ lẫn nhau. Một số người cha luôn coi mình ở vị trí cao và coi con cái chỉ là vật sở hữu. Bạn hãy luôn ghi nhớ rằng, con cái cũng là một cá thể độc lập, lại đồng thời có mối quan hệ lệ thuộc hợp tác với cha mẹ. Thân là một người, hãy học cách đứng từ góc độ của trẻ để nhìn nhận mọi vấn đề, hãy coi đứa trẻ là một người bạn của mình. Có như vậy mới hiểu được những suy nghĩ trong nội tâm con, mới có thể thiết lập sự liên hệ chân thành giữa cha và con, càng có lợi trong việc xây dựng mối quan hệ tình thân trở nên thân thiết.

Cổ nhân có câu: "Dưỡng bất giáo, phụ chi quá", ý rằng nuôi mà không dạy là lỗi của người cha, từ đây có thể cảm nhận được vai trò không thể thiếu của người làm cha trong giáo dục con cái. Thân là một người cha, khi con cất tiếng khóc chào đời, lần đầu tiên con mỉm cười ngây thơ, khi con bước những bước chập chững đầu tiên, bạn có được trải nghiệm? Trong quá trình trưởng thành của con, bạn có thể chia sẻ cùng chúng những đắng cay vui buồn? Khi con đặt câu hỏi "mười vạn câu hỏi vì sao", bạn có thể nhẫn nại trả lời chúng? Khi con cần đến bạn, liệu bạn có thể kịp thời xuất hiện bên con?

Vì sự trưởng thành khỏe mạnh của con trẻ, là một người cha, mong bạn hãy trân quý và trở về làm tốt thiên chức này.

Bình Nhi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét