Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Thai kỳ trọn vẹn: Ốm nghén – Nôn và buồn nôn trong thai kỳ (P10)

Thai kỳ trọn vẹn: Ốm nghén – Nôn và buồn nôn trong thai kỳ (P10) https://ift.tt/2My1z9x

Có thiên chức làm mẹ, chị em nào cũng hi vọng có được một thai kỳ khỏe mạnh và “mẹ tròn con vuông” vào lúc sinh nở. Muốn vậy, bạn không thể phó mặc hoàn toàn cho bác sĩ, mà cần biết rằng chính bản thân mới là người quyết định. Thực ra, chỉ một chút thay đổi trong tinh thần, lối sống của mẹ sẽ tác động ngay đến sức khỏe của bé. Chuyên gia của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sẽ gửi tới bạn những kiến thức cơ bản nhất từ lúc chuẩn bị mang thai, khi mang bầu… đến tận lúc sinh và sau đó qua loạt bài về thai kỳ cùng các vấn đề liên quan này. Mời các bạn đón đọc!

Trọn bộ: Thai kỳ trọn vẹn

Buồn nôn và nôn là một tình trạng rất phổ biến khi có thai, triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kì thời gian nào trong ngày. Buồn nôn và nôn không dễ gây hại cho sự phát triển của em bé nhưng có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc và các hoạt động hàng ngày khác của bà mẹ.

1. Thời điểm xuất hiện

Buồn nôn và nôn thường bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 9 của thai kỳ, đa số trường hợp sẽ hết khi đến 3 tháng giữa thai kỳ (sau 14 tuần). Một số trường hợp có thể kéo dài vài tuần sau đó; một số hiếm gặp khác có thể kéo dài trong toàn bộ thai kỳ.

2. Các mức độ của nghén

Buồn nôn và nôn nhẹ và nặng

[caption id="attachment_897145" align="alignnone" width="514"] Trong thời gian ốm nghén, thai phụ đi khám phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến sinh hoạt và tình trạng lo lắng của mình. (Ảnh: rooziato.com)[/caption]

Tình trạng nhẹ khi thai phụ có cảm giác buồn nôn trong một khoảng thời gian ngắn trong ngày và có thể nôn một hoặc hai lần. Trường hợp nặng hơn, buồn nôn có thể kéo dài vài giờ trong ngày và nôn diễn ra thường xuyên hơn. Quyết định đi khám phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến sinh hoạt và tình trạng lo lắng của thai phụ.

Nghén rất nặng

Nghén rất nặng là một dạng nặng của nôn và buồn nôn, xảy ra ở khoảng 3% số thai phụ. Tình trạng này được chẩn đoán khi thai phụ sụt khoảng 5% cân nặng so với trước khi có thai và kèm theo triệu chứng mất nước. Tình trạng này cần phải dùng thuốc chống nôn và bù dịch. Đôi khi cần phải điều trị nội trú.

3. Nguy cơ bị buồn nôn, nôn khi mang thai

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị buồn nôn và nôn khi có thai:

  • Mang đa thai
  • Lần mang thai trước bị buồn nôn, nôn
  • Người có mẹ hoặc chị, em gái bị buồn nôn và nôn khi mang thai
  • Có tiền sử bị say tàu xe hoặc đau nửa đầu
  • Thai nhi là gái

4. Biến chứng của buồn nôn và nôn

[caption id="attachment_897146" align="alignnone" width="548"] Một số bệnh lý nội khoa thường gặp có thể gây nghén. (Ảnh: Pinterest)[/caption]

Một số bệnh lý nội khoa thường gặp có thể gặp gây nghén như: loét dạ dày, dị ứng thức ăn, bệnh tuyến giáp hay bệnh lý túi mật. Các triệu chứng gợi ý có bệnh lý nội khoa gây nghén bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn xuất hiện sau tuần thứ 9 của tuổi thai.
  • Đau bụng
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Tuyến giáp phì đại (sưng vùng trước cổ)

5. Ảnh hưởng của nôn và buồn nôn lên thai

Thông thường mẹ bị nôn và buồn nôn sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai. Tình trạng này chỉ gây hại khi mẹ không thể ăn uống được nhiều và bắt đầu giảm cân. Từ đó cũng ảnh hưởng đến sự tăng cân của thai.

6. Thời điểm điều trị nôn và buồn nôn

Vì buồn nôn và nôn khó điều trị và có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe, do vậy nhiều chuyên gia khuyên nên điều trị sớm để ngăn ngừa bệnh trở nặng.

7. Các biện pháp làm giúp làm giảm buồn nôn và nôn

[caption id="attachment_897153" align="alignnone" width="549"] Thay đổi chế độ ăn và lối sống có thể cải thiện được tình trạng ốm nghén. (Ảnh: Pinterest)[/caption]

Một số thay đổi trong chế độ ăn và lối sống có thể giúp giảm triệu chứng như:

  • Ăn đồ khô ví dụ như bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để tránh phải đi lại với một cái dạ dày trống.
  • Uống nước thường xuyên hơn
  • Tránh những mùi gây khó chịu
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì ăn ba bữa lớn
  • Ăn thức ăn dễ tiêu, ít dầu như: chuối, gạo, nước táo, bánh mì nướng và trà
  • Uống trà gừng làm từ gừng tươi, hoặc kẹo gừng.

Tình trạng nôn nhiều có thể làm mất men răng của bạn, vì dịch dạ dày của cơ thể chứa nhiều axit. Do đó hãy súc miệng bằng dung dịch soda để trung hòa bớt axit giúp bảo vệ răng của bạn.

8. Điều trị

Điều trị buồn nôn, nôn nhẹ và nặng

[caption id="attachment_897169" align="alignnone" width="437"] Có thể dùng vitamin B6 và một số thuốc kế đơn khác để điều trị chứng ốm nghén. (Ảnh: vov.vn)[/caption]

Nếu sau khi đã sử dụng biện pháp thay đổi chế độ ăn và lối sống, mà nôn vẫn không giảm thì cần phải dùng thuốc. Sau khi loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nội khoa gây ra tình trạng nôn thì có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:

  • Vitamin B6 và doxylamine: Vitamin B6 là thuốc an toàn và không cần kê đơn, nên được dùng trước tiên. Có thể dùng thêm Doxylamine nếu dùng vitamin B6 một mình không có hiệu quả. Hai loại thuốc này khi dùng một mình hoặc kết hợp đều an toàn cho thai.
  • Các thuốc chống nôn ói khác: Khi cả vitamin B6 và doxylamine không có hiệu quả thì cần phải dùng thêm loại thuốc chống nôn khác. Đây là những thuốc cần kê đơn, một số thì có bằng chứng chứng minh an toàn với thai nhưng số khác thì không. Do đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng loại thuốc này.

Điều trị tình trạng nôn rất nặng

Với tình trạng này thì bạn phải nhập viện cho đến khi tình trạng nôn được kiểm soát, có thể phải tiến hành một số xét nghiệm như kiểm tra chức năng gan, điện giải... Nếu bạn có dấu hiệu bị mất nước và điện giải thì cần phải truyền dịch. Nếu tình trạng nôn ói vẫn không ngớt thì cần phải dùng thêm nhiều loại thuốc khác, và có thể phải cho ăn qua ống thông đưa vào dạ dày để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và thai.

Bs Nguyễn Đức Trường
Khoa Sản phụ – Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét