Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Vấn nạn săn trộm bào ngư Nam Phi nhằm đáp ứng khẩu vị châu Á

Vấn nạn săn trộm bào ngư Nam Phi nhằm đáp ứng khẩu vị châu Á https://ift.tt/2BnV97I

Bào ngư bị săn trộm trong khu vực Nam Phi với giá ban đầu từ 10 USD/kg có thể bị "thổi giá" lên tới hơn 3.000 USD/kg khi tới thị trường Hồng Kông.

Săn bắt động vật hoang dã đã từ lâu là một chủ đề được giới học thuật quan tâm. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà sinh vật học, động vật học và khoa học môi trường mới chủ yếu tập trung vào chủ đề: Tác động của những tội ác này ảnh hưởng tới quần thể động vật hoang dã và môi trường sống của chúng như thế nào.

Nhưng gần đây, các nhà tội phạm học đã bắt đầu quan tâm đến các loại tội phạm môi trường, với nhiều hình thức khác nhau, và một trong số các chủ đề nghiên cứu là săn bắt trộm. 

Tình trạng săn bắt trộm từ lâu đã có tác động lớn tới môi trường hoang dã, và liên quan tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Vấn nạn săn bắt trộm động vật có liên quan tới các doanh nghiệp tội phạm xuyên biên giới, theo Giáo sư Greg Warchol, chuyên ngành Tư pháp Hình sự, Đại học Northern Michigan trong một bài xã luận đăng tải trên tờ The Conversation tháng 4/2018.

[caption id="attachment_894631" align="aligncenter" width="700"] Theo ngôn ngữ Nam Phi (Afrikaans) bào ngư được gọi là "perlemoen", bắt nguồn từ xà cừ (mother-of-pearl) bởi màu sắc của lớp vỏ. (Ảnh: Tasneem Alsultan / The New York Times)[/caption]

Tội phạm Xanh

Các nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu hành vi của những kẻ tội phạm môi trường, nhóm tội phạm được gọi là Tội phạm Xanh (Green criminology), nhằm xác định động cơ phạm tội, từ đó có thể đưa ra các giải pháp thiết thực cho vấn nạn này. Vì vậy, họ đã tập trung vào nghiên cứu hành vi săn trộm bào ngư.

Bào ngư là một loài nhuyễn thể sinh sống trong thế giới hoang dã tại Western Cape, tây nam Nam Phi, nhưng lại là một món ăn có nhu cầu tiêu thụ cao và đắt tiền tại châu Á, và đã bị đánh bắt quá mức tại chính môi trường sống của chúng.

[caption id="attachment_891357" align="aligncenter" width="700"] Ảnh: Shutter Stock[/caption]

Thu hoạch bào ngư ở khu vực này được coi là hợp pháp khi được cấp phép và tuân thủ yêu cầu về số lượng đánh bắt, nhưng săn trộm bào ngư tự nhiên đã tăng đều kể từ giữa những năm 1990 tại Nam Phi. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này bởi ảnh hưởng từ sự thay đổi xã hội, chính trị và kinh tế tại Nam Phi thời hậu chính sách phân biệt chủng tộc, theo Giáo sư Greg Warchol.

Một nền kinh tế yếu kém, thất nghiệp cao, và các chính sách không hiệu quả, người dân thất nghiệp, đói nghèo đã góp phần gia tăng săn trộm bào ngư. Tiếp đó là sự hiện diện của các tập đoàn tội phạm châu Á hoạt động trái phép tại khu vực Cape Town nhằm tìm kiếm một loại sản vật đáp nhu cầu ngày càng gia tăng từ thị trường châu Á.

Săn bắt bào ngư trái phép tại Nam Phi

Quỹ bảo vệ Động vật Hoang dã thế giới (WWF) cho biết 95% trữ lượng bào ngư từ vùng biển Nam Phi đã bị đánh bắt trái phép, tờ Eyewitness News trích dẫn.

Chính quyền địa phương đã từng thực hiện hàng loạt cuộc chiến với tội phạm săn trộm bào ngư. Lực lượng cánh sát Hawks  tại khu vực đã đột kích nhiều ngôi nhà trên khắp Cape Town, bắt giữ những kẻ tình nghi và tịch thu những lô hàng bào ngư săn trộm giá trị lớn trên đảo Paarden.

Hồi tháng 3/2018, Toà án Tối cao Cape Town đã kết án tù giam các bị cáo Steven Phillip Muller, Willie van Rensburg, Gavin Wildschutt, Tony Du Toi và Johannes Liebenberg, những đầu mối trong một công ty khai thác bào ngư trái phép tại Western Cape.

Điều tra từ cảnh sát Hawks cho thấy doanh nghiệp này đã xuất khẩu bào ngư bất hợp pháp sang thị trường Trung Quốc, theo Defenceweb.

[caption id="attachment_891366" align="aligncenter" width="700"] Một lô hàng lớn bào ngư xuất khẩu đã bị tịch thu tại Cảng Table Bay năm 2016. (Ảnh: Facebook/ South African Police Service)[/caption]

Ông Marcus Burgener, thuộc tổ chức WWF, cho biết: "Mỗi ngày người ta có thể đọc về những khối lượng, các vụ bắt giữ và tịch thu và dường như không hề giảm. Hình thức săn trộm gia tăng kể từ năm 2008. Chúng tôi ước tính, hiện tại hơn 3.000 tấn bào ngư đang ra khỏi Nam Phi một cách bất hợp pháp' (số liệu vào năm 2016)".

Ông Burgener cũng cho biết loài bào ngư đang rơi vào nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng.

Nhu cầu bào ngư từ thị trường châu Á gia tăng

Năm 2013, những kẻ săn trộm đã bán bào ngư với 10 USD/kg, đôi khi lên tới 40USD/kg. Giá trị tăng lên khi bào ngư được chuyển tới những người bán buôn và sau đó cho những nhà bán buôn nước ngoài có thể đạt tới vài trăm USD cho mỗi kg. Một số nhà bán lẻ có thể bán được hơn 3.000 USD/kg cho các thị trường bán lẻ Hồng Kông, theo Giáo sư Greg Warchol.

Những kẻ săn trộm có thể nhập cảnh tới những vùng đất có thể săn trộm bào như bằng cách thức hợp pháp và giả làm khách du lịch. Chúng theo dõi sự thiếu an ninh của những khu vực có bào ngư mà chúng nhắm tới, từ đó có những cách tiếp cận với mục tiêu chính là loài nhuyễn thể đang khan hiếm này.

[caption id="attachment_894924" align="aligncenter" width="700"] Bào ngư khô bán tại Hồng Kông. (Ảnh: Wilson Lau/TRAFFIC)[/caption]

Hồng Kông, tâm điểm của thị trường bào ngư thế giới

Ký giả Te-Ping Chen của tờ The Wall Street Times cho hay: Nhu cầu cao của thị trường dẫn tới thúc đẩy đánh bắt quá mức bào ngư trên toàn thế giới, đặc biệt nguồn đánh bắt là Nam Phi, và cũng là một trong những nhà cung cấp lớn nhất của thị trường Hồng Kông, tâm điểm của thương mại bào ngư với lượng bào ngư nhập khẩu chiếm gần một nửa sản lượng thế giới.

Ngoài việc tiêu thụ tại địa phương, phần lớn làn sóng bào ngư chạy qua biên giới đại lục Trung Quốc hoặc các nước trong khu vực. Sản phẩm được xem là một loại chất kích thích tình dục hoặc có lợi cho gan, mắt và tim.

[caption id="attachment_894980" align="aligncenter" width="700"] Các tuyến chính buôn lậu bào ngư Nam Phi. (Nguồn: Traffic/ Hình ảnh: Initium Media / africachinareporting)[/caption]

Theo ông Allen To của Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã WWF, về cơ bản, bào ngư là những con sên biển quá khổ và chúng dễ dàng bị săn trộm, bởi người ta chỉ cần lấy chúng ra khỏi những tảng đá mà chúng bám vào ở vùng nước cạn ven biển.

[caption id="attachment_894935" align="aligncenter" width="700"] Bào ngư khô Nam Phi trong một cửa hàng tại phố Wing Lok, Sheung Wan, Hồng Kông. (Ảnh: Crystal Chow/Initium Media)[/caption]

Tội phạm bào ngư 

Trong bài báo đăng tải năm 2017 của tờ Daily Mail cho hay: Công dân California có tên Yon Pon Wong đã nhận tội nhập khẩu bào ngư bất hợp pháp, với lô hàng bào ngư có giá trị lên tới 3 triệu USD từ Mexico.

Yon Pon Wong thừa nhận tại toà án rằng đã nhập khẩu loài động vật thân mềm bằng cách sử dụng các hoá đơn thương mại giả mạo, theo thông tin từ Văn phòng luật sư Hoa Kỳ tại San Diego.

Các công tố viên cho biết Wong đã vận chuyển trái phép bào ngư từ Mexico đến California 43 lần trong 3 năm, tổng số lên tới 148.500 pound (hơn 67,3 tấn).

[caption id="attachment_891032" align="aligncenter" width="634"] Ảnh: Yon Pon Wong đã vận chuyển bào ngư tới California 43 lần trong suốt 3 năm. (Ảnh: Getty Images)[/caption]

Trích dẫn dữ liệu của chính phủ Nam Phi, giữa năm 2007 đến 2009, Nam Phi đã tịch thu 107 tấn bào ngư khai thác bất hợp pháp. Nhiều người săn trộm là dân địa phương, theo ghi nhận của WWF, tuy nhiên trong năm 2011, đã có 3 công dân quốc tịch Trung Quốc bị cầm tù tại Nam Phi với án từ giam 30 tháng vì "tội phạm liên quan đến bào ngư", tờ The New York Times cho hay.

[caption id="attachment_894940" align="aligncenter" width="700"] Biểu đồ buôn lậu bào ngư tại Nam Phi. Nguồn: DAFF, TRAFFIC. (Ảnh: Initium Media/ africachinareporting.)[/caption]

Cục Thuỷ sản Nam Phi cho biết bào ngư khô bị thu giữ sẽ bán đấu giá, số tiền thu được sẽ quay trở lại bảo vệ tài nguyên biển của đất nước. Mặc dù những lô bào ngư đã hiện diện tại Nam Phi sẽ được bán với giá cao hơn tại Hồng Kông, có thể lên tới 3.900 USD cho một kg, theo ký giả Te-Ping Chen.

[caption id="attachment_894784" align="aligncenter" width="700"] Cảnh sát đã bắt giữ một xe tải bào ngư trái phép tại Mfuleni với trị giá 1 triệu rank Nam Phi. (Ảnh: SAPS / Times Live)[/caption]

Thiệt mạng vì săn bắt bào ngư

Một bài báo của tờ The New York Times đăng tải vào tháng 3/2018 cho biết: 4 người đàn ông đã thiệt mạng, trong đó một thợ lặn biến mất lúc nửa đêm, một người bị cá mập trắng tấn công, hai người khác chết đuối và một trong số họ sử dụng những dụng cụ lặn đi mượn không đủ điều kiện sử dụng. Tất cả những thương vong đến từ thương mại bất hợp pháp: Săn trộm bào ngư, món hải sản đắt tiền tại châu Á.

[caption id="attachment_891120" align="aligncenter" width="700"] Một kẻ săn trộm lấy phần thịt bào ngư ra khỏi vỏ của nó, tại Hangberg, một cộng đồng cư dân nghèo khổ tại Cape Town, Nam Phi. (Ảnh: Tasneem Alsultan / The New York Times)[/caption]

Loài sinh vật biển nhuyễn thể có vỏ đã từng bao phủ các rạn san hô Nam Phi, một số nơi bào ngư bao phủ như đá cuội, giờ đây đã trở nên khó tìm kiếm bởi bị đánh bắt quá mức, tạo nên một sự khan hiếm, khiến những người thợ lặn không chuyên lao vào các vùng nước sâu và nguy hiểm hơn, phó mặc bản thân để đánh bắt chúng. 

[caption id="attachment_891066" align="aligncenter" width="700"] Một nhà hàng Trung Quốc tại Cape Town phục vụ món bào ngư, một món ăn được cho là ngon miệng tại châu Á. (Ảnh: Tasneem Alsultan / The New York Times)[/caption]

"Các rạn san hô cũ đã bị đánh bắt quá nặng nề và không đủ thời gian phục hồi", một ngư dân tại khu vực cộng đồng nghèo Hangberg tại Cape Town cho biết. 

Tờ The New York Times trích dẫn hà nghiên cứu thương mại bào ngư, ông Serge Raemaekers, trường Đại học Cape Town: "Bào ngư đã bị thu hoạch quá mức trên các khu vực tảo bẹ, vì vậy bây giờ những kẻ săn trộm đã thử tìm kiếm tại những khu vực khó khăn hơn và sâu hơn". 

Triệu Hằng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét