Mẹ tôi đăng ký BHYT ở bệnh viện Xanh Pôn nhưng do quá tải, tôi muốn chuyển bà sang viện Bưu Điện có điều kiện tốt hơn. Vậy mẹ tôi có được hưởng BHYT trong trường hợp này không? Nếu có thì mức hưởng là bao nhiêu? (Mai Khanh, Hà Nội)
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế năm 2014 và Thông tư 40/2015/TT-BYT:
- Người có BHYT đăng ký ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, hoặc phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện trong cùng tỉnh.
- Người có BHYT đăng ký ban đầu tại cơ sở khám bệnh tuyến tỉnh, trung ương chỉ được khám tại cơ sở ban đầu hoặc hoặc bệnh viện tuyến thấp hơn.
Với trường hợp trên, nơi đăng ký BHYT ban đầu là bệnh viện Xanh Pôn - cơ sở khám chữa bệnh hạng 1, tương đương tuyến tỉnh và muốn chuyển sang bệnh viện Bưu điện. Tuy nhiên đây là bệnh viện hạng 1, cùng tuyến với Xanh Pôn, do đó nếu chuyển viện thì trường hợp này là khám chữa bệnh trái tuyến.
Theo quy định tại Khoản 3, 4 và 5 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, người có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú
- Bệnh viện tuyến tỉnh là 60%. Dự kiến từ năm 2021, người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh sẽ được quỹ BHYT hỗ trợ 100 % chi phí điều trị.
- Bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT của đối tượng.
- Trường hợp khám, chữa bệnh ngoại trú trái tuyến ở tuyến tỉnh sẽ không được chi trả BHYT.
Như vậy, bạn có chuyển mẹ tới bệnh viện Bưu điện điều trị với hình thức khám chữa bệnh trái tuyến và quỹ BHXH sẽ chi trả từ 40 % nếu điều trị nội trú.
Huyền Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét