Có thiên chức làm mẹ, chị em nào cũng hi vọng có được một thai kỳ khỏe mạnh và “mẹ tròn con vuông” vào lúc sinh nở. Muốn vậy, bạn không thể phó mặc hoàn toàn cho bác sĩ, mà cần biết rằng chính bản thân mới là người quyết định. Thực ra, chỉ một chút thay đổi trong tinh thần, lối sống của mẹ sẽ tác động ngay đến sức khỏe của bé. Chuyên gia của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sẽ gửi tới bạn những kiến thức cơ bản nhất từ lúc chuẩn bị mang thai, khi mang bầu… đến tận lúc sinh và sau đó qua loạt bài về thai kỳ cùng các vấn đề liên quan này. Mời các bạn đón đọc!
Trọn bộ: Thai kỳ tron vẹn
Trong quá trình thai kỳ, người phụ nữ không chỉ có biến đổi về vóc dáng mà còn có những thay đổi rõ rệt về làn da. Đa số các biểu hiện này sẽ mất dần sau sinh nhưng nếu không chú trọng bảo dưỡng, chăm sóc ngay từ khi còn mang thai thì có thể để lại hậu quả xấu cho da của bạn, nhan sắc vì thế mà tài phai.
Dưới đây là một số thay đổi ở làn da hay gặp, nguyên nhân và một số cách khắc phục.
1. Những thay đổi thường gặp trên da khi mang thai
Khi mang thai, phụ nữ thường có những thay đổi ở da, móng và tóc. Những thay đổi thường gặp bao gồm:
- Xuất hiện những chấm sẫm màu trên da ở vú, hai đầu vú, hoặc mặt trong đùi.
- Mảng sậm màu trên da - Những mảng nâu trên mặt, quanh vùng cổ, mũi và trán.
- Đường dọc nâu trên bụng - Là một đường sẫm màu từ rốn xuống dưới xương mu.
- Vết rạn da
- Mụn trứng cá
- Tĩnh mạch mạng nhện
- Giãn tĩnh mạch
- Những thay đổi ở móng và tóc
[caption id="attachment_889914" align="alignnone" width="610"] Đường dọc nâu trên bụng. (Ảnh: Conlatatca.vn)[/caption]
2. Nguyên nhân của những thay đổi của da trong thai kỳ
Nguyên nhân chính xác của tất cả những thay đổi của da khi có thai chưa được biết rõ, nhưng có một số thay đổi được cho là do thay đổi nồng độ nội tiết tố (hormone) trong khi mang thai.
Nguyên nhân xuất hiện những chấm và mảng sậm màu trên da khi có thai
Những chấm và mảng da sậm màu trên da gây ra là do sự tăng sản xuất melanin của cơ thể. Melanin là một chất tạo màu tự nhiên giúp tạo màu cho da và tóc. Những chấm và mảng da sậm màu này thường tự mờ đi sau sinh, tuy nhiên ở một số người chúng có thể tồn tại kéo dài nhiều năm. Để tránh chúng xuất hiện nhiều hơn, nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng gắt.
3. Vết rạn da
[caption id="attachment_889965" align="alignnone" width="543"] Một số người xuất hiện vết rạn khi bụng to dần lên. (Ảnh: momtalk.kr)[/caption]
Khi bụng của bà mẹ ngày càng to thì trên da có thể xuất hiện những vết lằn đây gọi là “vết rạn da”. Những vết rạn da này thường xuất hiện ở bụng, mông, vú, hay đùi. Hầu hết những vết rạn này sẽ mờ đi sau sinh nhưng không bao giờ mất hẳn.
4. Mụn trứng cá
Nhiều phụ nữ xuất hiện mụn trứng cá khi mang thai, những người đã có sẵn từ trước thì tình trạng trở nên nặng hơn khi có thai.
Chăm sóc da mặt bị mụn trứng cá khi có thai
Nếu bạn có mụn trứng cá ở mặt trong thời gian mang thai thì hãy thực hiện những bước chăm sóc sau:
- Rửa mặt ngày hai lần với sữa rửa mặt có tính năng tẩy dịu nhẹ
- Nếu tóc của bạn hay tiết nhờn thì hãy gội đầu hàng ngày bằng dầu gội và không để tóc xõa xuống mặt.
- Không dùng tay sờ (không lẩy mụn) hoặc nặn mụn trứng cá để tránh gây sẹo.
- Sử dụng những sản phẩm trang điểm không có dầu.
[caption id="attachment_890224" align="alignnone" width="660"] Rửa mặt với sữa rửa mặt có tính năng tẩy dịu nhẹ 2 lần/ngày để giúp làn da sạch sẽ. (Ảnh: adajerawat.com)[/caption]
Trị mụn mụn trứng cá bằng các thuốc không kê đơn
Các thuốc không kê toa có thể sử dụng để trị mụn mụn trứng cá trong khi có thai bao gồm:
- Benzoyl peroxide dạng bôi ngoài da
- Axit Azelaic
- Axit salicylic dạng bôi ngoài da
- Axit Glycolic
Nếu bạn muốn sử dụng những sản phẩm khác ngoài danh sách trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Các thuốc kê toa không nên sử dụng
Những thuốc không nên sử dụng để điều trị mụn trứng cá bao gồm:
- Nội tiết tố (hormone): Có một số loại thuốc cũng là nội tiết tố có tác dụng đối kháng với một số nội tiết tố khác, có thể được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, nhưng không nên sử dụng khi có thai vì nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.
- Isotretinoin - dạng tiền chất của vitamin A: Thuốc này có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai bao gồm: giảm trí thông minh, dị tật tim và não nặng đe dọa đến tính mạng em bé và những dị tật ở cơ thể khác.
[caption id="attachment_890129" align="alignnone" width="700"] Isotretinoin dung ftrij mụn có thể gây dị tật nghiêm trọng cho thai nhi. (Ảnh: gettheetoablowdryer.com)[/caption]
- Tetracyclines dạng uống: Thuốc này gây vàng răng cho em bé nếu sử dụng ở thời điểm sau tháng thứ 4 của thai kỳ, thuốc cũng gây hại đến xương của em bé.
- Retinoids bôi ngoài da: Những thuốc này cũng là các dạng khác của vitamin A, cùng nhóm với Isotretinoin. Retinoid được sử dụng bằng cách bôi ngoài da, mặc dù ít được hấp thu vào cơ thể. Tuy nhiên tốt nhất là không nên sử dụng khi có thai. Một số thuốc có chứa retinoids phải kê toa, một số thì không. Do đó bạn phải xem kĩ thành phần trên bao bì sản phẩm.
5. Tĩnh mạch mạng nhện
[caption id="attachment_890045" align="alignnone" width="549"] Tĩnh mạch mạng nhện xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố. (Ảnh: Ceteco Tri-Giatimac)[/caption]
Do sự thay đổi nội tiết tố (hormone) và tăng lượng máu trong cơ thể khi có thai đã tạo ra những tĩnh mạch nhỏ màu đỏ chằng chịt được gọi là “tĩnh mạch mạng nhện”, chúng thường xuất hiện ở trên mặt, cổ và hai cánh tay và thường mờ đi sau sinh.
6. Giãn tĩnh mạch
Do tử cung ngày càng nặng và chèn ép vào các mạch máu làm dòng máu từ phía dưới chân đi lên giảm, do đó làm các tĩnh mạch ở chân trở nên sưng, đau và nổi màu xanh, hiện tượng này gọi là “giãn tĩnh mạch”. Giãn tĩnh mạch cũng có thể xuất hiện ở âm hộ, âm đạo và hậu môn (gọi là trĩ). Hầu hết trường hợp, tình trạng này sẽ hết sau sinh.
[caption id="attachment_890064" align="alignnone" width="488"] Giãn tĩnh mạch dưới da xuất hiện do thai to lên chen vào mạch máu ở khung chậu làm cản trở sự lưu thông máu từ dưới chân lên. (Ảnh: Simptomi bolesti)[/caption]
Dự phòng giãn tĩnh mạch
Không có biện pháp ngăn chặn được giãn tĩnh mạch, tuy nhiên bạn có thể tác động làm giảm triệu chứng bằng cách:
- Nếu công việc của bạn phải ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài, thì nên di chuyển qua lại thường xuyên hơn.
- Không ngồi vắt chéo chân trong một khoảng thời gian dài.
- Khi ngồi thì nên gác chân cao lên salon hoặc ghế đẩu.
- Luyện tập thường xuyên như đi bộ, bơi lội…
- Mặc quần tất.
- Tránh táo bón bằng cách ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều chất xơ và uống nhiều nước.
8. Những thay đổi của lông
Khi nội tiết tố mang thai tăng sẽ làm cho tóc và lông trên cơ thể mọc dày hơn. Một số phụ nữ còn có hiện tượng mọc lông ở những vùng bình thường không có như: mặt, ngực, bụng và hai cánh tay. Tình trạng này sẽ hết trong vòng 6 tháng sau sinh.
9. Những thay đổi của móng khi mang thai
Một số phụ nữ mang thai sẽ thấy móng tay, móng chân nhanh mọc dài, một số khác thì thấy móng bị chẻ và dễ gãy. Cũng giống như những thay đổi của lông và tóc, sự thay đổi của móng sẽ trở lại trạng thái bình thường sau sinh.
10. Những thay đổi của tóc sau sinh
[caption id="attachment_890120" align="alignnone" width="549"] Khoảng 3 tháng sau sinh, phụ nữ có thể có hiện tượng rụng tóc. (Ảnh: LifeDaily)[/caption]
Khoảng 3 tháng sau sinh phụ nữ sẽ có hiện tượng rụng tóc. Điều này xảy ra do các nội tiết tố đã trở về mức bình thường, do đó chu kỳ phát triển của tóc cũng sẽ trở lại như trước khi mang thai. Tóc sẽ mọc trở lại trong khoảng từ 3 đến 6 tháng.
11. Những bất thường hiếm gặp trên da
Có một số bất thường hiếm gặp trên da thường gây ngứa, khó chịu cũng có thể xuất hiện khi mang thai. Ví dụ như những nốt và mảng mề đay gây ngứa có thể xuất hiện ở bụng, đùi, mông và vú. Tuy nhiên, những tình trạng này sẽ tự mất sau sinh.
Bs Nguyễn Đức Trường
Khoa Sản phụ – Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét