Vương Dương Minh từng nói rằng, con người bởi lo nghĩ quá nhiều nên mới thấy mệt mỏi. Chỉ khi trong tâm không vướng víu mới có thể tận hưởng cuộc đời tươi đẹp được.
Đừng nghĩ quá nhiều, hãy sống cho thực tại
Trong cuộc đời mình Vương Dương Minh đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, nhiều lần lập công dẹp phản loạn. Ông vốn tôn thờ nền chính trị nhân ái yêu dân, nhưng cuối cùng lại phải hạ sát hàng vạn sinh mạng. Khi Ninh Vương phản loạn, Vương Dương Minh quân thiếu tướng ít, bất đắc dĩ ông phải dùng tới hỏa công, mới có thể dẹp yên 3 vạn quân phản loạn.
Tuy họ là quân phản loạn, nhưng cũng là sinh mệnh! Vương Dương Minh nhiều ngày dằn vặt đến mức không nuốt nổi cơm, nắm chặt nơi trái tim mà hối hận. Nhưng ông biết, ông đã không thể có sự lựa chọn nào khác, bởi nếu để Ninh Vương thành công, thì tương lai sẽ không biết bao nhiêu người phải lưu lạc không chốn nương thân. Do đó ông rất nhanh chóng khôi phục lại tâm trạng, làm yên lòng người dân bị nạn, tiêu diệt thế lực tàn dư, khôi phục trật tự sau chiến tranh.
Vương Dương Minh từng nói: “Chỉ cần giữ cái tâm này luôn ở trong hiện tại thì đó chính là học. Việc quá khứ tương lai, suy nghĩ có ích gì đâu? Nhọc tâm vô ích thôi”.
[caption id="attachment_973883" align="alignnone" width="699"] Hãy thuận theo tự nhiên, làm những việc thiết thực là được rồi. (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]
Những sự tình quá khứ và tương lai, nghĩ quá nhiều chẳng có ý nghĩa gì, mà chỉ làm mất đi cái tâm trong sáng nguyên sơ. Hãy thuận theo tự nhiên, làm những việc thiết thực là được rồi. Thực ra những việc khiến chúng ta lo nghĩ, cuối cùng đều chẳng phải là vấn đề gì đáng kể.
Có người thỉnh giáo thiền sư Mã Tổ rằng, tu hành như thế nào. Thiền sư Mã Tổ đáp: “Đói thì ăn, mệt thì ngủ”.
Người này rất ngạc nhiên nói: “Mọi người chẳng phải đều như thế đó sao?”.
Thiền sư trả lời: “Không phải, họ khi ăn cơm thì nghĩ đến ngủ, khi đi ngủ thì nghĩ ăn cơm. Nhưng ta ăn cơm là ăn cơm, đi ngủ là đi ngủ. Đó chính là trí huệ sống trong hiện tại".
Thiên hạ không có thuốc hối hận, sự tình qua đi là qua đi rồi, hối hận chỉ nhọc lòng vô ích. Sự tình tương lai thì vẫn chưa xảy ra, ai cũng không thể nào dự liệu được, lo lắng là lãng phí thời gian vô ích. Người thực sự thành thục, không vướng víu quá khứ, không lo nghĩ tương lai, sống trong hiện tại thực sự và chuyên chú.
Đừng nghĩ quá nhiều, làm rồi hãy nói
Có người trẻ tuổi cứ khất lần mãi chẳng chịu cày cấy, người bề trên hỏi anh ta tại sao. Anh ta nói: “Hạt giống không tốt thì làm thế nào? Trồng hoa màu rồi có sâu bệnh thì làm thế nào? Bị thiên tai hạn hán ngập lụt thì làm thế nào? Khó khăn chồng chất như thế, đều cần phải giải quyết. Tốt nhất là vẫn cứ chuẩn bị đầy đủ rồi thì mới tính tiếp”. Khi anh ta đã chuẩn bị đầy đủ, thì thời vụ cũng trôi qua rồi.
Chúng ta thường nói: Mưu định rồi mới hành động, suy nghĩ kỹ rồi mới làm. Nhưng Khổng Tử nói: “Hai lần là được rồi. Rất nhiều sự tình không cần nghĩ quá nhiều, suy nghĩ hai lần là được rồi”.
Vương Dương Minh thường nói: “Tri thức đi đôi với hành động. Biết là biết, thực tiễn là thực tiễn. Muốn biết hoàn toàn, nhất định phải thực hành. Trước khi làm suy nghĩ ba lần, người nghĩ nhiều quá đa phần đều là người xa rời thực tế, lo trời sập”.
Vương Dương Minh nói: “Học, hỏi, nghĩ, phân biệt, đều là việc học, không có người học mà không hành. Trái lê ăn một miếng mới biết ngọt hay không, giày dép đi thử mới biết vừa chân hay không. Rất nhiều sự tình, nghĩ quá nhiều không có ý nghĩa, chi bằng hãy thử xem sao”.
Trước tiên hãy hành động, trong thực tiễn phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, tuần tự tiến dần, không ngừng tiến bước. Suy nghĩ một ngàn lần cũng không bằng làm một lần. Hãy ít suy nghĩ những thứ vô dụng, và làm nhiều những việc hữu dụng hơn.
[caption id="attachment_973913" align="alignnone" width="700"] Hãy ít suy nghĩ những thứ vô dụng, và làm nhiều những việc hữu dụng hơn. (Ảnh: epochweekly.com)[/caption]
Đừng nghĩ quá nhiều, biết đủ thường vui
Sở dĩ rất nhiều người lo âu phiền muộn là vì muốn quá nhiều. Ruộng tốt nhà đẹp, quần áo sang trọng, lợi lộc, cái gì cũng muốn, có nghĩa là cái gì cũng phải suy nghĩ. Cái tâm con người là một đồ chứa đựng hữu hạn, đồ bỏ vào đó khi đã nhiều thì dễ khiến con người lo lắng suy nghĩ.
Một doanh nhân từng nói, có lần nửa đêm ưu sầu không ngủ được. Vì sao? Vì đối thủ cạnh tranh cứ liên tiếp xuất hiện không ngừng, thời đại biến ảo khôn lường, từng giờ từng phút đều phải nghĩ cách đưa chiến thuyền siêu cấp vượt qua hiểm nguy. Danh tiếng quá lớn, tiền bạc quá nhiều, khiến người ta ngưỡng mộ, nhưng lại là một gánh nặng trên vai. Quanh năm suốt tháng như vậy, con người khẳng định thân tâm đều mệt mỏi.
Vương Dương Minh nói: “Người thế hệ chúng tôi dụng công, chỉ cầu ngày một giảm đi, không cầu ngày một tăng lên. Giảm được một phần ham dục, chính là đắc được một phần lẽ trời, nhẹ nhàng vui sướng, phiêu dật biết nhường nào, giản dị biết bao!”.
Công phu tu hành cả đời người, nằm ở giảm mà không ở tăng. Chỉ có bỏ đi những gánh nặng mệt mỏi bên ngoài, con người mới có thể thoải mái vui vẻ.
[caption id="attachment_973927" align="alignnone" width="699"] Trong Đạo Đức Kinh cũng giảng: “Biết đủ thì không bị nhục, biết dừng thì không nguy hiểm”. (Ảnh: kaiwind.com)[/caption]
Trong Đạo Đức Kinh cũng giảng: “Biết đủ thì không bị nhục, biết dừng thì không nguy hiểm”. Dục vọng của con người là vô cùng, nhưng tinh lực, năng lực thì lại hữu hạn. Để thân tâm đều mệt mỏi, tương lai còn chịu nhục, chi bằng lùi một bước, biết đủ thường vui. Người đến với thế gian rồi lại đi, chẳng lưu lại cái gì, đều không đem theo được. Do đó cần nhiều đồ như thế làm gì, đủ dùng là được rồi.
“Đại Đạo chí giản, dĩ giản ngự phồn”, nghĩa là, Đại Đạo cực kỳ đơn giản, lấy đơn giản chế ngự phồn vinh, phức tạp. Cảnh giới chân chính của đời người không phải là càng ngày càng nhiều, càng ngày càng phức tạp, mà là sự thuần chân và giản đơn sau khi đã trải nghiệm hết mọi dặm trường, trải qua hết cuộc bể dâu.
Theo Secretchina
Nam Phương biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét