Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Vì sao Trung Quốc gia tăng cử học giả ra nước ngoài nghiên cứu?

Vì sao Trung Quốc gia tăng cử học giả ra nước ngoài nghiên cứu? https://ift.tt/2qhsA3l

Trung Quốc đang mở rộng hợp tác nghiên cứu với các học giả Mỹ và các nước tiên tiến khác về công nghệ, thông qua hình thức trao đổi học giả, theo Viện Chính sách Chiến lược Úc.

Đồng tác giả Kate O’Keeffe và Melissa Korn trong một bài viết trên The Wall Street Journal cho hay: Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã tài trợ cho hơn 2.500 nhà khoa học và kỹ thuật quân sự du học trong thập kỷ qua, theo Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI).

Các nhà khoa học Trung Quốc đã che dấu mối quan hệ của họ với PLA, điều này giúp họ tiếp cận và làm việc với các giáo sư tại các trường đại học hàng đầu như Carnegie Mellon trong khi nhà trường không hề nhận thức về mối quan hệ quân sự của họ, theo tờ Wall Street Journal.

[caption id="attachment_1011668" align="aligncenter" width="700"] Một sinh viên và giảng viên tại Đại học Kỹ thuật Thông tin Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) tại Zhengzhou, Trung Quốc năm 2015. (Ảnh: REUTERS)[/caption]

Việc này chỉ bị phát giác sau khi Mỹ - Trung gia tăng cạnh tranh công nghệ, bao gồm các ứng dụng trong lĩnh vực thương mại và quân sự, như vật lý lượng tử, mật mã và công nghệ tự động, cũng là những lĩnh vực mà các nhà khoa học của PLA nghiên cứu khi đi du học. 

Báo cáo của ASPI làm dấy lên nghi vấn về việc liệu chính phủ và các trường đại học đã cẩn thận cân nhắc về loại hình trao đổi học giả từ quân đội Trung Quốc này hay chưa. Bởi trao đổi quân sự giữa các quốc gia thường liên quan tới việc các bên cử cán bộ tới thăm các tổ chức của nhau để cải thiện mối quan hệ và giao tiếp. Tuy nhiên, ASPI cho rằng các nhà khoa học được PLA gửi ra nước ngoài thường "tương tác tối thiểu hoặc không có sự tương tác".

Theo tác giả, các nhà khoa học PLA này là các thành viên đảng Cộng sản dân sự, những người trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu trước khi rời đi. Báo cáo trích dẫn ấn phẩm quân sự PLA Daily, cảnh báo rằng nếu sinh viên cử ra nước ngoài "phát triển các vấn đề về chính trị và tư tưởng, hậu quả sẽ là không thể tưởng tượng".

Tiến sỹ Cai Jinting hay còn gọi là Gill Cai - đã tham gia nghiên cứu ngôn ngữ tại Đại học Ohio giai đoạn 2012-13, làm việc với một giáo sư nghiên cứu chủ đề ngôn ngữ bản địa ảnh hưởng đến cách mọi người học thêm các ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ học có thể ứng dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. 

Tiến sỹ Cai đã không tiết lộ mối liên hệ của mình với PLA khi mà ông ta tới nước sở tại. Ông Scott Jarvis, người đã làm việc với ông Cai khi còn là phó Giáo sư tại Đại học Ohio cho hay: Tiến sỹ Cai đã nhiệt tình hỗ trợ công tác tuyển dụng sinh viên Trung Quốc tham gia vào các chương trình nghiên cứu.

[caption id="attachment_1011692" align="aligncenter" width="700"] Khuôn viên Đại học Ohio. (Ảnh: Fineartamerica)[/caption]

Phát ngôn viên Đại học Ohio cho biết, nhà trường không độc lập phán xét các học giả "bởi các liên kết học thuật hay lai lịch của họ" mà để cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá điều đó.

Hoa Kỳ đang thực hiện các bước nhằm ngăn chặn Trung Quốc chiếm được những sáng kiến công nghệ quan trọng của các công ty Hoa Kỳ. Nhưng để giải quyết các vấn đề tương tự ở cấp đại học có thể còn khó khăn hơn. Hệ thống học thuật của Hoa Kỳ vẫn luôn tự hào về tính chất hào phóng của họ, nhờ vậy mà nhiều học giả Trung Quốc đã đạt được cả kiến thức và tài trợ.

Tuy nhiên, "Giúp đỡ đối thủ phát triển chuyên môn và công nghệ không đem lại lợi ích cho quốc gia", báo cáo nhấn mạnh.

Triệu Hằng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét