Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Cảm âm khúc cổ cầm ‘Hoa đỗ quyên’: Câu chuyện xúc động về tình nghĩa vợ chồng ‘phu thê chi ân’

Cảm âm khúc cổ cầm ‘Hoa đỗ quyên’: Câu chuyện xúc động về tình nghĩa vợ chồng ‘phu thê chi ân’ https://ift.tt/2P1sl7k

Ân nghĩa vợ chồng luôn là vẻ đẹp truyền thống trong lối sống của người phương Đông. Có một loài hoa mang theo truyền thuyết về tình cảm cao đẹp ấy, đó chính là hoa Đỗ Quyên. Và cũng có một bản nhạc mang theo giai điệu khắc khoải đợi mong, mang theo hi vọng và tình nghĩa vợ chồng. Bản nhạc ca ngợi ân sâu nghĩa nặng, tình cảm thủy chung son sắt đẹp đẽ.

Hoa Đỗ Quyên có nhiều tên gọi khác nhau như Báo xuân hoa, thanh minh hoa, ánh sơn hồng, sơn thạch lựu, mãn sơn hồng,...

Ở Việt Nam nó được gọi là Hoàng quyên (màu vàng), bạch quyên (màu trắng), hồng quyên (màu hồng), tử quyên (màu đỏ tía).

Hoa Đỗ Quyên mang vẻ đẹp nhẹ nhàng dịu dàng đằm thắm. Truyền thuyết về nó là một câu chuyện đầy cảm động.

Ngày 1 tháng 10 năm 1974 một bản nhạc có tựa đề Hoa Đỗ Quyên được phát hành làm nhạc nền cho bộ phim: Ngôi sao đỏ. Nhạc khúc được biểu diễn bởi Đặng Ngọc Hoa, do Lục Trụ Quốc soạn lời, Phó Canh Thần phổ nhạc.

Một phiên bản khác của bản nhạc này được hòa tấu giữa cổ cầm, sáo. Nhạc khúc là sự mô tả chân thật nhất sâu sắc nhất mà không một ca từ nào có thể lột tả được trọn vẹn.

[caption id="attachment_735522" align="aligncenter" width="700"] (Ảnh: Pinterest)[/caption]

Nỗi khắc khoải đợi chờ của người vợ và tiếng gọi thiết tha mà người chồng cất lên gọi vợ trong không gian xa thẳm

Truyền thuyết kể rằng ở một vùng sơn cước có cặp vợ chồng nghèo nhưng sống rất mực yêu thương tôn trọng nhau. Người chồng ngày ngày vào rừng săn bắn và đốn củi. Cuộc sống của họ đạm bạc nhưng vô cùng hạnh phúc.

Một ngày người chồng đi vào rừng như thường lệ. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, một tháng, hai tháng, rồi ba tháng vẫn không thấy về. Người vợ ở nhà khắc khoải đợi mong, ra ngóng vào trông mà chẳng thấy bóng dáng của chồng.

Tới một hôm, người vợ quyết định đi vào rừng sâu tìm chồng, nàng đi, đi mãi, đi mãi, nàng gọi tên chồng trong nỗi thống thiết, nhưng đâu đó chỉ là tiếng vang vọng của núi rừng đáp trả. Nàng vẫn cứ đi và gọi tên chồng cho tới khi không còn đủ sức và gục ngã mà chết đi bên tảng đá ven đường. Không lâu sau cạnh đó mọc lên một cây mà hoa của nó vô cùng đẹp đẽ, vẻ đẹp và hương sắc nhẹ nhàng dịu dàng.

Linh hồn nàng sau khi chết được hỏi vì sao lại chết, nàng bèn kể rằng nàng đi tìm chồng. Vị Thần đó cảm động và đặt tên cho loài hoa ấy tên Đỗ, và cũng cách đọc gần giống với chữ 'đợi'.

Ngay sáng người vợ lên đường vào rừng sâu tìm chồng thì buổi chiều người chồng về nhà, được biết vợ đã đi tìm mình. Người chồng vội vã lên đường tìm vợ. Anh cứ đi, cứ đi, một ngày rồi hai ngày đi mãi tới khi không thể bước tiếp nữa, anh cũng gục ngã và chết đi đúng chỗ mà người vợ đã chết. Không lâu sau ở đó hóa ra một con chim, con chim ấy hót tiếng hót thống thiết thê lương nhưng lúc nào cũng một mình lẻ bóng. Khi linh hồn anh được hỏi vì sao mà chết, anh ấy trả lời rằng anh ấy đi tìm vợ của mình. Thần linh cảm động và đặt tên loài chim ấy là Quyên, cũng đọc gần giống với từ 'quên'.

Người đời trân trọng và ghi nhớ câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng của họ, mà gọi loài hoa ấy là Đỗ Quyên.

[caption id="attachment_735527" align="aligncenter" width="522"] Người vợ đi tìm chồng sau bao ngày tháng khắc khoải đợi mong... (Ảnh: Pinterest.com)[/caption]

Trầm lắng, tĩnh tâm nghe bản nhạc mà ngẫm nghĩ tới đạo vợ chồng sâu nặng

Nhạc khúc Hoa Đỗ Quyên là sự phối âm của cổ cầm và sáo như âm thanh tiếng gọi của hai vợ chồng trong thăm thẳm núi rừng. Người nghe có thể cảm nhận được sự khắc khoải và tiếng gọi văng vẳng vang xa trong vô vọng của phu thê lạc nhau cùng tìm tiếng gọi trở về.

Giai điệu buồn tha thiết, âm hưởng như sự đơn độc cô đơn xen lẫn sự tuyệt vọng khi cuộc tìm kiếm phu thê chẳng đặng.

Từng nốt nhạc là nỗi buồn sầu thẳm, người ta như nghe được bước chân của người chồng hay người vợ chậm chãi bước từng bước cuối cùng với hi vọng tìm lại được một nửa hạnh phúc của mình. Nhưng cuối cùng họ vẫn chẳng thấy nhau.

Nếu như Đỗ Quyên là loài hoa tôn vinh cho sự thủy chung và giữ tròn đạo vợ nghĩa chồng thì bản nhạc mang tên của nó cũng mang theo giai điệu sâu sắc thiết tha. Lắng nghe Hoa Đỗ Quyên, người ta lại thêm chút suy tư về ân nghĩa vợ chồng.

Ngày nay cuộc sống hôn nhân do con người tự do định đoạt, cuộc sống hôn nhân được định nghĩa rằng nó được vun đắp từ tình yêu, nhưng tại sao ngày càng nhiều cảnh li tán do đổ vỡ của hôn nhân? Phải chăng tình yêu đó đã nhạt phai theo năm tháng? Hay cái sợi dây tình ấy dễ dàng bị thay thế bởi một cái tình khác, đôi khi nó chẳng đủ mạnh để níu chân cơn ‘‘say nắng’’.

Thiết nghĩ thủa xưa hôn nhân chẳng được tự do lựa chọn, nhưng ông bà ta lại trọn vẹn sống tới bạc đầu. Tại sao lại như vậy? Phải chăng cái tình không phải là gốc rễ thâm sâu cho sự bền vững của một gia đình.

Hôm nay còn yêu thương thì ngọt ngào êm ấm, hết yêu thương thì phụ bạc đắng cay. Nếu hôn nhân được bồi đắp và cho rằng tình yêu có thể gắn bó cuộc hôn nhân bền vững thì có lẽ nó chưa đủ. Giữa vợ chồng còn tồn tại cái gọi là nghĩa, nhưng sâu sắc hơn nó còn là cái ân. Phật gia giảng: phu thê chi ân.

Vợ chồng vì ân vì nghĩa mà sống với nhau, người chồng mang ân với vợ vì cô ấy đã vất vả và hi sinh cho mình, cho con mình mà chịu đủ thứ lam lũ về thân xác để vun đắp cho gia đình, có khi sự lam lũ ấy đã lấy đi dung nhan một thời làm ta say đắm. Từ đó mà thêm yêu thương và hiểu hơn cho vợ, biết tôn trọng và nâng niu vợ, có lẽ người vợ có phần bội phục chồng.

[caption id="attachment_735548" align="aligncenter" width="700"] Giữa vợ chồng còn tồn tại cái gọi là nghĩa, nhưng sâu sắc hơn nó còn là cái ân. (Ảnh: WordPress.com)[/caption]

Và nếu người vợ cũng vì cái ân mà suy nghĩ cho chồng, biết thương hơn, cảm thông hơn để rồi mở rộng tấm lòng bao dung với chồng. Có lẽ rằng người chồng sẽ cảm thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh từ hậu phương mà xua tan đi nỗi vất vả đang gánh vác trên vai.

Từ đây khiến ta đặt câu hỏi, phải chăng ân nghĩa mới là cái gốc thâm sâu cho sự bền vững của một cuộc hôn nhân. Và phần nào đó lí giải cho chúng ta thấy nguyên do cho câu hỏi tại sao ngày nay, khi trai gái được tự do yêu đương và lựa chọn, thì hôn nhân ấy lại mong manh dễ vỡ như vậy. Phải chăng sợi dây ân nghĩa ấy chưa được bện thật chặt, và con người ta nhanh chóng để tình phai nhạt che mất cả ân nghĩa vợ chồng.

Trở lại với nhạc khúc Hoa Đỗ Quyên, ta chợt nhận ra giá trị thực sự của phu thê chi ân để rồi một ngày nhìn ngắm bông hoa Đỗ Quyên rung rinh trong gió mà thấy rằng, cánh hoa tuy mỏng manh nhưng lại đủ sức mạnh trước phong ba bão táp của cuộc đời, vẫn cứ giữ mãi vẻ dịu dàng tinh khôi của tinh hương ân nghĩa thắm đượm như truyền thuyết về nó. Nó xứng đáng được tôn vinh là một loài hoa biểu tượng cho sự cao quý và ân nghĩa của tình cảm ân sâu phu thê.

[videoplayer id="00e0df6b4"]

Tịnh Tâm

Thưởng thức tinh tế: Hồ Thiên Nga nổi tiếng của Tchaikovsky

Thưởng thức tinh tế: Hồ Thiên Nga nổi tiếng của Tchaikovsky https://ift.tt/2zH7K35

Tchaikovsky - Swan Lake (Finale) giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng đưa người nghe tới những cung bậc cảm xúc khác nhau, đồng thời cũng ẩn chứa những đau khổ của tác giả vì thiếu thốn tình cảm và thể hiện mạnh mẽ khao khát được yêu thương.

[caption id="attachment_369111" align="aligncenter" width="700"] Ảnh: pixabay.com[/caption]

Âm nhạc của thiên tài Tchaikovsky toát lên một sự kỳ diệu, lãng mạn, hùng tráng, một chất tinh thần cao thượng, chứa chan tình yêu mãnh liệt, sức tương phản tác phẩm của ông ở tầm mức rực rỡ, trong từng nét nhạc ấy thính giả cũng có thể cảm nhận sự vĩ đại tinh thần trong tâm hồn nhạc sĩ, ánh nắng tình yêu trong ông là bất tận.

[caption id="attachment_369134" align="aligncenter" width="564"] Ảnh: pinterest.com[/caption]

[videoplayer id="a63867426"]

Vài nét chấm phá về tác giả

Chân dung Tchaikovsly, một tác phẩm của Nikolai Kuznetsov

Pyotr Ilyich Tchaikovsky (7 tháng 5 năm 1840 - 6 tháng 11 năm 1893) là một nhà soạn nhạc người Nga thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Dù không phải là một thành phần của nhóm nhạc theo chủ nghĩa dân tộc "The Five" nhưng Tchaikovsky lại sáng tác các nhạc phẩm đậm chất Nga theo một lối rất riêng biệt: ngân vang, sâu lắng, sự hòa hợp và giai điệu được phản ánh qua điệu nhạc.

Ðặc điểm sáng tác và tác phẩm

Tchaikovsky’s không những là nhạc sĩ Nga vĩ đại mà còn là nhạc sĩ lớn thế giới. Hoạt động âm nhạc chính là ở Moscow. Sáng tác nhiều thể loại thành công như giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch, nhạc thính phòng, hoà tấu, romance.

Tác phẩm phản ảnh tâm tư con người thời đại, tình cảm, khát vọng dưới chế độ Nga hoàng. Miêu tả cảnh thiên nhiên nước Nga rất độc đáo như giao hưởng số 1 Giấc mơ mùa đông, tổ khúc 4 mùa, trong tác phẩm còn đề cập đến những câu chuyện thần thoại, những trang sử quang vinh của nước Nga nhưng đặc điểm nổi bật là ông phản ánh thông qua tấn bi kịch như giao hưởng số 5, số 6, nhạc kịch Con đầm pích là những tác phẩm bi kịch đạt đến đỉnh cao. Ông nổi tiếng vì đã biết kết hợp nhuần nhuyễn âm nhạc Nga với âm nhạc châu Âu, âm nhạc thành thị, nông thôn.

Tác phẩm

Tchaikovsky’s sáng tác khoảng 30 tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng gồm có: 7 bản giao hưởng, 3 bản vũ kịch, 10 vở nhạc kịch Opera (6 giao hưởng và giao hưởng có tiêu đề Mangfrét nhiều concertos cho piano, violon, nhiều khúc mở màn, giao hưởng thơ và tổ khúc giao hưởng.

Tính chất giao hưởng của Tchaikovsky’s là trữ tình đầy tính kịch. Ðây là một dòng giao hưởng mới trong lịch sử giao hưởng Nga. Bên cạnh đó cũng có giao hưởng mang tính chất cảnh trí sinh hoạt như giao hưởng số 1 "Những ước mơ và con đường mùa đông (1866), Người thợ rèn Vacula, vũ kịch Hồ Thiên Nga, ba khúc mở màn: Romeo và Juliét (1869); Bão tố (1873); Franxétca đa Rêminhi (1876).

Ở Ý, Anh, Pháp và những tác phẩm trong thời kỳ này: Nhạc kịch Eugene Onegin, Cô gái Orliăng (1870) và Madéppa(1883), concerto số 2 cho piano, concerto cho violon...

Thời kỳ trở về Moscow, ông viết giao hưởng có tiêu đề Mangfrét; và bản giao hưởng số 5 (1888); nhạc kịch Con bài bích, Người đẹp ngủ trong rừng (1889), Xay hạt dẻ, Iolanta (1891).

Kim Cương

Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp: Có ánh sáng tuyệt vời ấm áp hơn mặt trời, là nụ cười của người tôi yêu…

Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp: Có ánh sáng tuyệt vời ấm áp hơn mặt trời, là nụ cười của người tôi yêu… https://ift.tt/2DGXpIh

Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp là loạt bài qua đó chuyên mục Nghệ Thuật của Đại Kỷ Nguyên trân trọng dành tặng quý độc giả những ca khúc bất hủ mà khán giả Việt Nam vốn say mê, nhưng có thể chưa biết đến sự hiện diện của những bản gốc lộng lẫy và câu chuyện lịch sử xúc động xung quanh của chúng… Chúc quý độc giả những giây phút thưởng thức đầy thú vị và thăng hoa…

Có độc giả đã viết cho Đại Kỷ Nguyên khi đến với loạt bài Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp, rằng:

Đến ngày hôm nay, thế giới lại gần được nhau hơn, thì chúng ta phải cảm ơn tầm quan trọng và sức lôi cuốn của Âm nhạc, mà bất cứ một dân tộc nào đều có thể, qua những nhạc phẩm bất hủ của mình, mang mọi người lại gần nhau, hòa cùng một trái tim, dù ở góc phố nào trên thế giới”.

Một ca khúc tuyệt vời tới mức người ta gọi là "dân ca Ý", được nhiều ca sĩ dấn thân cả ở phong cách cổ điển và đại chúng. Mỗi phong cách đều thể hiện những nét đẹp tuyệt vời với những ca từ cao vút và những nốt nhạc hạnh phúc, hoàn mỹ, bay bổng, tràn ngập tình yêu... Đó là ca khúc nào vậy?

Những chàng trai teen Ý Il Volo đã chinh phục toàn bộ nước Mỹ qua American Idol với O sole mio - Mặt trời của tôi

Đó chính là O sole Mio (Mặt trời của tôi), một bản nhạc được ví như "Quốc ca Ý" ở nước ngoài, và thường được công chúng trên thế giới gọi là dân ca, vì cảm thấy nó quá kinh điển, ai ai cũng biết, ai ai cũng yêu mến ca khúc.

[caption id="attachment_256878" align="aligncenter" width="700"] O sole mio được ví như quốc ca Ý, niềm tự hào của nước Ý như tháp nghiêng Pisa vậy. (Ảnh: pixabay.com)[/caption]

Mặt trời của tôi đã được nhiều ca sĩ thể hiện cả ở phong cách cổ điển và đại chúng. Mỗi phong cách đều thể hiện một những nét đẹp tuyệt vời với những ca từ cao vút và những nốt nhạc hạnh phúc, hoàn mỹ, bay bổng, tràn ngập tình yêu...

Lời dịch bài hát Ý khiến người ta ngỡ ngàng bởi ca từ đẹp và hạnh phúc hiếm thấy.

Chàng trai đang ca ngợi vầng thái dương, đột nhiên có sự so sánh bất ngờ: Có ánh sáng tuyệt vời, ấm áp hơn mặt trời, đó chính là nụ cười của người tôi yêu. Em hỡi, vầng thái dương thân yêu, với nụ cười tươi, thắm tô cuộc đời...

Đoạn này cũng chính là cao trào của bản nhạc, là điệp khúc thăng lên với những nốt nhạc cao chót vót như niềm hạnh phúc tràn ngập thăng hoa. Người nhạc sĩ viết nhạc đã quá tài hoa khi đẩy điệp khúc cao trào tới khúc ca từ này...

Người ta tưởng đây là một bản dân ca!

[caption id="attachment_256865" align="aligncenter" width="700"] Xứ xở Napoli tươi đẹp. (Ảnh: pixabay.com)[/caption]

Bản nhạc da diết O Sole Mio (Mặt trời của tôi) này trên thực tế không phải một bản dân ca, mà là sáng tác của nhà soạn nhạc người Ý kiêm ca sĩ Eduardo di Capua (1865-1917), lời thơ của nhà thơ Giovanni Capurro  (1859-1920), và danh ca Italia giọng tenor Enrico Caruso (1873-1921) là ca sĩ thể hiện đầu tiên.

Ba con người tài hoa này đều cùng một thế hệ với nhau và họ đều sinh ra ở Napoli, Ý, nên khi ca khúc vang rộng vang xa khắp chốn khắp cõi, thì nó không chỉ là niềm tự hào của Napoli, mà còn là niềm tự hào của nước Ý. Nhạc sĩ Eduardo Di Capua sáng tác O Sole Mio trong một chuyến lưu diễn cùng cha ông là Jacob-vốn là một cây violinist cừ khôi, tại Odessa, Ucraina.

Đó là năm 1898, nhạc sĩ Eduardo Di Capua nhận lời đề nghị viết nhạc từ nhà thơ Giovanni Capurro sau khi nhà thơ đã hoàn thành bài thơ O sole mio của mình.

Ca khúc lời Việt Mặt trời của tôi

Lời ca khúc bằng tiếng Việt được nhạc sĩ Phạm Tuyên viết lời đã thể hiện được gần như hoàn thiện tinh thần của ca khúc gốc.Những giọng ca thính phòng đỉnh cao Việt Nam và cả những giọng ca nhạc nhẹ xuất sắc đều muốn thể hiện ca khúc này:

Ánh dương sáng chân trời,
Ngàn tia nắng soi ngời ngời.
Khi mây tối đã tiêu tan,
Trời xuân thắm huy hoàng.

Gió đưa hương thơm lành,
Lòng chan chứa bao tâm tình.
Ôi xinh đẹp xiết bao huy hoàng thay ánh mặt trời.

Có ánh sáng tuyệt vời,
Ấm áp hơn mặt trời,
Đó chính là nụ cười của người tôi yêu.

Em hỡi,
Vầng thái dương thân yêu
Với nụ cười tươi thắm tô cuộc đời.

Một ca khúc đã trở thành không tuổi, sống mãi với thời gian.

Những Ông Hoàng, ông Vua các thể loại nhạc, từ thính phòng tới nhạc đại chúng đặt giọng ca mình vào những cung bậc hạnh phúc nhất này:

"Vầng mặt trời nước Ý" Luciano Pavarotti.

Không thể không kể đến Pavarotti, ca sĩ được ví như "Vầng mặt trời của âm nhạc nước Ý", giữ vững hai vị trí trong sách kỷ lục Guiness. Ông là ca sĩ được khán giả vỗ tay mời ra hát lại nhiều nhất (165 lần) và Ca sĩ có album nhạc cổ điển bán chạy nhất mọi thời đại cùng với ban nhạc The Three Tenors - 3 giọng tenor tuyệt vời nhất nước Ý (album Carreras, Domingo, Pavarotti: The Three Tenors in Concert).

"Ông Hoàng" Elvis Presley đã hát O sole Mio bằng tiếng Anh với cái tên It's now or never (Ngay bây giờ hoặc là không bao giờ), khiến người nghe lập tức muốn nhún nhảy theo giọng ca vàng của nước Mỹ này:

Cả nam ca sĩ Bryans Adam cũng muốn thể hiện bên cạnh Mặt trời nước Ý: 

Bông hồng rực rỡ, giọng nữ cao Sandra Plamenats thể hiện Mặt trời của tôi:

Hà Phương Linh

Nghe lại bài hát khiến triệu người rơi lệ: Gặp mẹ trong mơ và tiếng gọi sâu thẳm từ vũ trụ

Nghe lại bài hát khiến triệu người rơi lệ: Gặp mẹ trong mơ và tiếng gọi sâu thẳm từ vũ trụ https://ift.tt/2zGtCeT

Có những khoảnh khắc rất đặc biệt, những khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng với bản nhạc đã làm hàng triệu triệu khán giả rơi nước mắt qua hai phiên bản: bản gốc và phiên bản tiếng Việt của bài Gặp mẹ trong mơ - Mong Zhung de Eej (Mother In The Dream), cùng lời hồi đáp của người mẹ từ trên thiên đường với bài "Tiếng gọi từ nơi sâu thẳm trong vũ trụ".

Gặp mẹ trong mơ - Mong Zhung de Eej (Mother In The Dream) 

Gặp mẹ trong mơ

Bài hát đó cùng câu chuyện đầy cảm động của chú bé Udam mồ côi cả cha lẫn mẹ đã khắc sâu ấn tượng vào hàng triệu người trên thế giới. Vào thời điểm đó, ca khúc Gặp mẹ trong mơ (tạm dịch) đã trở thành bài ca bất hủ, có thể khiến bất cứ ai nghe xong cũng lặng người và bật khóc.

[caption id="attachment_234596" align="aligncenter" width="700"] Mẹ đã cho em dòng sữa mát lành, mẹ cầu nguyện cho em, che chở cho em, mẹ hát cho em nghe những khúc hát êm đềm...[/caption]

Ca từ bằng ngôn ngữ địa phương vùng Nội Mông, kể câu chuyện về em bé bất hạnh không còn mẹ. Hằng đêm em mơ thấy được cưỡi chim hạc bay trong trời đất bao la đến gặp mẹ nơi thiên đàng. Mẹ đã cho em dòng sữa mát lành, mẹ cầu nguyện cho em, mẹ che chở cho em, mẹ hát cho em nghe những khúc hát êm đềm. Trên thảo nguyên với những đồng cỏ xanh tươi ngút ngàn, ngày đêm em chờ đợi mẹ về trong căn lều yên ấm…

Em còn có một ước mơ lấp lánh, đó là phát minh ra một loại mực mà khi đổ xuống đất nó sẽ biến cả mặt đất thành đồng cỏ xanh tươi…

[caption id="attachment_234597" align="aligncenter" width="700"] Em còn có một ước mơ lấp lánh, đó là phát minh ra một loại mực mà khi đổ xuống đất nó sẽ biến cả mặt đất thành đồng cỏ xanh tươi…[/caption]

Được viết ở giọng thứ trên cơ sở hệ thống thang âm ngũ cung của âm nhạc phương Đông và chất liệu dân ca Mông Cổ, ca khúc mang đậm chất thảo nguyên với nét nhạc buồn mênh mang và khoan thai, chẳng biết đâu là tận cùng, chẳng thấy đâu là bờ bến...(Bình luận của nhạc sĩ Trần Văn Phúc)

Sau 6 năm đạt được danh hiệu Nụ cười thiên sứ (Angel Smile) tại China’s Got Talent 2011, Uudam nay đã theo các đoàn văn công đi biểu diễn để có tiền ăn học. Cậu cũng được một số đạo diễn chọn lựa và đóng một số bộ phim ngắn. Từ một cậu bé có dung mạo như thiên thần, nụ cười trong sáng, khuôn mặt ưa nhìn, càng ngày Uudam càng trưởng thành hơn và luôn theo đuổi niềm yêu thích ca hát của mình. Mặc dù chương trình có một số sự việc đáng tiếc do sự sắp đặt của người lớn nhưng câu chuyện giản dị của Uudam là hoàn toàn có thật, và Uudam vẫn mãi là Thiên sứ với nụ cười không thể quên trong lòng khán thính giả:

[caption id="attachment_234598" align="aligncenter" width="640"] Uudam vẫn mãi là Thiên sứ với nụ cười không thể quên trong lòng khán thính giả..[/caption]

Bản gốc tại China's Got Talent:

Lời gốc bản dịch tiếng Nội Mông:

Ca sĩ: Baator Dorji - Uudam

Trong đất trời bao la rộng lớn
Em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em
Mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời
Mẹ của em ở một nơi rất xa

Trong khi những vì sao đang lấp lánh trên đồng cỏ xanh, em lại nghĩ về khuôn mặt ân cần của mẹ
Mẹ ở thiên đường và cầu nguyện cho em một cuộc sống bình an, hạnh phúc
Mẹ đang ở một nơi rất xa...

Trong giấc mơ, em thấy ngôi nhà thân yêu của mình hiện ra dưới ánh nắng mặt trời
Và mẹ đang hát những khúc ca êm đềm
Có một dải cỏ xanh trải dài trước nhà em. Mẹ em đang ở một nơi rất rất xa và chờ đợi em trở về...

[caption id="attachment_234602" align="aligncenter" width="500"] Mẹ em đang ở một nơi rất xa chờ đợi em trở về...[/caption]

2. Phiên bản tiếng Việt - ca sĩ Quỳnh Chi:

Lời Việt: Lê Tự Minh 

Gặp mẹ trong mơ:

Lời Việt: Lê Tự Minh

Này bầu trời rộng lớn ơi, có nghe chăng tiếng em gọi

Mẹ giờ này ở chốn nao, con đang mong nhớ về mẹ

Mẹ ở phương trời xa xôi, hay sao sáng trên bầu trời

Mẹ dịu hiền về với con nhé, con nhớ mẹ

Lời nguyện cầu từ chốn xa, mong ước con yên bình

Mẹ thật hiền tựa nắng mai ấp ôm con tháng ngày.

[caption id="attachment_234600" align="aligncenter" width="675"] Này bầu trời rộng lớn ơi, có nghe chăng tiếng em gọi. Mẹ giờ này ở chốn nao, con đang mong nhớ về mẹ[/caption]

Mẹ giờ này ở chốn rất xa, trong mơ con đã thấy mẹ
Mẹ dịu dàng hát khúc ca, sao con thấy mẹ buồn
Nhìn cánh đồng xa xanh, con nhớ mong về mẹ
Mẹ trở về với con ấm áp bên mái nhà

Và từ bầu trời rất cao, mong ước con yên bình
Mẹ ngồi buồn ở chốn xa nhớ thương con vắng mẹ.

Gửi về mẹ nhiều cánh hoa, thắm sương long lanh giữa núi đồi
Chợt giật mình tỉnh giấc mơ, sao không thấy mẹ
Nghẹn nghào thương mẹ bao la, mong đến bên mẹ hiền
Mẹ ở lại với con nhé, con đến với mẹ.

Mẹ nguyện cầu và ước mong, con sống trong yên lành
Mẹ hiền nào biết không con chỉ mong có mẹ
Và từ bầu trời rất cao, mong nhớ con mỗi ngày
Mẹ đừng buồn nhiều nữa nhé con đang đến, mẹ ơi.

3. Mời độc giả thưởng thức ca khúc mang tên Tiếng gọi từ nơi sâu thẳm trong vũ trụ, như lời người mẹ hồi đáp đứa con vẫn lưu lạc chốn trần gian:

[caption id="attachment_643462" align="aligncenter" width="700"] Tiếng gọi từ nơi sâu thẳm trong vũ trụ...[/caption]

Lời: Du Viễn
Soạn nhạc và phối khí: Niệm Từ - Du Khiết
Ca sĩ: Châu Tiểu Quần

[videoplayer id="e6dc3cdda"]

Lời dịch:

Trải qua muôn vàn hiểm nguy đến chốn thế gian,

Này con hỡi, con còn nhớ chăng lời thệ ước đã lập khi xưa?

Bao nhiêu bụi trần phải chăng đã che mờ mắt con?

Bao nhiêu khổ nạn phải chăng đã ngăn con tiến bước?

Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang nhớ con!

Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang mong ngóng con!

Trải qua vạn kiếp vì thực hiện hồng nguyện,

Này con hỡi, con đã thực hiện lời thề thần thánh hay chưa?

Bao nhiêu gian khổ phải chăng đã khiến trái tim con mê mờ?

Bao nhiêu ma nạn phải chăng đang ngăn cản con tinh tấn?

Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang nhớ con!

Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang mong ngóng con!

Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang nhớ con!

Trở về đi, trở về đi, chúng sinh đang mong ngóng con!

Này con hỡi, hãy trở về đi!

[caption id="attachment_234604" align="aligncenter" width="700"] Trở về[/caption]

Hà Phương 

Dựng nên kiệt tác bất hủ, vì sao cố đạo diễn Dương Khiết trong suốt 10 năm nhìn thấy Tây Du Ký là tắt tivi?

Dựng nên kiệt tác bất hủ, vì sao cố đạo diễn Dương Khiết trong suốt 10 năm nhìn thấy Tây Du Ký là tắt tivi? https://ift.tt/2Nc5LXO

Nữ đạo diễn Dương Khiết ra đi ở tuổi 88. Sinh thời, tuy làm nên kiệt tác bất hủ, nhưng bà đau đáu với một nỗi đau lớn mang tên Tây Du Ký mà không phải ai cũng biết... Vậy nỗi đau ấy là gì?

Khó khăn không chùn bước chân: Quãng đời làm phim Tây Du Ký cực nhọc không khác gì đi thỉnh kinh

[caption id="attachment_247634" align="aligncenter" width="500"] Nữ đạo diễn tài hoa Dương Khiết tại hiện trường phim Tây Du Ký, không thể không nhắc đến chồng bà, nhà quay phim Vương Sùng Thu, đã sát cánh cùng bà trên mọi nẻo đường gian khổ làm phim Tây Du Ký... (Ảnh: sina.com)[/caption]

Trên trang cá nhân, Lục Tiểu Linh Đồng đã hồi tưởng về nữ đạo diễn tài năng: “Dương đạo diễn không chỉ là ân sư của tôi mà còn là người dẫn dắt tôi trên con đường nghệ thuật. Không có Tây du ký thì không có Lục Tiểu Linh Đồng ngày hôm nay. Không có Tây du ký thì khán giả không thể thấy tôi đóng Mỹ Hầu Vương trên màn ảnh”.

Với riêng tôi, Dương Khiết không chỉ là người thầy mà còn là người có ơn lớn. Không có bà, không có Tây du ký, chắc chắn sẽ không có Lục Tiểu Linh Đồng ngày hôm nay. Khán giả mãi mãi không biết đến Mỹ hầu vương do Lục Tiểu Linh Đồng đóng, ông chia sẻ thêm.

[caption id="attachment_247635" align="aligncenter" width="500"] Một phút nghỉ ngơi, nữ đạo diễn phải quấn chăn bông trong thời tiết mùa đông giá rét. (Ảnh: sina.com)[/caption] [caption id="attachment_247636" align="aligncenter" width="594"] Xem thực tế để có được diễn xuất thực sự ấn tượng. (Ảnh: sina.com)[/caption]

Tây du ký đã tạo nên cơn sốt ở Trung Quốc cùng nhiều nước châu Á. Sau ba thập niên, có nhiều phim đề tài Tây du ký ra đời, song phiên bản của đạo diễn Dương Khiết luôn giữ sức sống mãnh liệt.

Tờ Sina miêu tả đây là “thần kỳ phim truyền hình”, phim để đời của ba thế hệ từ 7x đến 9x, và cả những thế hệ trẻ ngày nay...

[caption id="attachment_247637" align="aligncenter" width="660"] Nữ đạo diễn cùng các cô nhền nhện xinh đẹp. (Ảnh: sina.com)[/caption]

Dũng mãnh vượt qua khó khăn, song "Tây Du Ký vẫn là nỗi đau của đời tôi, là tấn bi kịch", vì sao?

 “Dương Khiết, nếu để cô quay Tây du ký, cô có dám nhận không?", lãnh đạo cấp cao Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc năm 1981 hỏi Dương Khiết. Bất ngờ trước đề nghị đột ngột song hiểu rõ ý nghĩa công việc nên Dương Khiết nhận lời làm phim.

Lúc đó, Nhật Bản đã làm Tây du ký, lãnh đạo đài nói chỉ cần làm hay hơn Nhật Bản là được, nhưng Dương Khiết đáp: Lãnh đạo, yêu cầu của anh thấp quá. Và thực tế đúng như vậy, Dương Khiết đã trở thành huyền thoại làng truyền hình Trung Quốc với bộ phim này.

[caption id="attachment_247638" align="aligncenter" width="580"] Dương Khiết đã trở thành huyền thoại làng truyền hình với bộ phim bất hủ có sức sống mãnh liệt này. (Ảnh: sina.com)[/caption]

Sức sống mãnh liệt và giấc mơ của hàng triệu triệu tâm hồn, nhưng những thử thách lớn khi làm phim đôi khi vượt sức chịu đựng của bà

Đây là tác phẩm đầu tiên trong Tứ đại danh tác được đưa lên màn ảnh nhỏ, là phim được phát lại nhiều lần nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời gian cho thấy dù kỹ xảo hạn chế, Tây du ký vẫn có sức sống mãnh liệt, là giấc mơ ngây thơ, bay bổng của hàng triệu tâm hồn.

Trong một talkshow năm 2011, Dương Khiết nói Tây du ký là nỗi đau suốt đời của bà. “Tôi không thấy vẻ vang về Tây du ký. 10 năm sau khi phát sóng lần đầu, tôi không xem nó, bật tivi thấy Tây du ký là tôi tắt”, bà nói. Vì sao?

[caption id="attachment_247639" align="aligncenter" width="650"] Những tâm sự của nữ đạo diễn trên talkshow: Tây Du Ký là bi kịch. (Ảnh: sina.com)[/caption]

Nỗi khổ đau thứ nhất: Mâu thuẫn trong đoàn làm phim, bà phải xử lý mâu thuẫn của hàng trăm con người

Nỗi khổ tâm lớn nhất đối với bà là mâu thuẫn với các thành viên đoàn phim, trong đó có mâu thuẫn với các diễn viên chính. “Tôi không biết nên nói thế nào. Đã xảy ra những việc không vui”, bà nói.

Bên cạnh việc xử lý mâu thuẫn với hàng trăm con người, nữ đạo diễn nhọc nhằn vì hàng loạt công việc từ nhỏ đến lớn: chọn diễn viên, tìm nhạc phim, xin kinh phí…

[caption id="attachment_247640" align="aligncenter" width="550"] Các diễn viên vào vai Phật, Bồ Tát, nữ thần...quây quần bên đạo diễn...sau 30 năm bộ phim ra mắt công chúng. (Ảnh: sina.com)[/caption] [caption id="attachment_247656" align="aligncenter" width="550"] Ở thời điểm làm phim, có những lúc không được nồng ấm như thế này... (Ảnh: sina.com)[/caption]

Nỗi khổ đau thứ hai: Bị lãnh đạo nghi ngờ về năng lực

Từng có lúc Dương Khiết bị lãnh đạo nghi ngờ về năng lực, song bà luôn rắn rỏi, quyết liệt để được quyết định các vấn đề về tác phẩm của mình.

Trong một cảnh cháy chùa, đạo diễn muốn đốt cháy cả mô hình chùa lớn còn chủ nhiệm sản xuất muốn đốt… giấy. Cãi nhau lên xuống, lãnh đạo đài buộc phải nghe theo nữ đạo diễn.

[caption id="attachment_247642" align="aligncenter" width="640"] Từng có lúc Dương Khiết bị lãnh đạo nghi ngờ về năng lực, song bà luôn rắn rỏi, quyết liệt để được quyết định các vấn đề về tác phẩm của mình. (Ảnh: sina.com)[/caption]

Nỗi đau thứ ba: bị hàm oan "Đoàn phim Tây Du Ký lợi dụng cơ hội đi ngao du hưởng thụ khắp nơi"

Vương Sùng Thu kể lại: “Để đóng Tây du ký, đoàn đi khắp mọi miền non nước của tổ quốc. Du lịch lúc đó đâu có như bây giờ, có nơi còn không có nhà nghỉ. Lúc đến núi Thanh Thành, chúng tôi ở một nơi xứng đáng gọi là khu ổ chuột. Chuột ở đấy nhiều lắm, mỗi ngày mọi người đều phải nghe tiếng chuột rục rịch…“.

Nhà quay phim giải thích, mục đích tới nhiều nơi lấy cảnh quay là để những địa danh nổi tiếng Trung Quốc hòa quyện cùng Tây du ký. Nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, có người nói với lãnh đạo Đài truyền hình: “Đoàn phim Tây du ký lợi dụng cơ hội đi ngao du hưởng thụ khắp nơi”.

[caption id="attachment_247643" align="aligncenter" width="680"] Đoàn làm phim bị hàm oan: "Đoàn phim Tây du ký lợi dụng cơ hội đi ngao du hưởng thụ khắp nơi". (Ảnh: sina.com)[/caption]

Nỗi đau thứ tư: Sự tiếc nuối vì thiếu tiền mà không thể làm Tây Du Ký đẹp hơn

[caption id="attachment_247646" align="aligncenter" width="700"] Nữ đạo diễn tiếc nuối vì thiếu tiền không thể làm phim đẹp hơn, nhưng sự tuyệt vời của bộ phim khiến cho bộ phim sống mãi, vượt qua tất cả các tác phẩm Tây Du Ký sau này để có được chỗ đứng vững chắc trong tất cả các thế hệ khán giả... (Ảnh: sina.com)[/caption]

Sinh ra để đạo diễn Tây du ký, cả cuộc đời Dương Khiết đau đáu vì bộ phim. Nữ đạo diễn tiếc nuối vì thiếu tiền, bà không thể làm Tây du ký đẹp hơn.

Kỹ xảo thô sơ, nhiều cảnh quay không được như ý… là điều được bà nhắc đi nhắc lại. Sau 3 thập niên, xung đột trên trường quay cũng như những gian khổ trèo đèo lội suối đều trở thành hồi ức.

[caption id="attachment_247657" align="aligncenter" width="500"] Kỹ xảo thô sơ, nhiều cảnh quay không được như ý... bà luôn nhắc đến điều này, có lẽ chính sự khắt khe về chất lượng của bà đã khiến bộ phim có sức sống mãnh liệt, tuy điều kiện vật chất thiếu thốn... (Ảnh: sina.com)[/caption]

Tất cả rồi sẽ trôi đi, chỉ còn lại kỷ niệm thân thương và một mối duyên quá lớn của đời người

[caption id="attachment_247650" align="aligncenter" width="660"] Tất cả rồi sẽ trôi đi, chỉ còn lại kỷ niệm thân thương và một mối duyên quá lớn của đời người[/caption]

Dương Khiết tổng kết quá trình làm phim trong một chương trình truyền hình năm 2004:

“Tôi nhớ hai câu trong bài Nếu đời nỡ dối lừa em của Pushkin: ‘Tất cả chỉ là khoảnh khắc/ Tất cả rồi sẽ trôi đi’. Những thứ trôi đi rồi sẽ trở thành kỷ niệm thân thương. Chúng ta hãy giữ tháng ngày ấy trong tâm hồn, coi đó là những kỷ niệm thân thương nhất. Bởi đó là mối duyên trong cuộc đời”.

[caption id="attachment_247659" align="aligncenter" width="600"] Chúng ta hãy giữ tháng ngày ấy trong tâm hồn, coi đó là những kỷ niệm thân thương nhất. Bởi đó là mối duyên trong cuộc đời... (Ảnh: sina.com)[/caption]

Một trong những điều làm nên sự kỳ diệu của bộ phim Tây Du Ký 1986, mà không một bộ phim nào có thể vượt qua, là những bài hát và bản nhạc xuất thần trong phim. Phụ đề tiếng Việt sẽ giúp độc giả thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của nội dung, ca từ và âm nhạc.

1. Mời quý độc giả thưởng thức trường đoạn vô cùng xúc động khi Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành Sơn: Muốn trở thành ngọn cỏ con, muốn trở thành chim én...

2. Bài hát chính của phim: Xin hỏi đường ở nơi nào

3. Tình Nhi Nữ: Mối tình của Tây Vương Nữ Quốc

4. Gặp gỡ khó, xa càng khó

5. Thổi không tan nỗi sầu này

Đạo diễn Dương Khiết có lẽ đã để lại cho đời một kiệt tác cho các thế hệ khán giả, như đã hoàn tất ý chỉ của Thần, để lại con đường tìm về thiên giới, trở về quê hương đích thực cho con người. Sinh lão bệnh tử là quy luật của đời người. Nhưng sứ mệnh cao cả bà đã hoàn thành, bà có thể mỉm cười thật tươi ở nơi ấy, nơi phiêu diêu tự tại, như trong lời bài hát trong phim:

Muốn trở thành ngọn cỏ con. Phủ xanh đồi hoang bát ngát. Chỉ muốn làm con chim én. Sải cánh bay lượn giữa trời biển. Nào có sợ lửa trời thiêu đốt. Nào có sợ lôi tạc điện chớp. Chỉ cần được tiêu diêu tự tại. Chỉ cần được vui vẻ sảng khoái. Đã biết bao nhiêu năm tháng, thương thấu nỗi niềm riêng. Vì sao mà, vì sao mà Trời lại đành đoạn an bài?

 Hà Phương 

Màn ảo thuật cực kỳ xuất sắc lấy đi nước mắt hàng triệu người xem

Màn ảo thuật cực kỳ xuất sắc lấy đi nước mắt hàng triệu người xem https://ift.tt/2DGfKoV

Nhà ảo thuật gia 46 tuổi Marc Spelmann đã đem tới màn trình diễn đoán trước tương lai tại chương trình “Britain’s Got Talent 2018” gây xúc động đến hàng triệu người xem.

Marc Spelmann đã đem đến một màn trình diễn rất lạ, đó là một màn ảo thuật đoán trước tương lai và nó chưa từng xuất hiện trước đây.

Mở đầu, Marc đã yêu cầu mỗi vị giám khảo thực hiện một nhiệm vụ. Giám khảo Amanda được đề nghị xoay một khối Rubik còn giám khảo David phải chọn một bút màu sáp bất kỳ trong hộp. Trong khi Alesha chọn một tấm hình trong bộ hình thú của con gái Marc, thì giám khảo Simon được Marc yêu cầu khoanh tròn một từ ngẫu nhiên trong cuốn sách của vợ anh.

[caption id="attachment_971997" align="alignnone" width="655"] Marc yêu cầu các giám khảo tham gia màn ảo thuật (Ảnh: Kênh 14)[/caption]

Màn trình diễn bước sang cao trào khi Marc chia sẻ câu chuyện về phép màu đã đến với gia đình anh. Khi Marc hé lộ thước phim về con gái anh, thật bất ngờ khi những hành động của cô bé đều trùng khớp với sự lựa chọn của giám khảo.

On the 23rd December 2015, I discovered real magic.

Vào ngày 23/12/2015, tôi đã khám phá ra ảo thuật thứ thiệt.

Despite over 5 years of IVF and my wife being diagnosed with cancer whilst pregnant.

Vợ tôi bị chuẩn đoán mắc ung thư trong thời gian mang thai mặc dù đã mất hơn 5 năm thụ tinh ống nghiệm.

Our daughter Isabella made it through the chemotherapy to make our dreams come true.

Con gái thân yêu Isabella của chúng tôi đã vượt qua hóa trị liệu để chào đời.

This was filmed two months ago, she will only draw with one coloured crayon.

Cảnh này mới được quay 2 tháng trước, con bé cứ vẽ mãi một loại chì màu.

This was six months ago, she won't sleep without her favourite cuddly toy.

Còn đây là 6 tháng trước, con bé không chịu đi ngủ nếu không được ôm món đồ chơi ưa thích.

She's forever taking daddy's things, she mixed this rubik cube nine months ago.

Con bé cứ lỏn lẻn lấy đồ chơi của ba nó. Nó đã tự tráo khối rubik này vào 9 tháng trước.

And Simon, this was filmed two years ago, Isabella has something to tell you.

Và Simon, video này được quay vào 2 năm trước, bé Isabella muốn nói với bạn vài điều.

Isabella, you beautifully little girl. If Daddy was gonna do Britain's Got Talent in 2 years from now, what radom word do you think Simon would think of?

Isabella, con gái xinh đẹp của ba. Nếu ba tham gia chương trình Tìm kiếm tài năng nước Anh sau 2 năm nữa, con nghĩ bác Simon sẽ nghĩ về chữ gì nhỉ?

Hat.

Hat? H-A-T. You could be right.

Con có thể đúng đấy.

[videoplayer id="a1e551b54"]

Tiết mục biểu diễn đã làm cho tất cả những người chứng kiến rất xúc động và cả MC của chương trình cũng phải rơi lệ. Kết quả là Marc Spelmann đã được đi thẳng vào vòng bán kết của “Britain’s Got Talent 2018”.

Thanh Trúc

Điểm tin thế giới 30/9: Đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 9

Điểm tin thế giới 30/9: Đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 9 https://ift.tt/2RaoxlE

Chiều nay, Chủ nhật ngày 30/9, mục Điểm tin thế giới xin gửi tới quý độc giả phần tổng hợp những tin nổi bật trong ngày.

Đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 9

Kết quả của hai cuộc khảo sát công bố hôm Chủ Nhật (30/9) cho thấy các đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm trong tháng 9, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang làm tăng áp lực lên nền kinh tế thứ hai thế giới, theo BBC.

Số đơn đặt hàng xuất khẩu mới của Hiệp hội Logistics & Purchasing của Trung Quốc, tính theo thang 100, đã giảm xuống còn 48 điểm trong tháng 9, trong khi mức điểm này ở tháng 8 là 49,4.

Theo số liệu công bố của tạp chí kinh doanh Caixin, các đơn hàng xuất khẩu mới đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong hai năm qua. Tạp chí này cho hay các công ty xuất khẩu của Trung Quốc cho rằng nguyên nhân chính của tình trạng này là do chính sách thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc.

[caption id="attachment_971797" align="aligncenter" width="602"] Hình ảnh minh họa nền kinh tế Trung Quốc đang suy giảm. (Ảnh: Quora)[/caption]

Tổng thống Trump bàn biện pháp giảm giá dầu với vua Ảrập Xêút

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Quốc vương Salman của Ảrập Xêút hôm thứ Bảy (29/9), để thảo luận về những biện pháp duy trì nguồn cung nhằm đảm bảo ổn định thị trường dầu mỏ và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, theo Reuters.

Cuộc điện đàm này được thực hiện vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ chỉ trích OPEC để giá dầu tăng cao, và kêu gọi nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ tăng sản lượng dầu thô để làm nguội thị trường.

Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York vào hôm thứ Ba tuần trước, ông Trump nói rằng các thành viên OPEC "như thường lệ o ép phần còn lại của thế giới". Ông thẳng thắn nói “Tôi không thích điều đó. Không ai thích điều đó”.

[caption id="attachment_971801" align="aligncenter" width="1280"] Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuần trước. (Ảnh: News)[/caption]

Lực lượng cứu hộ dùng cả tay không đào bới tìm kiếm nạn nhân động đất ở Indonesia

Lực lượng cứu hộ đã dùng cả tay không để đào bới nhằm nhanh chóng tìm kiếm những người sống sót ở thành phố Palu của Indonesia, nơi chịu thiệt hại nặng nề sau hai trận động đất liên tiếp xảy ra trong ngày 28/9, đặc biệt là trận động đất thứ hai đã gây ra sóng thần, theo BBC.

Tính tới ngày hôm nay (30/9), đã ghi nhận ít nhất 408 người thiệt mạng do động đất ở Indonesia, số người chết có thể sẽ tăng đáng kể khi những người cứu hộ tiếp cận được khu vực tâm chấn của trận động đất thứ hai.

Các nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân đang gặp khó khăn bởi một số con đường bị chia cắt và một cây cầu bị sập do động đất. Hội Chữ thập đỏ ước tính rằng hơn 1,6 triệu người dân Indonesia đã bị ảnh hưởng bởi thảm hoa thiên nhiên này.

[caption id="attachment_971816" align="aligncenter" width="750"] Một tòa nhà bị sập sau các trận động đất. (Ảnh: BusinessLIVE)[/caption]

Số người nhiễm HIV/AIDS ở Trung Quốc tăng cao

Số người nhiễm HIV và AIDS ở Trung Quốc đã tăng 14%, theo số liệu thống kê mới nhất được BBC trích dẫn từ báo cáo của các quan chức y tế trong một hội nghị ở tỉnh Vân Nam.

Theo các quan chức y tế, hiện có hơn 820.000 người Trung Quốc đã bị nhiễm loại virus chết người này. Trong quý II năm nay đã ghi nhận thêm 40.000 người bị nhiễm HIV. So với năm ngoái, số người sống chung với HIV và AIDS ở Trung Quốc đã tăng lên 100.000 người.

Hầu hết các trường hợp lây nhiễm HIV ở Trung Quốc được phát hiện gần đây đều thông qua quan hệ tình dục, đây là điểm khác biệt so với trước đây khi con đường lây nhiễm loại virus này phần lớn là thông qua truyền máu.

[caption id="attachment_971823" align="aligncenter" width="660"] Hình ảnh đồ họa của Virus HIV. (Ảnh: BBC)[/caption]

Maldives công bố kết quả bầu cử, dù tổng thống đương nhiệm muốn trì hoãn

Sau cuộc bầu cử tổng thống ở Maldives, lãnh đạo đảng đối lập đã giành chiến thắng với số phiếu áp đảo, tuy nhiên tổng thống đương nhiệm trì hoãn công bố kết quả.

Uỷ ban Bầu cử Maldives, hôm thứ Bảy (29/9) đã chính thức tuyên bố lãnh đạo đảng đối lập, ông Ibrahim Mohamed Solih, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, đánh bại Tổng thống đương nhiệm, Abdulla Yameen, người đã tìm cách trì hoãn công bố kết quả bầu cử, theo Reuters.

Tổng thư ký Uỷ ban bầu cử, ông Salah Rasheed cho biết, đảng Dân chủ Maldivian của ông Mohamed Solih giành được 16,8% phiếu bầu trong số 89,2% cử tri bỏ phiếu. (Chi tiết)

[caption id="attachment_971834" align="aligncenter" width="700"] Lãnh đạo Ibrahim Mohamed Solih của đảng Dân chủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Maldives năm nay, ông có mặt tại một sự kiện với những người ủng hộ tại Male, Maldives hôm 24/9. (Ảnh: Reuters)[/caption]

Đại Kỷ Nguyên News

[caption id="" align="aligncenter" width="640" class="hidden-app "]DKN.TV Quý độc giả có thể tải ứng dụng “DKN.TV” trên điện thoại di động để cập nhật tin tức mới nhất trong ngày.[/caption]

ĐIỂM TIN CHIỀU 30/9: Có 4 người Việt trong vụ máy bay lao xuống đầm nước tại Indonesia, Gần 30 tỉnh không tăng biên chế để tuyển thêm giáo viên

Có 4 người Việt trên máy bay Papua New Guinea lao xuống đầm nước

Có 4 người Việt trên máy bay Papua New Guinea lao xuống đầm nước https://ift.tt/2Ir9TCE

Trong vụ máy bay chở khách Papua New Guinea lao xuống đầm phá có 4 công dân Việt Nam. Hiện giới chức trách đang hỗ trợ đưa 4 người này có mặt trên chuyến bay của Air Niugini về nước.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, có 4 công dân Việt Nam là hành khách trong vụ máy bay hãng hàng không Air Niugini của Papua New Guinea trượt khỏi đường băng và lao xuống đầm nước khi đang hạ cánh tại Micronesia ngày 28/9.

[caption id="attachment_971861" align="alignnone" width="960"] Hiện trường nơi xảy ra sự cố rơi máy bay. (Ảnh: Facebook)[/caption]

Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đang phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, Philippines và các cơ quan chức năng trong và ngoài nước để hỗ trợ và hoàn thành các thủ tục cần thiết để sớm đưa bốn công dân Việt Nam về nước, theo VnExpress.

Hiện các hành khách được Air Niugini cung cấp chỗ ở, ăn uống trong thời gian lưu trú tại Micronesia.

[caption id="attachment_971862" align="alignnone" width="653"] Chiếc máy bay rơi đang được cứu hộ. (Ảnh: PLO)[/caption]

Trước đó, chiếc Boeing 737-800 khởi hành từ đảo Pohnpei, Micronesia đến thủ đô Port Moresby, đã gặp sự cố sau khi trượt khỏi đường băng tại sân bay quốc tế Chuuk ở Liên bang Micronesia, một đảo quốc nằm ở Thái Bình Dương, phía Đông Bắc của Papua New Guinea.

Vài phút sau khi máy bay lao xuống đầm nước, ngư dân địa phương nhanh chóng tiếp cận hiện trường cùng đội tàu nhỏ để cứu người. Hãng hàng không cho biết "thời tiết rất xấu, mưa lớn, tầm nhìn kém" vào thời điểm xảy ra sự cố.

Rất may, tất cả hành khách đã được cứu sống an toàn khỏi chiếc máy bay Boeing 737-800 bị ngập nước một phần của hãng hàng không Air Niugini.

Thanh Thanh (Tổng hợp)

Đổ lỗi cho cấm vận, Triều Tiên ‘ngang nhiên’ tuyên bố không giải giáp đơn phương

Đổ lỗi cho cấm vận, Triều Tiên ‘ngang nhiên’ tuyên bố không giải giáp đơn phương https://ift.tt/2Ir4SKx

Phát biểu hôm 29/9 tại Đại hội đồng LHQ, Ngoại trưởng Triều Tiên nhấn mạnh nước này sẽ không bao giờ đơn phương giải trừ vũ khí hạt nhân, theo Nikkei Asian Review.

Trong bài phát biểu, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho kêu gọi tuyên bố chấm dứt chiến tranh, và nhấn mạnh: "Nhận thức rằng các biện pháp trừng phạt có thể khiến chúng tôi quỳ gối là một sự ‘mơ hão’ của những kẻ không biết gì về chúng tôi”.

Ông Ri cho rằng việc Triều Tiên đã ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), và tháo dỡ một địa điểm thử hạt nhân, là một thiện chí tốt đẹp, nhưng chưa thấy sự đáp lại tương ứng từ phía Washington.

"Nếu không có sự tin cậy đối với Mỹ, sẽ không có sự tin tưởng về sự an toàn của đất nước chúng tôi, và trong hoàn cảnh như vậy, không thể nào chúng tôi lại đơn phương giải giáp chính mình trước", ông Ri lưu ý.

"Ngược lại, thay vì giải quyết mối lo ngại của chúng tôi về việc không có một hệ thống cai trị hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, Mỹ lại nhấn mạnh ‘giải trừ vũ khí hạt nhân trước tiên’, và tăng áp lực bằng cách trừng phạt để đạt được mục đích của họ một cách cưỡng bức, và thậm chí phản đối ‘tuyên bố kết thúc chiến tranh’”, ông Ri nói thêm, ý muốn đề cập đến một tuyên bố “kết thúc chiến tranh” 65 năm sau thỏa ước tạm ngừng Chiến tranh Triều Tiên, mà cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều đã yêu cầu Mỹ chấp nhận.

[caption id="attachment_971698" align="alignnone" width="576"]Phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho đổ lỗi sự bế tắc trong giải trừ vũ khí hạt nhận là do “những biện pháp cưỡng bức" của Mỹ. Phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho đổ lỗi sự bế tắc trong giải trừ vũ khí hạt nhân do “những biện pháp cưỡng bức" của Mỹ. (Ảnh: UPI Kyodo)[/caption]

Mô tả Triều Tiên như một đất nước ‘yêu chuộng hòa bình’, tập trung vào cải thiện nền kinh tế, ông Ri nói cam kết của Triều Tiên thực hiện thỏa thuận đã đạt được giữa lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore vào tháng 6/2018, là "kiên định, vững chắc".

Trong tuần lễ ở New York, nhà ngoại giao hàng đầu của Triều Tiên cố tránh không làm bất cứ điều gì gợi sự quan tâm chú ý quá nhiều của người khác. Ông Ri đã gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, cũng như Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, nhưng tránh xuất hiện trước công chúng, và né tránh trả lời các câu hỏi của phóng viên .

Về phía Mỹ, Washington đã sử dụng phương tiện truyền thông tại phiên họp Đại hội đồng, để thông báo về chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ đến Bình Nhưỡng vào tháng tới, đồng thời đưa ra gợi ý rằng một hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa ông Trump và ông Kim sẽ được công bố trong thời gian ngắn.

Ông Trump đã cho thấy sự lạc quan của mình về quan hệ Mỹ - Triều, thường xuyên ca ngợi đối tác Triều Tiên, và coi đột phá ngoại giao với Bình Nhưỡng là một trong những thành công chính trị của ông.

Hôm 27/9, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo chủ trì một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Triều Tiên, với sự tham gia của 15 Ngoại trưởng các nước thành viên. Tham gia cuộc họp còn có Ngoại trưởng của Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước không phải là thành viên, nhưng được mời tới. Tuy nhiên ông Ri đã vắng mặt.

Tại cuộc họp này, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nhấn mạnh tất cả các nước cần phải thực hiện các biện pháp trừng phạt cho đến khi Triều Tiên giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Điều này đòi hỏi  các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an là Nga và Trung Quốc - vốn là đồng minh của Bình Nhưỡng - hiểu rõ và chấp nhận vấn đề.

Ngoại trưởng của cả Nga và Trung Quốc yêu cầu Hội đồng xem xét giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt, để đáp những động thái thiện chí của Triều Tiên thời gian qua.

Phạm Duy

Vấn đề của giáo dục có phải chỉ ở giáo trình và cải cách?

Vấn đề của giáo dục có phải chỉ ở giáo trình và cải cách? https://ift.tt/2Qg9sxA

Sau những bê bối của ngành giáo dục, một câu chuyện chẳng hề mới như giáo trình đã được dạy bao nhiêu năm của Công nghệ giáo dục lại thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Tranh luận diễn ra vượt quá mức độ tôn trọng mọi ý kiến và trở thành những cuộc cãi vã với lý lẽ và lời lẽ không thể thiếu văn hoá hơn. Đó chính là kết quả trực diện nhất, minh chứng hùng hồn nhất về chất lượng của giáo dục.

Một thế hệ người Việt không biết cách tranh luận, không biết cách bày tỏ, bảo vệ quan điểm và càng không biết cách lắng nghe, phân tích, tổng hợp. Đó là kết quả của giáo dục và khả năng kế thừa những di sản văn hoá truyền thống. Vậy thì vấn đề cần tranh luận có phải chỉ ở những cải cách, thử nghiệm, giáo trình? 

Trong điều di huấn thứ 20 của samurai chân chính bậc nhất nước Nhật thời Minh Trị Duy Tân – Saigo Takamori có viết:

Cho dù có lý luận, phương pháp hoàn hảo đến đâu mà chính người nói không phải là người tốt thì khó mà thực hiện. Trước tiên, phải có người tốt rồi mới có phương pháp. Con người là tài sản quý giá nhất và quan trọng nhất. Chính chúng ta phải cố gắng trở thành con người như vậy.

Như vậy, tài sản quý giá nhất chính là con người, có con người tốt thì sẽ có phương pháp tốt, có phương pháp tốt mà bản thân người làm không tốt thì cũng khó có ai nghe theo, khó có được hiệu quả như mong đợi. Vậy chẳng phải cần có người thầy tốt, người lãnh đạo tốt, người vạch ra những phương hướng, thực hiện phương pháp tốt trước tiên hay sao? Sau khi có được nhân cách tốt, người ta sẽ vạch ra được đường lối và phương pháp tốt, rồi lại phải thực hành làm người tốt để có thể triển khai phương pháp tốt đó cho hiệu quả và nhận được sự đồng tình nhiều nhất.

Nhìn lại giáo dục hiện nay, mục tiêu được ghi trong Nghị quyết Đại hội 7 là “nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”. Mục tiêu của giáo dục lại không có chỗ nào ghi để làm người tốt, để có đủ năng lực quan sát, đánh giá các sự vật hiện tượng xung quanh mình.

[caption id="attachment_968003" align="alignnone" width="808"] Mục tiêu của giáo dục thời nay đã khác xa với mục đích giáo dục chân chính. (Ảnh: linkedin.com)[/caption]

Nhìn lại người thầy, còn có nhiều những người thầy coi nghề giáo là một nghề kiếm cơm như bao nghề khác, chứ không phải là một sứ mệnh, một trách nhiệm đòi hỏi sự cống hiến cho xã hội và các thế hệ tương lai. Nhìn lại những người có chức trách trong ngành giáo dục các cấp, vẫn có ngày càng nhiều những bê bối của họ bị phanh phui, để lại bức xúc và lo ngại trong lòng người dân cả nước.

Thế là bản thân con người và định hướng phát triển con người còn chưa tốt, thì dù có nghĩ ra phương pháp gì cũng chỉ đều là để cắt tỉa, sửa sang cái phần ngọn mà thôi.

Người làm thầy, người định hướng và chịu trách nhiệm trong ngành giáo dục trước tiên phải đứng hạng cao nhất về đạo đức và tri thức. Những người làm giáo dục phải có hành động, phát ngôn và cách sống tốt để cả xã hội noi theo. Trò xem thầy như kiểu mẫu để sống. Thầy không làm gương được, làm sao trò đặt niềm tin vào thầy mà nghe thầy giảng đạo? Người làm giáo dục mà chỉ nghĩ đến thu vén lợi ích cá nhân, nhóm lợi ích này kia, thì có nghĩ ra phương pháp, giáo trình, cải cách hay đến mấy cũng chẳng ai muốn theo.

Bởi danh không chính, ngôn không thuận, thì nói ai nghe? Không chỉ có thầy làm gương cho trò, mà người trên phải làm gương cho người dưới trong ý thức chung về trật tự xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong thuyết chính danh.

Vạn Thế Sư Biểu (Người Thầy của muôn đời) - Khổng Tử đã thể hiện quan điểm về thuyết chính danh này qua lời nói với Tử Lộ rằng: “Danh không hợp thì lời nói sẽ không thuận, nói không thuận thì việc không thành. Việc không thành thì lễ nhạc mất trật tự. Lễ nhạc mất trật tự thì hình phạt không đúng đắn, hình phạt không đúng thì dân không biết làm thế nào cho đúng. Vậy người quân tử khi có danh phù hợp với thực thì có thể nói ra được, nói được thì thực hành thông suốt. Quân tử không bao giờ sơ suất với lời nói của mình”. Và lẽ đương nhiên, thượng bất chính, hạ tất loạn”, muốn dạy dỗ người khác, phải sống sao cho có được cái danh cho chính trước đã.

[caption id="attachment_969828" align="alignnone" width="898"] Giáo dục thời nay cần lắm những người thầy có đạo đức, có tâm với nghề... (Ảnh: ĐKN)[/caption]

Tôn Tử cũng nói: “Đạo đức đứng hàng đầu. Đạo nghĩa là sự hiểu biết chung giữa quân tử và dân chúng. Cho nên, dân chúng cam lòng cùng sinh tử với quân chủ mà không ai sợ nguy hiểm”.

Lại cũng có câu tục ngữ cổ: “Không ngừng tích ân đức, có thể sai khiến được cả thiên hạ”.

Thế nên muốn có sự đồng thuận của nhiều người, cho ra được phương cách hay, lý luận giỏi thì chủ thể là con người cần trước tiên phải có phẩm hạnh, biết nghĩ đến người khác. Lúc đó, mọi việc họ làm đều là để tốt cho người khác, cho cộng đồng chứ không phải chỉ bo bo giữ lợi ích bản thân. Hơn nữa, khí chất ngay chính của họ cũng sẽ thu phục được lòng người mà không cần phải tranh luận quá nhiều. Ví như vị giáo sư tâm huyết nọ với đề án giáo dục cải cách của mình, nếu như trong lúc phản biện không có những phát ngôn nói người khác là ngu dốt thì có lẽ dân tình sẽ không có cái lý gì mà mạt sát ông, bất kể công trình của ông có thể là có chỗ hợp lý.

Để cho ra được những lớp người tử tế, thì người làm giáo dục trước tiên phải tử tế.

Thuần Dương

Mùa thu ơi! Hoa sữa cứ nồng nàn, như nhắc nhở những ai còn lỗi hẹn…

Mùa thu ơi! Hoa sữa cứ nồng nàn, như nhắc nhở những ai còn lỗi hẹn… https://ift.tt/2OgbDnR

Vẫn tự nhủ lòng rằng hãy vô vi
Sao nước mắt cứ lăn dài trên má!
Nước mắt mặn vào đêm mưa tầm tã
Nước mắt rơi trên "Giọt nắng vô thường"! (*)

Những câu thơ đau đáu nỗi niềm
Ta là ai giữa mênh mông dâu bể?
Ta đến từ đâu? Cõi bao la? Trần thế?
Nơi ta trở về? Ta biết - chốn bao dung!

[caption id="attachment_971119" align="alignnone" width="700"] Ta là ai giữa mênh mông dâu bể? Ta đến từ đâu? Cõi bao la? Trần thế? (Nguồn ảnh: Japaninme.com)[/caption]

Thuyền qua bến mê cập bến giác khôn cùng
Sóng vẫn cuộn dâng bao điều trăn trở
Nhớ mẹ "mòn đêm vầng trăng" (**) tựa cửa
Dằng dặc mùa đông se sắt đợi cha về...

Nhẹ thênh lòng giữa ở và đi
Vẫn thương cha gửi lại chiến trường cả một đời trai trẻ!
Thơ không khóc mà trái tim nhỏ lệ
Nước mắt Phật rơi trên cõi hồng trần!

[caption id="attachment_970624" align="alignnone" width="640"] Thơ không khóc mà trái tim nhỏ lệ, nước mắt Phật rơi trên cõi hồng trần! (Nguồn ảnh: imgur.com)[/caption]

Mùa thu ơi! Hoa sữa cứ nồng nàn
Như nhắc nhở những ai còn lỗi hẹn ...
Hồ Tây ơi! Hãy trong veo như buổi đầu em đến
"Ngâu đi rồi, xanh còn lại mênh mang" (**)...

Bao xúc cảm trước mùa còn mãi xôn xao
Tâm thanh tịnh hướng về cao xanh lắm!
Giọt nắng thơm gửi lại thềm phố vắng
"Giọt nắng vô thường" thao thức mãi trong tôi!

[caption id="attachment_970716" align="alignnone" width="730"] "Giọt nắng vô thường" thao thức mãi trong tôi! (Nguồn ảnh: Jianshu.com)[/caption]

Bình Nguyên

Chú thích:
(*) Tập thơ "Giọt nắng vô thường" (NXB Hội nhà văn - Tháng 7/2018) của tác giả Trần Huyền Tâm
(**): thơ trong tập "Giọt nắng vô thường"

Vầng trăng sáng có tự khi nào, nâng chén rượu lên hỏi trời cao

Vầng trăng sáng có tự khi nào, nâng chén rượu lên hỏi trời cao https://ift.tt/2RawxmI

Ánh trăng sáng đã làm mê đắm bao thế hệ thi nhân, khiến con người không khỏi tự hỏi về nguồn gốc của mình khi đứng trước cái mênh mông khôn cùng của vũ trụ...

“Vầng trăng sáng có tự khi nào
Nâng chén rượu lên hỏi trời cao
Chẳng biết cung điện trên chốn ấy
Đêm nay đã là đêm năm nào?”

Câu hỏi ấy của Tô Thức cũng là cái thắc mắc muôn thuở của nhân loại tự thuở hoang vu đất trời mới tỏ. Người xưa có câu: “Văn dĩ tải đạo”. Thi nhân, văn nhân xưa vốn là lớp người luôn nhạy cảm, thao thức với thời cuộc, nắm bắt những hơi thở vi tế nhất của thiên nhiên và lòng người.

[caption id="attachment_970124" align="alignnone" width="595"] Chẳng biết cung điện trên chốn ấy, đêm nay đã là đêm năm nào? (Nguồn ảnh: blog.udn)[/caption]

Do vậy, con chữ không chỉ là cuộc chơi của kẻ có học mà còn là chức trách của những người dẫn hướng tư tưởng của thời đại. Ánh trăng ấy đã làm mê đắm bao thế hệ thi nhân, cũng từ đó gây một nan đề trong nhận thức của con người về nguồn gốc của mình khi đứng trước cái mênh mông khôn cùng của vũ trụ. Thi nhân – nhà tư tưởng hơn người thường ở chỗ đó.

Con người sống trong cảnh gió mát trăng thanh, có ai là không vui thích. Nhưng người bình dân thì chấp nhận nó như một hiện tượng muôn năm của thiên nhiên, an hưởng cảnh vui thú ấy như sự đời vốn thế, không có cái suy tư sâu lắng và rộng mở của thi nhân. Thế thôi cũng đã tốt rồi. Đời người ngắn ngủi vô thường, có mấy thời gian mà được hưởng cảnh:

“Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi
Vốn đã quen gió mát trăng trong
Một vò rượu nếp vui gặp gỡ
Chuyện đời tan trong chén rượu nồng”

(Lâm Giang Tiên – Dương Thận)

[caption id="attachment_970130" align="alignnone" width="675"] Một vò rượu nếp vui gặp gỡ, chuyện đời tan trong chén rượu nồng. (Nguồn ảnh: ĐKN)[/caption]

Cảm ơn trăng, đa tạ gió, các vị đã cho chúng ta những giờ phút khoái hoạt bên chén rượu nồng trong câu chuyện đời với bằng hữu. Thế cũng đã đủ sung sướng lắm rồi.

Hay như tài tử Kim Trọng, giai nhân Thúy Kiều sau đoạn đời ly tán, tan rồi lại hợp, chỉ muốn được sống trong cảnh:

“Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”

Vì xưa kia đã có lúc vầng trăng ly biệt từng xẻ làm đôi để cho người ra đi - Thúc Sinh giữ một nửa:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”

Đây là vầng trăng Nguyễn Du viết cho nàng Kiều, một thân phận ở trong cảnh “lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” nên thấm đẫm cái nhân tình thế thái, bận rộn với những buồn thương của kiếp người.

Cho nên, ý tứ của Tô Đông Pha mới đầy phong vị và khác biệt về tư tưởng. Thi nhân từ cõi người, qua ánh trăng mà gửi thắc mắc của mình lên thiên giới.

“Vầng trăng sáng có tự khi nào
Nâng chén rượu lên hỏi trời cao
Chẳng biết cung điện trên chốn ấy
Đêm nay đã là đêm năm nào”

[caption id="attachment_970403" align="alignnone" width="700"] Chẳng biết cung điện trên chốn ấy, đêm nay đã là đêm năm nào (Nguồn ảnh: Pinterest)[/caption]

Bốn câu thơ trên là ở trong bài “Thủy điệu ca đầu” của Tô Thức, tức Tô Đông Pha. Đêm Trung Thu năm Hy Ninh thứ 9 đời Tống Thần Tông (tức năm Bính Thìn 1076), Tô Thức uống rượu vui đến sáng, nhớ đến em là Tử Do (tức Tô Triệt) mà làm bài từ này. Tô Triệt, em trai nhưng cũng là bạn văn, vốn dĩ cũng chung niềm suy tư của những trí thức tài hoa tri kỷ.

Đêm ấy Tô Thức uống rượu say ngất ngưởng rồi múa may dưới bóng trăng, cũng múa bút mà gửi đôi lời nhắn nhủ lên trời cao. Phong cách ung dung tiêu sái ấy không kém Lý Bạch sống cách đó mấy trăm năm uống rượu say rồi nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà thác.

Thi nhân thắc mắc nơi thiên giới ấy đã là năm tháng nào như một người xa quê đã lâu ngày bất giác bồi hồi tự hỏi: “Quê nhà năm đó bây giờ ra sao?”. Nhưng ký ức xưa giờ đã phai nhạt quá, cái tình người đã gắn bó với nhân gian quá nên thi nhân lại e trên ấy lạnh lẽo chẳng nóng ấm tình người.

“Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,
Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,
Trên cao kia lạnh buốt.”

Cho nên, nửa muốn lên tiên giới, nửa bị nhân tình kéo xuống nhân gian. Chỉ có thể ở nơi lưng chừng:

“Đứng dậy múa giỡn bóng
Cách biệt với nhân gian”

Rồi vẫn lại những ngậm ngùi của kiếp người, những nỗi lòng của kẻ tài hoa bất đắc chí mà có lúc bên mình vắng lặng, đêm thu trăng sáng mà ngắm trăng, uống rượu, làm thơ một mình:

“Sao cứ biệt ly thì trăng tròn?
Ðời người vui buồn ly hợp,
Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ,
Xưa nay đâu có vạn toàn.”

[caption id="attachment_970467" align="alignnone" width="700"] Sao cứ biệt ly thì trăng tròn? Ðời người vui buồn ly hợp (Nguồn ảnh: Jianshu.com)[/caption]

Chúng ta cũng sẽ gặp lại những ưu tư như thế trong bài Tĩnh Dạ Tứ của thi tiên Lý Bạch:

“Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”

Lý Bạch vốn người Cam Túc, nhưng sinh trưởng ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long, thuộc Miên Châu, Tứ Xuyên. Cả cuộc đời Lý Bạch phiêu bạt giang hồ, có lúc làm đại trí thức, kẻ tài hoa siêu quần bạt chúng được ân sủng chốn cung đình, có khi bị thất sủng tìm vui ở giữa thế gian.

Lý Bạch cứ đi, đi mãi, đi tìm lý tưởng của mình trong thơ và Đạo. Nhưng thi tiên cũng có lúc chồn chân mỏi gối. Đấy là lúc thi tiên bâng khuâng khi gặp ánh trăng mê mẩn giữa một mái nhà tranh trong núi sâu rừng thẳm hay giữa quán trọ đời.

Hai câu đầu tả cảnh, lấy ánh trăng làm duyên cớ.

Hai câu sau tả tình. Ta nhìn thấy sự ngạc nhiên của Lý Bạch khi thấy ánh trăng ở đầu giường. Người ngước mắt lên nhìn ánh trăng dịu dàng đằm thắm rồi cúi mặt lặng sâu trong niềm nhung nhớ. Hình như ta nghe có tiếng người khe khẽ thở dài. Hai câu thơ trên chính là một thể đối.

Ngẩng đầu - cúi đầu
Nhìn - nhớ
Trăng sáng - cố hương

Khoảng cách giữa cái ngẩng đầu và cúi đầu ấy chính là một niệm, một niệm đưa Lý Bạch về với cố hương xa tít tắp.

[caption id="attachment_970416" align="alignnone" width="720"] Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cúi đầu nhớ cố hương (Nguồn ảnh: Pinterest)[/caption]

Điểm mấu chốt là cố hương nào? Cam Túc hay Tứ Xuyên?

Ta nhớ rằng, Lý Bạch không chỉ là một trí thức, một nhà thơ mà còn là một người tu Đạo. Ông còn được gọi là Thi Tiên, Tửu Tiên, Trích Tiên Nhân. Bạn văn Hạ Tri Chương thì gọi ông là Thiên Thượng Trích Tiên (ông tiên bị giáng trần lưu đày).

Cả cuộc đời Lý Bạch chẳng cầu công danh, chỉ muốn làm bạn với thiên nhiên sông núi và những tâm hồn khoáng đạt. Đấy là chí hướng của bậc tu Đạo thời xưa. Lý Bạch đã từng khắc khoải với nỗi buồn không về được tiên giới trong bài thơ nổi tiếng “Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân”:

Dịch nghĩa:

Bỏ ta mà đi
Ngày của ngày qua không giữ được
Làm rối lòng ta
Ngày của ngày nay biết bao chuyện ưu phiền
Gió dài vạn dặm đưa cánh nhạn thu bay đi
Trước cảnh ấy chỉ có thể say trên lầu cao
Văn chương Bồng Lai có cái cốt cách Kiến An
Trung gian lại có ông Tiểu Tạ phong cách tuyệt vời
Mang đầy hứng khởi, ý tứ hùng tráng bay lên
Muốn lên đến trời xanh để nắm bắt vầng trăng sáng
Rút đao chém xuống nước nước càng chảy mạnh
Nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm
Con người ta ở nơi trần thế nếu chưa thoả ý
Sớm mai xoã tóc luớt chiếc thuyền nhỏ rong chơi.

[caption id="attachment_970439" align="alignnone" width="700"] Ngày của ngày nay biết bao chuyện ưu phiền, gió dài vạn dặm đưa cánh nhạn thu bay đi (Nguồn ảnh: lifgoo.com)[/caption]

Từ ý tứ ấy, thì cố hương đây không phải là Cam Túc hay Tứ Xuyên mà là nơi miền thượng giới. “Cố hương” lại chữ đối chữ với “trăng sáng”, nó phải mang tầm vóc tương đương, thì rõ ràng nó không phải là chốn nhân gian rồi.

Tất nhiên, lối thơ của người xưa là mượn cảnh mà tả tình, ngôn tại ý ngoại. Vầng trăng chỉ là hình tượng gợi nỗi nhớ cố hương của thi nhân ở nơi thiên thượng. Lý Bạch có lẽ không hẳn là người lữ khách nhớ nhà bình thường như suy diễn của hậu thế. Ông là tiên ông giáng trần (Thiên Thượng Trích Tiên) nhớ về cố hương ở chốn cao xanh thăm thẳm.

Có lẽ thừa hưởng cái tinh thần ấy của người xưa, một nhà thơ vĩ đại khác của xứ Việt là Tản Đà đã viết trong bài “Muốn làm thằng Cuội”:

Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.

Tiếng thở dài chán nản của người bất đắc chí ư? Không, đó chỉ là nỗi tiếc nuối của người sinh sau đẻ muộn, muốn nối chí của người xưa nhưng thời thế nay đã khác.

Hình như vẫn là chị Hằng sáng tỏ của thời Lý Bạch, Tô Thức, nhưng quan niệm của thế gian nay đã khác rồi. Hậu thế đã không còn hiểu được tiền nhân, chỉ còn Tản Đà lạc lõng ở lại.

Con người mang hồn của thời Đường, Tống, của muôn năm cũ ấy, hồn đã muốn bay về với cung Quế nhưng vì sinh nhầm thời nên thân xác nặng nề đành rơi rớt lại. Nên còn ì ạch mãi với thế gian. Vậy nên thi nhân đã nhỡ chuyến tàu lên cung Quảng Hàn với tiền nhân. Nên chán, nên buồn.

[caption id="attachment_970098" align="alignnone" width="653"] (Nguồn ảnh: Goody25)[/caption]

Cảm hứng của thi nhân xưa với ánh trăng quả là vô tận. Nếu bàn nữa có lẽ đến mùa Trung Thu sau cũng chưa hết. Tác giả cũng chỉ mong chấm phá vài nét để trợ hứng giúp bạn đọc trong mùa vui Trung Thu.

Ngắm trăng cũng là một cái thú, với điều kiện là lòng không lo buồn, tâm phải tĩnh lặng, đừng bàn thế sự, cấm tiệt chuyện làm ăn, chỉ nói chuyện gió trăng mà thôi. Xung quanh cũng đừng ồn ã mới có thể khêu gợi nhã hứng. Đặc biệt lại có ấm trà ngon, chậu hoa quỳnh đang nở thì còn gì bằng. Lúc ấy ta sẽ có thể họa may gần hơn với cảnh ý của người xưa để phần nào hiểu được những thông điệp từ quá khứ.

Tỉnh Thức