Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

GS Nguyễn Minh Thuyết: ‘Sẽ công bố chương trình Giáo dục phổ thông mới vào tháng 10’

GS Nguyễn Minh Thuyết: ‘Sẽ công bố chương trình Giáo dục phổ thông mới vào tháng 10’ https://ift.tt/2xMOj7A

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu chương trình mới là phát triển phẩm chất và năng lực của người học.

GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định sẽ công bố chương trình Giáo dục phổ thông mới vào tháng 10, Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông mới cho biết trong buổi công tác tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ngày 29/9, theo Tiền Phong.

"Hiện tại Ban soạn thảo đã chỉnh sửa, hoành chỉnh chương trình và đang gửi Bộ để hoành chính thông tư. Dự kiến tháng 10 sẽ công bố chương trình Giáo dục phổ thông mới", ông Thuyết nói.

[caption id="attachment_971187" align="alignnone" width="660"] GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, sẽ công bố chương trình Giáo dục phổ thông mới vào tháng 10. (Ảnh: Tiền Phong)[/caption]

Về câu hỏi, liệu Bộ GD&ĐT có "vừa đá bóng vừa thổi còi" khi Bộ trực tiếp soạn thảo chương trình khung vừa làm SGK, vừa thẩm định, ông Thuyết khẳng định: "Không có chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi".

Theo Tổng chủ biên thì việc Bộ phải biên soạn SGK là để phòng ngừa, tránh rủi ro khi triển khai chương trình mới. Bởi, chẳng may các đơn vị bên ngoài không viết được trọn bộ SGK mà chỉ vài cuốn riêng lẻ thì học sinh vẫn có để dùng.

Thông tin thêm về việc này, ông Nguyễn Viết Lộc, Chánh văn phòng Bộ GD&ĐT, cho biết hội đồng thẩm định theo thông tư 14 đã thẩm định xong chương trình. Tháng 10, Bộ GD&ĐT sẽ công bố chương trình khung giáo dục phổ thông mới.

Cũng theo ông Lộc, trong tháng 10, theo quy trình về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành thông tư về chương trình khung giáo dục phổ thông mới. Sau đó, bộ sẽ tổ chức chỉ đạo việc biên soạn một bộ sách giáo khoa đảm bảo công khai, minh bạch.

Tiếp đó, Hội đồng thẩm định quốc gia tổ chức thẩm định sách giáo khoa, trong đó bao gồm sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT chỉ đạo và các bộ sách giáo khoa khác do tập thể và cá nhân, tổ chức biên soạn, báo Soha đưa tin.

Sau khi thẩm định xong, Bộ GD&ĐT sẽ làm hướng dẫn biên soạn tài liệu giáo dục địa phương và phê duyệt cho phép sử dụng sách giáo khoa dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia.

Bộ GD&ĐT sẽ hướng dẫn cơ sở giáo dục lựa chọn và sử dụng sách. Đồng thời, bộ cũng ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên sư phạm, các chương trình đào tạo bồi dưỡng đi kèm và tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT còn hướng dẫn các địa phương thực hiện đề án cơ sở vật chất sau khi Thủ tướng ban hành.

Mạnh Tiến (TH)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét