Chi tiết về thỏa thuận gây tranh cãi mà Vatican và Trung Quốc đã ký kết cuối tuần trước liên quan tới tương lai các giám mục Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ.
Thỏa thuận "tạm thời" lịch sử, được ký kết sau nhiều năm đàm phán trong im lặng giữa Toà thánh và Bắc Kinh.
Theo ký giả Mimi Lau của tờ SCMP, thỏa thuận này đã gây ra nhiều tranh cãi hơn những gì các nhà phê bình nói rằng đó là năng lực hạn chế trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề gai góc giữa hai bên.
"Thoả thuận này là một bước nhỏ nhưng quan trọng. Có rất nhiều vấn đề sẽ mất nhiều năm, thậm chí lên đến một hoặc hai thế hệ để giải quyết", theo Cha Jeroom Heyndrickx, người đang sống tại Brussels, là thành viên của Ủy ban Vatican về Trung Quốc.
Những người ủng hộ thoả thuận cho rằng nó sẽ giúp hiệp thông Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, nhưng những người chỉ trích cho rằng thoả thuận sẽ "phủi sạch" mọi hy sinh đau khổ mà các tín hữu của nhà thờ hầm trú phải chịu đựng trong hàng chục năm qua ở Đại lục.
Giáo hoàng Phanxicô (Francis) đã phát hành một lá thư dài gửi 12 triệu người Công giáo Trung Quốc hôm thứ Tư (26/9) nhằm cố gắng giải thích những gì ẩn giấu phía sau thoả thuận. Nhưng liệu các tín hữu tại Trung Quốc có thể chữa lành vết thương của qúa khứ và vượt qua những trở ngại còn lại để đạt được sự hiệp thông trọn vẹn giữa tất cả những người Công giáo Trung Quốc?
[caption id="attachment_970377" align="aligncenter" width="700"] Giáo hoàng Francis tại Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)[/caption]
Thoả thuận "tạm thời" với chính phủ Trung Quốc nhằm chấm dứt một cuộc đấu tranh quyền lực kéo dài 60 năm giữa Toà thánh và Trung Quốc. Cuộc chiến khởi đầu khi chính quyền Đại lục phong chức cho 2 giám mục vào năm 1958 mà không có sự chấp thuận của Giáo hoàng.
Giáo hoàng Phanxicô cũng sẽ có tiếng nói cuối cùng trong việc lựa chọn các giám mục Trung Quốc trong tương lai. Dự kiến các cơ quan và các nhà thờ bị trừng phạt tại Bắc Kinh sẽ đề cử một nhóm ứng viên trước khi họ được Vatican xem xét độc lập bởi Giáo hoàng Vatican.
[caption id="attachment_970389" align="aligncenter" width="619"] Giáo hoàng Phanxicô chào đón du khách đến từ Trung Quốc tại quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican. (Ảnh: TIZIANA FABI / AFP / Getty Images)[/caption]
Các nhà xã hội học và chức sắc tôn giáo nói rằng, điều này dường như như là một sự thoả hiệp với Trung Quốc, mà trước đây đã xem những người được lựa chọn là một vấn đề thuộc chủ quyền.
Tương lai của hơn 30 giám mục thuộc nhà thờ hầm trú vẫn là một trong những câu hỏi lớn nhất chưa được trả lời liên quan đến thỏa thuận, theo SCMP.
Triệu Hằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét