Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Một nửa số cá voi sát thủ trên thế giới sẽ sớm biến mất do bàn tay con người

Một nửa số cá voi sát thủ trên thế giới sẽ sớm biến mất do bàn tay con người https://ift.tt/2QdFeva

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science, số lượng cá voi sát thủ còn lại trong tự nhiên có thể bị suy giảm một nửa trong vòng 30 đến 50 năm tới.

Năm 1979, Mỹ đã ban hành lệnh cấm chất polychlorinated biphenyls (PCB) - một nhóm hóa chất nhân tạo được sử dụng trong các thiết bị điện bao gồm chất cách điện, tụ điện và máy biến áp, nhiều quốc gia khác cũng đã ban hành lệnh cấm tương tự. Bốn mươi năm đã trôi qua, nồng độ PCB hiện tại vẫn còn đủ cao để dẫn tới nguy cơ tiêu diệt quần thể cá voi sát thủ (Orcinus orca), số lượng cá thể sẽ giảm dần theo thời gian trong 50 năm tới.

Để xác định chính xác mức độ PCB hiện đang ảnh hưởng đến sức khỏe của cá voi sát thủ, các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu của họ với các tài liệu hiện có để tính mức PCB trong hơn 350 cá thể cá voi trong các nhóm trên toàn thế giới, đây cũng là số lượng cá voi lớn nhất từng được nghiên cứu từ trước tới nay. Nghiên cứu này nhằm cho thấy những hậu quả mà chất PCB gây ra trên hệ thống miễn dịch của cá voi sát thủ cũng như tỷ lệ tử vong của chúng và con cái chúng trong khoảng thời gian 100 năm.

[caption id="attachment_971269" align="alignnone" width="448"] Số lượng cá voi sát thủ ngày một giảm do con người xả thải hóa chất độc hại...[/caption]

Jean-Pierre Desforges, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Aarhus ở Đan Mạch, cho biết: “Chúng tôi thấy rằng hơn một nửa số quần thể cá voi sát thủ được nghiên cứu trên toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi PCB”.

Đặc biệt nặng nề là quần thể trong và xung quanh eo biển Gibraltar, đông bắc Thái Bình Dương và các đại dương xung quanh Brazil, Anh. Ở những khu vực này, các mô hình cho thấy số lượng cá voi sát thủ đã giảm đi một nửa trong 50 năm qua.

Ailsa Hall, người đã giúp thiết kế các mô hình được sử dụng bởi Đơn vị nghiên cứu động vật có vú biển ở Scotland cho biết thêm: “Trong những khu vực này, chúng tôi hiếm khi quan sát thấy được cá voi sát thủ mới sinh”.

Điều này đặc biệt có vấn đề vì cá voi sát thủ có thời gian mang thai rất dài (18 tháng) và chờ đợi nhiều thập kỷ để đạt đến sự trưởng thành về khả năng sinh sản (20 năm).

Paul Jepson thuộc Hội động vật London, người tham gia nghiên cứu, nói với tờ The Guardian: “Nó giống như ngày tận thế cá voi sát thủ vậy”.

[caption id="attachment_971270" align="alignnone" width="570"] Và cả các hoạt động đánh bắt (Ảnh: SGGP)[/caption]

Số lượng PCB có có trong cá voi sát thủ cao đến mức chúng là mối liên kết cuối cùng trong chuỗi thức ăn rất dài của chúng. Mức độ PCB trong loài động vật có vú này có thể cao tới 1,300 miligam trên một kilogam. Theo các nhà nghiên cứu chỉ ra, chỉ cần 50 mg mỗi kg là đủ để khiến loài này có khả năng vô sinh và tổn thương hệ thống miễn dịch.

Tất nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết PCB cũng chỉ là một trong “những danh sách dài các chất ô nhiễm được biết đến và chưa được biết đến” có trong cá voi sát thủ. Bên cạnh đó, vấn nạn ô nhiễm đại dương, đánh bắt quá mức và tiếng ồn do con người gây ra cũng có thể gây ra những sự tiêu cực cho một trong những loài động vật có vú phổ biến nhất trên hành tinh. 

Nhật Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét