Một lần, Phật Thích Ca Mâu Ni ở vườn Điêu Thụ Cấp Cô Độc ngoại ô phía nam thành Xá Vệ, nói với các đệ tử xuất gia của Ngài rằng: “Vẫn còn đang trong tu luyện, chưa có tỳ kheo có công năng tha tâm thông, làm thế nào thông qua quan sát nghiệm chứng, biết được đó chính là Như Lai đã hoàn toàn chính giác?”.
Các đệ tử đều trả lời rằng: “Những lời dạy của Thế Tôn là cội nguồn để chúng con lý giải Pháp, thỉnh Thế Tôn thuyết Pháp cho chúng con, chúng con sẽ ghi nhớ không quên”.
Phật Thích Ca Mâu Ni bèn nói với các đệ tử rằng:
“Các con có thể từ hai phương diện, mắt nhìn, tai nghe để quan sát, nghiệm chứng. Bởi vì ngôn hạnh của người hoàn toàn chính giác, ắt sẽ không có bất kỳ chút dơ bẩn nào, ắt sẽ không có tình trạng lúc thì minh bạch thanh tịnh, lúc thì hỗn tạp ô nhiễm, ắt sẽ luôn luôn thuần khiết thanh tịnh, chứ không phải thuần khiết thanh tịnh nhất thời. Họ ắt sẽ không hiển lộ lầm lỗi kiểu như tự mãn, ngạo mạn. Bất kể là họ trước hay sau khi nổi tiếng, ắt sẽ tự nhiên hiển hộ ra chính hành, chứ không phải vì e dè, sợ hãi điều gì mà tự ước chế mình. Họ ắt sẽ do nội tâm hoàn toàn trừ sạch tham lam dục vọng mà thể hiện ra rời xa ngũ dục, bất kể là họ ở cùng với tăng đoàn hay ở riêng một mình. Họ ắt sẽ không coi thường, ghét bỏ bất kỳ học trò nào mà họ đã từng dạy bảo, bất kể học trò đó tu được tốt hay không tốt.
Ngoài quan sát, nghiệm chứng bằng mắt nhìn, tai nghe ra, vẫn còn phải tiến thêm bước nữa là hỏi trực diện, để xác nhận những điểm nói trên. Một vị Như Lai hoàn toàn chính giác, đối diện với những câu hỏi trực diện về những vấn đề nói trên, ắt sẽ có câu trả lời khẳng định cho từng vấn đề một, bởi vì những điều này đều đã trở thành phong cách mẫu mực và phẩm chất đặc trưng của Như Lai, mặc dù Như Lai không có ý triển hiện bộc lộ ra.
Các trò nên gần gũi với những người thầy thuyết Pháp như thế này: Đối với Pháp dẫn dắt vào từng tầng từng tầng dần vào thâm sâu. Các học trò theo thầy như thế sẽ càng ngày càng được mọi người tôn trọng. Thầy ấy có thể dạy dỗ bằng phương thức hoàn chỉnh thể hiện so sánh thiện ác. Thầy ấy có thể khiến học trò thông qua những dạy bảo rõ ràng mà sinh ra trí huệ hiện chứng, đạt được chứng quả vị, và đến giải thoát: Mục tiêu dạy dỗ của Như Lai. Như vậy, các học trò có thể nảy sinh tịnh tín đối với Như Lai chính giác hoàn toàn, đối với chính Pháp mà Như Lai khéo dạy dỗ, đối với chính Đạo tu hành của tăng già. Tịnh tín này đối với nghi ngờ của những người khác về Phật, Pháp, tăng già có là cứu cánh hay không, thì các học trò có thể tự tin đưa ra câu trả lời khẳng định.
Bất kỳ người nào, chỉ cần căn cứ vào các điểm như nói ở trên để quan sát, nghiệm chứng, là có thể gây dựng vững chắc tịnh tín đối với Như Lai, không bị dao động bởi bất kỳ ai khác như các Sa Môn khác, Bà La Môn, Trời, Ma, Phạn (Brahma). Đây chính là quan sát, nghiệm chứng căn cứ theo Pháp, biết được người đó đã là Như Lai hoàn toàn chính giác.
[caption id="attachment_969421" align="alignnone" width="750"] Chỉ cần căn cứ vào các điểm như nói ở trên để quan sát, nghiệm chứng, là có thể gây dựng vững chắc tịnh tín đối với Như Lai... (Ảnh: kohreligion.com)[/caption]
Phật giảng Pháp đều có tính nhắm thẳng. Phật Thích Ca Mâu Ni sở dĩ phải nói với các đệ tử làm thế nào phân biệt được chính giác, phải chăng là do Ngài biết, Ngài thấy trước tương lai khi Phật giáo đi vào thời kỳ mạt Pháp, sẽ có một vị Đại Giác Giả đến thế gian cứu độ thế nhân? Trong kinh “Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm” có nói, tương lai sẽ có một vị Đại Giác Giả, vào thời kỳ mạt Pháp “Chuyển chính Pháp Luân”, hồng dương Đại Pháp do Ngài truyền, “Ánh sáng chiếu thế gian”.
(Nguyên văn: “Bỉ vô cấu diện nhật quang minh Chuyển Luân Thánh Vương, tùy bỉ Như Lai, Chuyển chính Pháp Luân, cập niết ~ hậu, hưng kỳ mạt Pháp, nhiên Đại Pháp cự, quang chiếu thế gian giả”).
Phật Thích Ca Mâu Ni sở dĩ giảng Pháp này, chính là để vào thời kỳ mạt Pháp, khiến những người hữu duyên, bao gồm cả những người trong Phật giáo, đi theo Chuyển Luân Thánh Vương, học Đại Pháp mà Chuyển Luân Thánh Vương truyền.
Theo Chánh Kiến
Nhất Tâm biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét