Tờ Breitbart hôm 5/9 đăng bài phân tích bác bỏ lời biện hộ gần đây của giới truyền thông Bắc Kinh đối với nguy cơ các nước lún sâu vào nợ nần từ Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của nhà nước Trung Quốc gần đây đã bác bỏ cáo buộc rằng Bắc Kinh đang sử dụng các khoản tiền khổng lồ cho dự án “Vành đai và con đường” là nhằm mua ảnh hưởng chính trị ở châu Phi.
Tờ báo này viết rằng các doanh nhân châu Phi đang kêu gọi "Trung Quốc cung cấp 60 tỷ USD tài trợ cho sự phát triển của lục địa" và dự đoán rằng sẽ có những "cơ hội kinh doanh lớn trong tương lai".
Bài báo của tờ Hoàn Cầu nhằm bác bỏ cáo buộc rằng một số dự án đắt tiền của Bắc Kinh không thể nào mang lại đủ lợi nhuận để những nước vay tiền hoàn trả nợ, theo Breitbart.
Trong khi có quá nhiều các nhà quan sát lo ngại về các khoản vay Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu vẫn "tìm thấy" các nhà phân tích cho rằng có rất ít lý do để lo lắng về các khoản nợ khổng lồ của các doanh nghiệp tư nhân ở châu Phi.
Tờ báo này lập luận rằng về lý thuyết, chỉ khi các thực thể chính phủ châu Phi triển khai dự án hoàn toàn bằng tiền đi vay mượn, Bắc Kinh mới có thể sử dụng các khoản vay của họ để làm đòn bẩy chính trị. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hứa hẹn rằng họ không có động cơ chính trị và sẽ không bao giờ mơ tưởng đến việc can thiệp hoạt động công quyền tại các quốc gia châu Phi.
[caption id="attachment_931275" align="aligncenter" width="651"] Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaska gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào năm 2007. (Ảnh: AP)[/caption]
Nhưng theo Breitbart, lời biện hộ này là không hợp lý vì một vài lý do. Thứ nhất, vì ranh giới giữa công ty tư nhân và nhà nước ở các nước thế giới thứ ba rất mập mờ. Ngay cả khi các chính phủ châu Phi không sở hữu một phần hoặc toàn phần các doanh nghiệp vay nợ, họ cũng bị sức ép phải tham gia ngăn chặn sự sụp đổ của các doanh nghiệp lớn trong nước. Và dù sao thì các thực thể chính phủ châu Phi cũng đang vay mượn những khoản tiền lớn từ Trung Quốc, trong nhiều trường hợp vượt qua ngưỡng nợ hơn 50% GDP, mức được coi là nguy hiểm cho các nền kinh tế đang phát triển.
Lời biện hộ từ thời báo Hoàn Cầu được đưa ra trong bối cảnh thế giới biết vụ việc Sri Lanka lún sâu vào bẫy nợ của Bắc Kinh, đến mức nước này phải bàn giao một cảng biển quan trọng cùng 15.000 mẫu đất xung quanh đó cho Trung Quốc trong vòng 99 năm. Tổng số nợ của Sri Lanka hiện chiếm khoảng 77% GDP.
[caption id="attachment_931284" align="aligncenter" width="575"] Sri Lanka buộc phải chuyển giao cảng biển quan trọng Hambantota cho Trung Quốc vì lún sâu vào bẫy nợ. (Ảnh: AFP/Getty)[/caption]
Theo Breitbart, các khoản vay của Trung Quốc hấp dẫn đối với các chính phủ của các nước Thế giới thứ ba, chính xác là vì chúng không yêu cầu mức độ kỷ luật tài chính như điều kiện vay của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Thay vào đó, Thời báo Hoàn Cầu đề cập các biện pháp chống tham nhũng nhằm đảm bảo "quản trị tốt", ngăn chặn "tham nhũng và quan liêu" tại địa phương gây cản trở hoạt động đầu tư của Trung Quốc. Điều đó nghe có vẻ giống như sự can thiệp vào chính quyền địa phương mà Trung Quốc tuyên bố không tham dự, theo Breitbart.
The L.A. Times hôm thứ Hai (3/9) phát hiện tình trạng phản ứng dữ dội đang gia tăng từ bên trong Trung Quốc chống lại dự án Vành đai Con đường, bất chấp những tuyên truyền không ngừng nghỉ của chính phủ, trong đó công dân Trung Quốc tự hỏi tại sao rất nhiều tài sản quốc gia của họ bị chuyển sang các nước khác.
[caption id="attachment_931285" align="aligncenter" width="366"] Giáo sư luật Xu Zhangrun chất vấn dự án Vành đai Con đường của Trung Quốc (Ảnh: Chinachange.org)[/caption]
“Tại sao Trung Quốc, một đất nước với hơn 100 triệu người vẫn đang sống dưới mức nghèo khổ, lại đóng vai một kẻ chi tiêu hào nhoáng? Làm sao lại có thể cho phép một sự phóng khoáng bừa bãi như vậy được?", Giáo sư luật Xu Zhangrun chất vấn vào tháng Bảy, LA Times cho biết.
Hoạt động chi tiêu phi lý của Trung Quốc ở châu Phi là một trong những chủ đề mà vị giáo sư 84 tuổi Sun Wenguang đã đề cập đến vào đầu tháng Tám trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), ngay lúc đó cảnh sát xông vào nhà và kéo ông đi. Ông Sun đã được thả sau 10 ngày nhưng ông cho biết mình vẫn đang bị giám sát. Trong thời gian ông bị bắt, vợ ông bị ép buộc phải đưa ra thông báo giả mạo rằng hai ông bà đi nghỉ mát, theo Breitbart.
[caption id="attachment_931299" align="aligncenter" width="651"] Giáo sư Sun Wenguang, 84 tuổi, bị cảnh sát bắt giữ trong khi đang trả lời VOA về hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi (Ảnh: VOA)[/caption]
Mai Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét