Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Điểm tin thế giới 28/9: Mỹ – Nhật tập trận trên Biển Đông gửi thông điệp tới Trung Quốc

Điểm tin thế giới 28/9: Mỹ – Nhật tập trận trên Biển Đông gửi thông điệp tới Trung Quốc https://ift.tt/2N6cvqh

Chiều nay, thứ Sáu ngày 28/9, mục Điểm tin của Đại Kỷ Nguyên News xin gửi tới quý độc giả phần tổng hợp những tin nổi bật trong ngày.

Chiến cơ Mỹ và máy bay tiêm kích Nhật tập trận chung trên Biển Đông

Pháo đài bay B-52, Mỹ và tiêm kích Nhật đã tập trận quân sự chung trên Biển Đông và Biển Nhật Bản hôm thứ Năm, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố hôm thứ Sáu (28/9).

Đây là lần đầu tiên Bộ này công bố về các cuộc tập trận quân sự liên quan tới B-52 tại Biển Đông. Cuộc tập trận gửi tới Trung Quốc một thông điệp về sự hợp tác Mỹ - Nhật, theo Nikkei.

Đây là lần thứ 2 trong vài tháng gần đây, Mỹ - Nhật tập trận quân sự trên Biển Nhật Bản. Các cuộc tập trận tương tự đã diễn ra hồi tháng Bảy.

Cuộc tập trận hôm thứ Năm có phạm vi rộng hơn, bao trùm từ Biển Đông đến Biển Nhật Bản, với sự tham gia của nhiều máy bay chiến đấu xuất phát từ nhiều căn cứ không quân.

[caption id="attachment_969077" align="aligncenter" width="700"] Máy bay B-52 của Mỹ và 2 chiếc tiêm kích F-15 của Nhật đã tham gia tập trận quân sự chung hôm 27/9 để gửi thông điệp tới Trung Quốc. (Ảnh: Courtesy of Japan's Air Self-Defense Force / Nikkei)[/caption]

Myanmar cắt 80% chi phí dự án cảng do Trung Quốc tài trợ

Myanmar đã hạ mức quy mô của dự án cảng biển do Trung Quốc đầu tư tại miền tây Rakhine, từ 7,2 tỷ USD xuống còn 1,3 tỷ USD trước mối lo ngại về "nợ khó trả", theo Nikkei.

Dự án này nằm trong đặc khu kinh tế Kyaukpyu, một bến cảng tự nhiên hướng ra Ấn Độ Dương phù hợp cho các con tàu lớn. Myanma đã có các đường ống dẫn dầu chạy sang Trung Quốc và một cảng có khả năng kết nối các tàu chở dầu 300.000 tấn.

"Myanmar đã thành công trong việc tái đàm phán về cảng biển nước sâu Kyaukpyu. Mô hình mà Myanmar thương lượng [với Trung Quốc] về cảng Kyaukpyu có thể được nhân rộng bởi các nước khác”, theo ông Sean Turnell, Cố vấn kinh tế của Cố vấn nhà nước, bà Aung San Suu Kyi.

[caption id="attachment_969020" align="aligncenter" width="700"] Một cơ sở chuyển giao dầu tại Kyaukpyu. Thành phố cảng hướng ra Ấn Độ Dương là một điểm then chốt trong dự án Vành đai Con đường của Trung Quốc. (Ảnh: nikkei)[/caption]

Trung Quốc bỏ phiếu chống Liên Hợp Quốc xem xét khả năng diệt chủng người Rohingya

Hãng Reuters đưa tin, Trung Quốc, Philippines và Burundi, hôm thứ Năm (26/9), đã bỏ phiếu phản đối Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) thành lập một ban hội thẩm nhằm xem xét bằng chứng về tội ác diệt chủng người Rohingya tại bang Rakhine, Myanmar.

Trong khi 100 quốc gia khác ủng hộ kế hoạch của LHQ, thì Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tại cuộc họp bên lề đã phát biểu rằng vấn đề Rohingya là giữa Myanmar và Bangladesh, không nên phức tạp, mở rộng hay quốc tế hoá. Bắc Kinh hy vọng 2 nước có thể tìm thấy một cách giải quyết thông qua đàm phán và sẵn sàng duy trì một giao thức liên lạc giữa hai bên.

Ông Vương Nghị bổ sung: "Cộng đồng quốc tế, bao gồm UN cũng có thể đóng một vai trò trong việc này". Cuộc họp có sự tham gia của Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres.

[caption id="attachment_969095" align="aligncenter" width="700"] Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. (Ảnh: SCMP)[/caption]

Thủ tướng 93 tuổi của Malaysia chia sẻ với Mỹ cách đối phó Trung Quốc

Thủ tướng Mahathir Mohamad đã chia sẻ "một bài học" với Washington trong việc đối phó với Bắc Kinh.

Tờ Nikkei trích dẫn: "Dù có ai thích hay không, Trung Quốc vẫn còn đó, và Trung Quốc sẽ đóng một vai trò lớn trong các vấn đề của thế giới. Vì vậy, ta phải tìm hiểu làm thế nào để sống chung với Trung Quốc", ông Mahathir phát biểu trong cuộc họp Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) tại Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư.

Ông Mahathir đã thách thức Trung Quốc khi tránh xa các khoản vay được người tiền nhiệm Najib Razak chấp nhận. 

Tại sự kiện CFR, ông Mahathir nói rõ ông không muốn Malaysia phải trở thành đối tượng mang ơn Trung Quốc, hệ quả nếu nước này nhận khoản vay hào phóng của Bắc Kinh để thực hiện các dự án đường sắt cao tốc. 

[caption id="attachment_969140" align="aligncenter" width="700"] Thủ tướng Mahathir Mohamad phát biểu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại New York bên lề Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Nikkei)[/caption]

Israel cáo buộc Iran bí mật tàng trữ vũ khí hạt nhân 

Hôm thứ Năm, tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Israel Netanyahu cáo buộc Iran tàng trữ một kho vũ khí nguyên tử bí mật đươc che đậy bằng các “đạo cụ nguỵ trang”, theo AFP.

Ông Netanyahu đã đưa ra một bức ảnh mà ông nói rằng đó là các cơ sở hạt nhân bí mật của Iran, và thề rằng đất nước ông sẽ không bao giờ để Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.

"Israel sẽ không bao giờ cho phép một nhà nước kêu gọi huỷ diệt chúng tôi phát triển vũ khí hạt nhân. Không phải bây giờ, không phải trong 10 năm tới, không bao giờ. Israel sẽ làm bất cứ điều gì mà đất nước này phải làm để bảo vệ bản thân chống lại sự xâm lược của Iran. Những gì Iran che giấu, Isreal sẽ tìm thấy", ông Netanyahu tuyên bố.

Đại Kỷ Nguyên News

 

[caption id="" align="aligncenter" width="640" class="hidden-app"]DKN.TV Quý độc giả có thể tải ứng dụng “DKN.TV” trên điện thoại di động để cập nhật tin tức mới nhất trong ngày.[/caption]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét