Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

Thai kỳ trọn vẹn: Quá trình phát triển thai nhi trong bụng mẹ (P.4)

Thai kỳ trọn vẹn: Quá trình phát triển thai nhi trong bụng mẹ (P.4) https://ift.tt/2mD7M4v

Có thiên chức làm mẹ, chị em nào cũng hi vọng có được một thai kỳ khỏe mạnh và “mẹ tròn con vuông” vào lúc sinh nở. Muốn vậy, bạn không thể phó mặc hoàn toàn cho bác sĩ, mà cần biết rằng chính bản thân mới là người quyết định. Thực ra, chỉ một chút thay đổi trong tinh thần, lối sống của mẹ sẽ tác động ngay đến sức khỏe của bé. Chuyên gia của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sẽ gửi tới bạn những kiến thức cơ bản nhất từ lúc chuẩn bị mang thai, khi mang bầu… đến tận lúc sinh và sau đó qua loạt bài về thai kỳ cùng các vấn đề liên quan này. Mời các bạn đón đọc!

Trọn bộ: Thai kỳ trọn vẹn

Nhiều bà mẹ khi mang thai thường tự hỏi, con mình phát triển như thế nào trong suốt quá trình mang thai, khi nào thì mình có thể cảm nhận được thai nhi đạp. Em bé ở trong bụng có ngủ không? Phần viết dưới đây sẽ giới thiệu một cách sơ lược những sự kiện chính trong quá trình phát triển của bào thai qua các tuần tuổi.

1. Sự phát triển của thai từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 8

  • Bánh nhau được hình thành.
  • Não và cột sống bắt đầu được hình thành.
  • Tim thai bắt đầu đập. Tim thai có thể phát hiện được bằng siêu âm khi thai được 6 tuần.
  • Mầm chân, tay xuất hiện.
  • Mắt, tai, mũi bắt đầu hình thành.
  • Mí mắt được hình thành nhưng vẫn đóng.
  • Cơ quan sinh dục bắt đầu hình thành.
  • Vào cuối tuần thứ 8 tất cả những cơ quan lớn và hệ thống cơ thể đã được tạo thành và bắt đầu phát triển.

[caption id="attachment_835736" align="alignnone" width="1440"] Trong vòng 8 tuần đầu thai nhi đã hình thành những cơ quan lớn. (Ảnh: drcarlosramirezhernandez.com)[/caption]

2. Sự phát triển của thai ở tuần thứ 9 – 12

  • Mầm răng xuất hiện.
  • Ngón tay và ngón chân được hình thành, móng mềm được hình thành.
  • Xương và cơ bắt đầu lớn lên.
  • Ruột non được hình thành.
  • Xương sống của thai lúc này mềm và có thể gập lại.
  • Da thì mỏng và trong suốt.
  • Bàn tay phát triển hơn bàn chân. Tay dài hơn chân.

[caption id="attachment_835773" align="alignnone" width="960"] Đến tuần thứ 12 ngón chân và ngón tay của thai nhi được hình thành, da mỏng và trong suốt. (Ảnh: The Daisy Foundation)[/caption]

3. Sự phát triển của thai từ tuần 13 – 16

  • Tay và chân lúc này có thể gập lại.
  • Cơ quan sinh dục ngoài được hình thành.
  • Tai ngoài bắt đầu phát triển.
  • Thai nhi có thể nuốt và nghe.
  • Cổ được hình thành.
  • Thận đã hoạt động và bắt đầu tạo nước tiểu.

[caption id="attachment_835783" align="alignnone" width="651"] (Ảnh: Babyologist)[/caption]

4. Sự phát triển của thai từ tuần 17 – 20

  • Thai nhi biết bú mút.
  • Nếu bàn tay được đưa đến gần miệng thì thai nhi có thể sẽ mút ngón cái của mình.
  • Da trở nên nhăn và cơ thể được phủ bởi một lớp chất gây và lông nhỏ.
  • Thai nhi bắt đầu cử động và bạn có thể cảm nhận được sự chuyển động trong bụng (gọi là thai máy)
  • Móng mọc trên đầu các ngón.
  • Túi mật bắt đầu tiết mật – là chất dùng để tiêu hóa thức ăn.
  • Ở thai nhi nữ thì trứng được hình thành trong buồng trứng, ở thai nhi nam thì tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống.
  • Ở giai đoạn này thì có thể xác định được giới tính em bé qua siêu âm.

[caption id="attachment_835841" align="alignnone" width="720"] Thai nhi đã biết bú mút ngón tay của mình trong giai đoạn này. (Ảnh: www.papaenapuros.com)[/caption]

5. Sự phát triển của thai từ tuần 21 – 24

  • Thai nhi biết nấc.
  • Bộ não phát triển nhanh.
  • Ống tạo nước mắt được hình thành.
  • Ngón tay và ngón chân hiện giờ có thể rõ nhìn thấy qua siêu âm.
  • Phổi đã được hình thành đầy đủ nhưng chưa hoạt động được khi ra ngoài tử cung.

[caption id="attachment_835913" align="alignnone" width="640"] Ở giai đoạn từ tuần 21 - 24 não phát triển nhanh, phổi đã được hình thành nhưng chưa thể hoạt động khi ra ngoài tử cung. (Ảnh: Medicalland)[/caption]

6. Sự phát triển của thai từ tuần 25 – 28

  • Mắt thai nhi có thể đóng mở và cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng.
  • Thai có thể đạp chân và duỗi người.
  • Thai nhi có thể nắm tay lại và có đáp ứng với âm thanh.
  • Tế bào phổi bắt đầu tạo ra chất giúp cho sự thở.

[caption id="attachment_835948" align="alignnone" width="620"] Mắt thai nhi đã có thể đóng mở và cảm nhận được ánh sáng. (Ảnh: Pinterest)[/caption]

7. Sự phát triển của thai từ tuần 29 – 32

  • Những sự hình thành các cơ quan quan trọng cơ bản đã xong, giai đoạn này thai nhi tăng cân rất nhanh.
  • Xương đã cứng, nhưng hộp sọ vẫn mềm và di động để em bé được sinh ra.
  • Những vùng khác nhau của não tiếp tục được hình thành.
  • Tóc bắt đầu mọc và lông tơ bắt đầu biến mất.

[caption id="attachment_835957" align="alignnone" width="950"] Tóc bắt đầu mọc và lông tơ bắt đầu biến mất. (Ảnh: emprosnews.wordpress.com)[/caption]

8. Sự phát triển của thai từ tuần 33 – 36

  • Đầu thai nhi thường quay xuống dưới, đây là tư thế để thai nghi được sinh ra.
  • Não tiếp tục phát triển.
  • Da bớt nhăn hơn.
  • Phổi đã trưởng thành và có thể hoạt động khi ra khỏi tử cung.
  • Các kiểu ngủ được hình thành.

[caption id="attachment_835959" align="alignnone" width="620"] Các kiểu ngủ được hình thành trong giai đoạn này. (Ảnh: bebesencamino.com)[/caption]

9. Sự phát triển của thai từ tuần 37 – 40

  • Thai nhi xuống sau phía dưới của khung chậu hơn.

[caption id="attachment_835993" align="alignnone" width="640"] Thai nhi bắt đầu xuống sau phía dưới khung chậu. (Ảnh: Timetoast)[/caption]

  • Mỡ được tích tụ nhiều hơn, đặc biệt ở quanh khuỷu, gối và vai.
  • Giai đoạn này thai nhi tăng khoảng 220 g mỗi tuần.

Bác sĩ Nguyễn Đức Trường, Khoa Sản Phụ, Bệnh viện FV, Hồ Chí Minh
Theo American College of Obstetrics and Gynecology

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét