Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Tìm hiểu về tranh ‘Tứ bình’: sự huyền ảo uyên thâm trong nội hàm văn hóa truyền thống

Tìm hiểu về tranh ‘Tứ bình’: sự huyền ảo uyên thâm trong nội hàm văn hóa truyền thống https://ift.tt/2xK0h1Y

Tứ Bình là những bộ bốn bức tranh đi cùng nhau, rất được ưa chuộng vào dịp Tết. Bởi không chỉ là tranh Tết, bởi mang ý nghĩa nội hàm rộng lớn nên tranh tứ bình phù hợp với cả bốn mùa trong năm. Những lời thơ đề tựa trên tranh thể hiện tâm thái an nhiên tự tại khi sống trong đạo của thiên nhiên, của đất trời.

Xuân du phương thảo địa

Hạ thưởng lục hà trì

Thu ẩm hoàng hoa tửu

Đông ngâm bạch tuyết thi.

(Mùa Xuân du ngoạn trên cỏ thơm

Mùa Hạ thưởng sen trong đầm xanh

Mùa Thu uống rượu dưới bóng vàng hoa cúc

Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng)

[caption id="attachment_970122" align="alignnone" width="700"] (Ảnh: hiephoitranhviet.com)[/caption]

Trong bất kỳ khoảng khắc nào, con người cũng có thể buông tâm phàm, hưởng thú tiêu dao, ung dung tự tại, bình lặng thưởng trà, ngắm tranh, ngâm nga thi phú và chiêm nghiệm trần ai thế thái. Được như vậy thì so với cảnh giới thần tiên cũng chẳng còn bao xa. Đó cũng là ước vọng cao cả của người xưa.

[caption id="attachment_219619" align="alignnone" width="700"]94516_0_1450770384 (Ảnh: hiephoitranhviet.com)[/caption]

Nếu như tứ bình là đề cập đến hình thức, tứ quý lại là chủ nói về nội dung, là bốn nội dung được người xưa chọn lựa thể hiện cùng nhau, ví dụ như bốn loại hoa, bốn mùa, bốn loài chim... Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa.

Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá kề cận. Cho tới nay, tứ quý trở thành một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ. Tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng trong văn hoá truyền thống.

[caption id="attachment_219617" align="alignnone" width="635"]1301068524 (Ảnh: hiephoitranhviet.com)[/caption]

Còn một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên biểu tượng trang trí của tranh tứ quý đó là quan niệm về bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua.

Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ hai là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…

[caption id="attachment_219621" align="alignnone" width="700"]25ecc352b67df8dd311f7c6997556450 (Ảnh: hiephoitranhviet.com)[/caption]

Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức…

Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong bộ bài, bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn.

[caption id="attachment_219623" align="alignnone" width="700"]94516_0_1450770384 (Ảnh: hiephoitranhviet.com)[/caption]

Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nên đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.

Có thể thấy, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý không chỉ để trang trí trong nhà hay để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn, sung túc cho gia đình. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. Ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số…

[caption id="attachment_219622" align="alignnone" width="700"]32tr (Ảnh: hiephoitranhviet.com)[/caption]

Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.

Vinh Hoa tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét