Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Trung Quốc ‘chơi trò vung tiền’ lôi kéo nhân tài công nghệ Đài Loan

Trung Quốc ‘chơi trò vung tiền’ lôi kéo nhân tài công nghệ Đài Loan https://ift.tt/2CqFcyk

Một khoản tiền lương "khủng", tám chuyến thăm nhà miễn phí mỗi năm và một căn hộ trợ giá. Đó là những điều kiện công việc "mơ ước" mà một kỹ sư Đài Loan đơn giản là không thể chối từ.

Một kỹ sư kỳ cựu, người từng làm việc cho những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất chip của Đài Loan, bao gồm Tập đoàn United Microelectronics Corporation, đã nhận được lời đề nghị hấp dẫn từ một nhà sản xuất chip của Trung Quốc vào năm ngoái và hiện đang giám sát một nhóm nhỏ tại xưởng sản xuất tấm wafer (một bộ phận của chip điện tử) ở miền Đông Trung Quốc.

Ông là một trong nhiều chuyên gia kỳ cựu của Đài Loan nhận được lời mời để chuyển sang làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn đang bùng nổ và phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.

Từ năm 2014, nỗ lực thu hút nhân tài từ Đài Loan đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách của Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp. Sau khi Trung Quốc nhận thức rõ mức độ phụ thuộc sâu sắc vào các chip điện tử nước ngoài, một chi tiết không thể thiểu trong các sản phẩm công nghệ cao, từ điện thoại thông minh cho đến vệ tinh quân sự, theo The Epoch Times.

Năm 2017, Trung Quốc đã nhập khẩu 260 tỷ USD mặt hàng bán dẫn từ Hoa Kỳ, nhiều hơn cả dầu thô. Thêm vào đó, chíp điện tử sản xuất tại Trung Quốc chỉ đáp ứng được gần 20% nhu cầu nội địa, theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc.

Tính riêng trong năm nay, hơn 300 kỹ sư lành nghề của Đài Loan đã chuyển đến làm việc cho Trung Quốc. Kể từ khi Bắc Kinh thành lập ngân quỹ 22 tỷ đô la để phát triển ngành sản xuất chip điện tử vào năm 2014, Trung Quốc đã lôi kéo gần 1.000 kỹ sư Đài Loan tới đại lục làm việc, theo ước tính của H&L Management Consultants, một công ty tuyển dụng tại Đài Bắc.

[caption id="attachment_931603" align="aligncenter" width="660"] Nhân tài công nghệ chế tạo chíp điện tử của Đài Loan là đối tượng được Trung Quốc săn đón (Ảnh: IC)[/caption]

Cuộc chiến giành giật các kỹ sư lành nghề làm dấy lên mối lo ngại ở Đài Loan về nguy cơ đánh mất một lợi thế kinh tế quan trọng vào tay đối thủ chính trị. Giới phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn còn đi sau Đài Loan nhiều năm về mặt thiết kế và sản xuất chip, mặc dù Bắc Kinh đã có những tiến xa trong việc sản xuất các dòng chip giá rẻ.

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực, Trung Quốc cũng nhắm mục tiêu lôi kéo các kỹ sư từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, do tương đồng ngôn ngữ và văn hóa, nhân tài Đài Loan trở thành "con mồi chính" trong chiến dịch săn nhân tài của Bắc Kinh, theo nhận định của các nhà tuyển dụng.

Lin Yu-Hsuan, giám đốc của công ty tuyển dụng H&L, cho biết các kỹ sư từ Đài Loan bị thu hút bởi tiền lương cao, đặc quyền và vị trí cao cấp hơn tại các nhà sản xuất chip Trung Quốc. Nhiều người trong số họ chia sẻ với ông rằng số tiền mà họ kiếm được ở Trung Quốc trong 3 năm tương đương với 10 năm làm việc ở Đài Loan.

Một lãnh đạo cấp cao của công ty sản xuất chip điện tử Integrated Circuits tại Thanh Đảo, Trung Quốc, cho biết trong số 120 kỹ sư mới được tuyển vào công ty này thì có đến 1/3 kỹ sư là đến từ Đài Loan.

"Chúng tôi không thiếu tiền. Chúng tôi chỉ cần nhân tài", người này cho biết, đồng thời dự đoán xu hướng kỹ sư Đài Loan chuyển sang Trung Quốc làm việc sẽ còn tăng.

Trong một động thái để giữ chân những tài năng hàng đầu, nội các Đài Loan vào tháng 7 đã cam kết sẽ nới lỏng các quy định về thuế đối với quyền sở hữu cổ phiếu của nhân viên.

Chủ nhiệm Ủy ban phát triển Đài Loan (NDC) Chen Mei-ling cho biết: “Trung Quốc đang nỗ lực săn đón nhân tài của chúng tôi. Chính phủ đã sửa đổi các quy định để hỗ trợ các công ty giữ chân tài năng".

Ông Ho Chan-cheng, giám đốc pháp lý tại Văn phòng Sở hữu trí tuệ Đài Loan, cho biết việc "săn nhân tài" có thể dẫn đến lộ bí mật thương mại, do đó chính phủ Đài Loan đang nỗ lực nhằm bảo vệ bí mật công nghệ cốt lõi của họ.

Ngoài ra, các công ty Đài Loan cũng đang cố gắng đưa ra những ưu đãi riêng của họ. Antonio Yu, đại diện phát ngôn của hãng sản xuất chip Phison Electronics tại Đài Loan, nói rằng công ty “không có vốn để chơi trò vung tiền”, thay vào đó, họ cố gắng tạo ra một “môi trường đảm bảo” cho nhân viên của mình: "Chúng tôi đối xử với nhân viên của chúng tôi như gia đình", ông chia sẻ.

Minh Hạnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét