Tay không nhấc bổng xe hơi, thân thể tự phát nhiệt, bịt mắt đi xe đạp, giác quan siêu nhạy bén, … là những siêu năng lực dường như chỉ có thể thấy trong điện ảnh hư cấu. Nhưng mấy ai biết rằng, con người chúng ta cũng sở hữu những siêu năng lực này, chỉ cần hoàn cảnh thích hợp, thì sẽ khơi gợi được những siêu năng lực đó.
- “Siêu cơ bắp” bộc phát
“Siêu cơ bắp bộc phát“, hay “Sức mạnh kích động (hysterical strength)” theo khoa học, là một trạng thái thể chất đặc thù, xảy ra khi một người bộc phát sức mạnh thể chất vượt trội khi đối mặt với những tình huống sinh tử.
Đã có rất nhiều trường hợp như vậy được ghi nhận trong lịch sử. Ví dụ, năm 2006, tại thành phố Tucson, bang Arizona (Mỹ), ông Tim Boyle đã chứng kiến một chiếc ô tô hiệu Chevrolet Camaro đè lên người chàng thanh niên 18 tuổi tên là Kyle Holtrust. Ông đã chạy đến hiện trường, dùng tay không nhấc chiếc Camaro ra khỏi người cậu thanh niên, để người khác hỗ trợ cậu thoát ra khỏi khu vực.
Dòng xe Chevrolet Camaro này, chiếc nhẹ nhất cũng phải hơn 1,5 tấn, vậy mà ông Tim Boyle có thể dùng tay không nhấc nó lên dễ dàng.
[caption id="attachment_920194" align="aligncenter" width="640"] Ảnh: aintitcool.com[/caption]
Năm 1982, tại thành phố Lawrenceville, bang Georgia (Mỹ), một bà mẹ tên là Angela Cavallo đã dùng tay không nâng nhấc một chiếc ô tô hiệu Chevrolet Impala đang đè lên người con trai bà, sau khi nó trượt khỏi cái kích nâng bên dưới gầm xe mà con trai bà đang sửa chữa bên dưới. Như được tiếp thêm một nguồn sức mạnh siêu thường, bà Cavallo đã nhấc chiếc xe đủ cao và đủ lâu để hai người hàng xóm chạy đến thay kích nâng và kéo con trai bà ra khỏi gầm. Điểm đáng lưu ý là, một chiếc Chevrolet Impala thời năm 1964 phải nặng đến ít nhất 1,5 tấn (1500 kg).
[caption id="attachment_920196" align="aligncenter" width="564"] Angela Cavallo. Ảnh: genealogybank.com[/caption]
Một trường hợp khác. Bà Marie Payton đang chạy máy cắt cỏ trong vườn nhà mình tại High Island, bang Texas (Mỹ) thì bất chợt chiếc máy cắt cỏ mất kiểm soát và chạy lạc sang một bên. Evie, đứa cháu nhỏ của Payton, cố chạy tới để chặn chiếc máy, thì đã bị đè xuống bên dưới chiếc máy, trong khi nó vẫn đang chạy. Payton đã chạy đến chiếc máy cắt và nhấc bổng nó ra khỏi người đứa cháu tội nghiệp. Evie bị mất 4 ngón chân, nhưng hậu quả có thể còn khủng khiếp hơn (giống trường hợp bàn tay bị cho vào máy ép mía), nếu Payton không nhanh tay nhấc phăng chiếc máy cắt với một sức mạnh bộc phát phi thường. Sau này Payton đã thử nhấc chiếc máy cắt nhưng không tài nào dịch chuyển nó được.
[caption id="attachment_920190" align="aligncenter" width="640"] Phải chăng ai trong chúng ta cũng sở hữu những siêu năng lực tiềm ẩn, chỉ cần biết cách khơi dậy chúng? Ảnh: Reddit[/caption]
Lý giải cho hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng sức mạnh bộc phát đó bắt nguồn từ chất adrenalin, được cơ thể sản sinh ra khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú. Chất này sẽ làm cho nhịp tim của bạn đập nhanh hơn, hô hấp trở nên nhanh và gấp, đồng tử con mắt mở to, đó là những phản ứng mà cơ thể chuẩn bị để chống lại nguy hiểm. Tất nhiên đây mới chỉ là một giả thuyết, bởi rất khó để thu thập các bằng chứng nghiên cứu về loại trường hợp này, các trường hợp thực tế thường xảy ra một cách bộc phát và ngẫu nhiên.
- Định vị bằng tiếng vang
Khi một con dơi bay trong màn đêm đen tối, nó sẽ phát ra một loạt tiếng kêu có cường độ cao. Tiếng kêu phát ra, rồi vọng lại khi đụng phải các vật cản trong môi trường xung quanh. Dựa trên việc phân tích âm thanh vọng lại này, loài dơi có thể “nhìn thấy” - mường tượng được khung cảnh xung quanh trong màn đêm mù mịt. Đây cũng là cách cá heo, cá voi, hoặc tàu ngầm xác định hướng đi trong môi trường thiếu ánh sáng.
[caption id="attachment_920203" align="aligncenter" width="482"] Màu vàng: sóng đi ra - Màu đỏ: sóng dội về. Ảnh: weebly.com[/caption]
Trên thực tế, không chỉ động vật, con người cũng sở hữu loại “siêu năng lực” này. Một số người khiếm thị cũng có khả năng làm được điều tương tự, thậm chí họ có thể tự luyện được năng lực này một cách tự nhiên. Trường hợp của Daniel Kish là một ví dụ điển hình.
Daniel bị mù từ nhỏ do ung thư võng mạc. Anh đã học cách trèo cây bằng cách tạo ra âm thanh từ miệng, nghe tiếng vọng lại từ mặt đất. Anh không hề qua trường lớp, mà tự mình sáng tạo ra kỹ thuật này. Kỹ thuật của anh được luyện đến mức, anh có thể tự mình đạp xe leo núi.
[caption id="attachment_920200" align="aligncenter" width="640"] Daniel Kish, người phát minh ra phương pháp định vị bằng âm thanh cho người mù. Ảnh: ytimg.com[/caption] [caption id="attachment_920191" align="aligncenter" width="640"] Không nhìn thấy gì, nhưng Daniel vẫn có thể đạp xe leo núi. Ảnh: everwideningcircles.com[/caption]
Tuy nhiên, đây không phải là khả năng của riêng Daniel. Kỹ năng này có thể học được, các thí nghiệm đã được tiến hành để các tình nguyện viên học cách phát hiện các vật cản trước mặt. Kết quả cho thấy thông qua việc thực hành thường xuyên, họ đã có thể đưa ra các phán đoán ngày càng chính xác hơn. Nói cách khác, ai trong chúng ta cũng có thể phát triển “siêu năng lực” này, chỉ cần chăm chỉ và bỏ nhiều công phu vào luyện tập.
[caption id="attachment_920197" align="aligncenter" width="640"] Minh hoạ mô hình âm thanh của tiếng chép miệng trong định vị bằng tiếng vang ở con người. Nguồn: Thaler et al.[/caption]
- Kiểm soát nhiệt độ cơ thể
Hãy thử tưởng tượng khả năng nâng nhiệt độ cơ thể lên thật cao, đến mức bạn có thể hong khô các tấm khăn được nhúng nước lanh, trong một căn phòng lạnh lẽo. Điều này nghe có vẻ khó tin, nhưng đối với các nhà sư Tây Tạng tu luyện phương pháp thiền định có tên “Lửa Tam muội”, hay nhiệt công, tiếng Tây Tạng gọi là tummo, thì đây lại không phải là một việc khó.
Trong một tu viện lạnh giá khoảng hơn 4 độ C ở miền bắc Ấn Độ, các nhà sư Tây Tạng đã khoác lên mình các tấm khăn dài 0,9 m - 1,8 m được nhúng nước lạnh, sau đó tiến nhập vào trạng thái thiền định sâu, sau thời gian, camera giám sát đã ghi được hình ảnh các làn hơi nước bốc lên từ những tấm khăn choàng, do nhiệt lượng phát ra từ thân thể. Các tấm khăn đã được hong khô trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Đối với người bình thường, việc quấn khăn lạnh trong môi trường như vậy có thể khiến người run lên mất kiểm soát, thậm chí tử vong.
[caption id="attachment_920192" align="aligncenter" width="640"] Các nhà sư Tây Tạng phát nhiệt hong khô tấm áo choàng ướt. Ảnh: YouTube[/caption]
Herbert Benson, giáo sư y học tại trường Đại học Y Harvard đã ghé thăm các tu viện xa xôi hẻo lánh vào thập niên 1980. Herbert và các đồng nghiệp đã nghiên cứu các nhà sư, mà thông qua thiền định, đã có thể tăng nhiệt độ của ngón tay và ngón chân của họ lên thêm 8,3 độ C. Không chỉ vậy, các nhà sư còn có thể hạ thấp quá trình trao đổi chất trong cơ thể xuống 64%. Cần biết rằng, quá trình trao đổi chất - có thể được hiểu là quá trình hấp thụ khí oxy, chỉ giảm xuống 10 - 15% trong lúc ngủ. Qua đây, có thể thấy việc thiền định so với việc ngủ dường như còn có tác động thư giãn đối với cơ thể to lớn hơn.
[caption id="attachment_920201" align="aligncenter" width="640"] Giữa: GS Herbert Benson. Phải: Các nhà sư Tây Tạng đang phát nhiệt và được ghi nhận bằng máy đo.[/caption]
Nhóm của GS Herbert cũng ghi nhận cảnh các nhà sư qua đêm ở ngoài trời, chỉ mặc trên người một lớp quần áo mỏng. Cần nhớ rằng, vùng núi Himalaya nơi họ sinh sống có độ cao lên đến hơn 4 km, nơi nhiệt độ ngoài trời vào tháng 2 (thời điểm ghi nhận) có thể xuống thấp đến mức -17 độ C (âm 17 độ C).
Điều đặc biệt là, chúng ta cũng có thể làm được điều tương tự. Phương pháp Tummo yoga này thậm chí đã truyền sang phương Tây, và được nhiều người bản địa đón nhận.
Video những người thực hành phương Tây:
Ở Trung quốc, một số nhà sư thậm chí còn có khả năng nâng nhiệt độ bàn tay lên đến mức hun cháy được bó rơm. Công năng này cũng khiến chúng ta liên tưởng đến nhân vật "Người Đuốc" trong phim Bộ Tứ Siêu Đẳng.
[caption id="attachment_920205" align="alignnone" width="405"] “Người đuốc” trong Bộ tứ siêu đẳng. Ảnh: nocookie.net[/caption]
- Không cảm thấy đau đớn
Sự đau đớn, theo một cách hiểu nào đó, chỉ là một trạng thái của tâm trí con người. Khi một nơi nào đó trên cơ thể bị tổn thương, các tế bào thần kinh sẽ truyền dẫn các tín hiệu về bộ não, báo cho bộ não biết khu vực nào đó của cơ thể đang chịu thương tổn, bộ não sẽ phân tích tín hiệu, và “có hành động” ngăn chặn việc các thương tích tiếp tục xảy ra.
Như mọi người đã biết, morphin là một chất có trong cây thuốc phiện, cũng được dùng làm thuốc giảm đau trong y tế. Chất này sẽ cắt đứt phần chóp tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh trong bộ não, chặn đứng việc truyền dẫn các tín hiệu “báo đau” về não bộ. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng, ngay chính trong cơ thể chúng ta cũng đã chứa sẵn các hợp chất tự nhiên dạng morphin như vậy. Được gọi là endorphin, loại “morphin tự nhiên” này sẽ được giải phóng vào cơ thể khi chúng ta tập thể dục, khi cao hứng hoặc khi bị đau, nó có khả năng làm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn cơn đau. Với cách nhìn như vậy, ai trong chúng ta cũng sở hữu khả năng khiến bản thân trở nên “miễn nhiễm” với các cơn đau thông thường.
[caption id="attachment_920195" align="aligncenter" width="640"] Endorphin là một loại morphin tự nhiên trong cơ thể, có khả năng làm thuyên giảm cơn đau. Ảnh: plo.vn[/caption]
Nhưng nếu chỉ như vậy thì khó có thể được gọi là “siêu năng lực”. Thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp những người có khả năng kiểm soát cơn đau theo ý muốn ở mức độ khó tin.
Ví dụ, bác sĩ tâm lý trị liệu kiêm chuyên gia điều trị bằng liệu pháp thôi miên Alex Lenkei đã tự thôi miên bản thân trước ca phẫu thuật tay của mình mà hoàn toàn không dùng đến thuốc gây mê. Vị bác sĩ 61 tuổi này cho biết, mình hoàn toàn tỉnh táo nhưng không hề cảm thấy đau đớn trong suốt 83 phút phẫu thuật. Ông cũng cho biết thuốc mê khiến ông cảm thấy buồn nôn, ông nghĩ việc tránh dùng nó thì sẽ tốt hơn cho sức khỏe của mình, bởi cần một khoảng thời gian để đào thải chúng ra khỏi cơ thể sau quá trình phẫu thuật.
[caption id="attachment_920193" align="aligncenter" width="640"] Chuyên gia điều trị bằng liệu pháp thôi miên Alex Lenkei. Ảnh: 365dm.com[/caption]
Trao đổi với truyền thông, Alex cho biết: “các bác sĩ đã sử dụng một cái búa và cái đục để đập vỡ một mảnh xương to cỡ quả óc chó và lôi nó ra khỏi tay tôi. Họ cũng dùng một cái cưa y tế nhỏ để nối gân vào ngón tay cái”.
Trong toàn bộ quá trình, ông cho biết mình không hề cảm thấy gì ngoài một trạng thái … thư giãn sâu.
[caption id="attachment_920199" align="aligncenter" width="379"] Alex, tươi cười sau khi trải qua cuộc phẫu thuật không gây mê. Ảnh: dailymail.co.uk[/caption] [caption id="attachment_920198" align="aligncenter" width="640"] Ảnh: dailymail.co.uk[/caption]
- Siêu giác quan
Nếu bạn từng xem qua loạt phim kinh điển Ma trận (Matrix) của điện ảnh Hollywood, hẳn bạn đã có dịp mục sở thị những pha tránh đạn khó tin của các nhân vật. Trong các pha đó, thời gian như trôi chậm lại, và các viên đạn được bắn ra không thể chạm tới mục tiêu.
Xem video:
Trong những khoảnh khắc áp lực cực đại, như trong các vụ đấu súng, nhận thức của con người sẽ thay đổi rất nhiều.
Trong vòng 5 năm, tiến sĩ Alexis Artwohl đã thu thập và phân tích trải nghiệm đấu súng của hàng trăm cảnh sát. Điều thú vị từ kết quả nghiên cứu của bà là, hầu như tất cả các cảnh sát đều có ít nhất một trải nghiệm “bóp méo nhận thức” tại một thời điểm nào đó trong công việc. Đối với một số người, thời gian dường như chậm lại trong khi với số khác thời gian dường như nhanh hơn.
Một cảnh sát đã viết rằng, trong một cuộc đấu súng khốc liệt, anh đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cái như “các vỏ bia” chầm chậm trôi qua trước mặt. Điều khiến anh ngạc nhiên hơn là chúng có dòng chữ “federal” in dưới đáy. Quan sát kỹ hơn, anh nhận thấy đây hóa ra là vỏ viên đạn thoát ra khỏi nòng súng của viên cảnh sát đứng cạnh ông, và “federal” là ký hiệu được in trên viên đạn, viên đạn bay nhanh như vậy, mà ông vẫn có thể nhìn rõ dòng chữ đó.
[caption id="attachment_920202" align="aligncenter" width="640"] Ảnh: Revere's Riders[/caption]
Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng này có thể là do bộ não chúng ta có hai loại trạng thái trải nghiệm thế giới: dựa trên lý trí và dựa trên kinh nghiệm. Ở trạng thái thứ nhất, chúng ta khá bình tĩnh và lý trí, nhưng nếu ai đó đột nhiên xuất hiện trước mặt với một khẩu súng, chúng ta có thể đột ngột chuyển sang trạng thái thứ hai - dựa trên kinh nghiệm, khi đó bộ não sẽ tiến vào một dạng “guồng quay biến động”, bỏ qua các giao thức thông thường để ra các quyết định “giật gân” hơn. Khi đó, hầu hết quá trình tư duy bình thường sẽ bị loại bỏ, và chúng ta bắt đầu hành động theo bản năng, và bởi chúng ta xử lý thông tin nhanh hơn, nên dường như thế giới sẽ bắt đầu trở nên chậm lại.
Quý Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét