Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Trung Quốc: Hàng nghìn hộ dân đụng độ cảnh sát, phản đối cướp đất

Trung Quốc: Hàng nghìn hộ dân đụng độ cảnh sát, phản đối cướp đất https://ift.tt/2B3Ebwg

Ngày 22/6, hàng nghìn dân làng của xã Đông Thạch Kiểu, huyện Thanh Uyển, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã đụng độ với hàng trăm cảnh sát đặc nhiệm. Do chính quyền địa phương bồi thường không thỏa đáng trong việc phá bỏ di dời, dân làng đã tiến hành bảo vệ quyền lợi nhưng đến nay vẫn không có kết quả.

Vào lúc 5 giờ chiều ngày 22/6, chính quyền địa phương đã điều động 400 - 500 cảnh sát đặc nhiệm, quan chức các cấp, cùng xe cảnh sát, xe buýt… chuẩn bị xông vào thôn làng, nhưng bị dân làng chặn lại ở chốt kiểm soát phòng dịch. Một người phụ nữ họ Lý sống ở đây tiết lộ với phóng viên Thời báo Epochtimes rằng rất nhiều người bên phía chính quyền đột nhiên kéo đến, dân làng đứng chặn ở cổng làng không cho họ vào. Sau đó, người dân khác hay tin cũng vội vã đến hiện trường, có trên cả nghìn người.

Cô Lý nói rằng đầu tiên cảnh sát đã xịt nước ớt vào người dân và bắt đầu đánh người, có người già bị đánh gục xuống đất. Người dân trong làng đều tay không tấc sắt, chỉ có thể chống trả bằng gạch đá.

Xung đột giữa hai bên tiếp diễn cho đến khoảng 0 giờ sáng hôm sau (23/6). Phía dân làng có 13 người bị bắt, 5 hoặc 6 người bị thương, 2 người phải nhập viện.

Ngày 23/6, dân làng vì ngăn cảnh sát quay lại, đã chuẩn bị sẵn cục đá và chai rượu ngay tại cổng làng. Cô Lý nói rằng lần này nếu họ còn đến nữa, dân làng sẽ liều cả mạng này. Hiện tại, người dân trong làng đang luân phiên thay nhau trực tại lối vào cổng làng liên tục 24 giờ trong một ngày.



Ông Lưu, người dân trong làng tiết lộ với phóng viên rằng vụ việc bắt nguồn từ ngày 18/3, khi kế hoạch phá bỏ di dời do chủ tịch xã tự ý quy định truyền từ nội bộ ra, "Mỗi hộ gia đình dựa theo diện tích nhà ở cá nhân, phải tự bỏ tiền túi chi trả thêm từ 100.000 đến 200.000 Nhân dân tệ (khoảng 320 - 640 triệu VNĐ) mới có thể sở hữu căn hộ bàn giao thô, hơn nữa căn hộ thô này phải sau nhiều năm mới được cấp. Sau đó, địa điểm tái định cư được chọn lại cách xa ruộng vườn và thôn làng của chúng tôi đến 20 km, dân làng không sao chấp nhận được”.

Dân làng bắt đầu khiếu nại lên chính quyền các cấp để bảo vệ quyền lợi của mình. Ông Lưu nói rằng chủ tịch xã này đã tại nhiệm hơn 30 năm, bên trong chính quyền huyện và chính quyền thị trấn đều là người của ông ta, bởi vậy quan chức chính phủ đối với khiếu nại của dân làng chỉ là đùn đẩy trách nhiệm, trì hoãn hết lần này đến lần khác.

Ngày 21/3, gần một nghìn dân trong làng đã diễu hành đến Ủy ban huyện để kháng nghị. Ngày 23/3, hơn nghìn người dân đã tham gia diễu hành đến Ủy ban thành phố. Cô Lý nói rằng vào lúc 7 giờ sáng hôm đó, có khoảng 3.000 dân làng đã xuất phát từ thôn làng, sau đó đi bộ 15 km, mãi đến 10:00 sáng mới đến Ủy ban thành phố.

Cô Lý cũng tiết lộ rằng lần đó chính quyền địa phương đã huy động một lượng lớn lực lượng cảnh sát, còn có cảnh sát chống bạo động, dọc đường tiến hành ngăn chặn, có dân làng bị đánh trọng thương, nhiều người bị bắt giải lên xe buýt đưa đến trường học giam lại, đến đêm mới được thả ra. Cuối cùng, chỉ có hơn 300 người dân đến được cổng của Ủy ban thành phố, bảo vệ quyền lợi vẫn không có kết quả gì.

Dân làng cho hay, chủ tịch xã có tồn tại vấn đề tham nhũng, chuyển nhượng đất tập thể của dân làng cho người thân bạn bè của mình với giá thấp, sau đó bán ra với giá cao. Nhà tái định cư cũng dùng thủ đoạn bất hợp pháp làm thành nhà thương mại bán cho người dân hòng nhét đầy túi tham.

Người dân trong quá trình bảo vệ quyền lợi, hơn 1.300 dân làng đã cùng nhau ký tên bãi miễn chủ tịch xã. Tuy đã có một chủ tịch xã mới đến thay thế, nhưng ông ta vẫn là người của chủ tịch xã ban đầu. Ông Lưu nói: "Người này đến này vẫn chưa được thông báo chính thức, qua các kênh thông tin khác nhau, dân làng đoán rằng chủ tịch xã ban đầu trước tiên xoa dịu dân làng xong rồi, sau đó vẫn sẽ tiếp tục nắm quyền trở lại”.

Được biết, thôn làng này kể từ tháng 7 năm 2019 lấy danh nghĩa cải tạo đường sông tiến hành phá bỏ di dời đối với nhà dân, mãi đến tháng 3 năm nay mới đưa ra thông báo cho người dân, và dân làng bị buộc phải di dời trước cuối tháng 6 mà không công khai phương án phó bỏ di dời. Sau khi nói chuyện, chính quyền xã hứa sẽ không di dời, nhưng cuối cùng phát triển thành một cuộc xung đột giữa cảnh sát với người dân như đã nói ở trên.



Theo Fao Jing, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét