Gần đây, nhiều địa phương tại Trung Quốc xuất hiện hiện tượng cầu vồng đôi hiếm gặp trên bầu trời. Liệu đây là điềm lành hay điềm dở?
Sau khi lập hạ, tối ngày 8 tháng 5 cầu vồng đôi xuất hiện tại Thái An Sơn Đông. Kế tiếp, những hiện tượng tương tự lần lượt tại các thành phố Thành Đô, vùng biển vị Kim Sa Trạm Giang, Duy Phường Sơn Đông... Trước đó 5 ngày tức 19 tháng 4 tại Bắc Kinh cũng xuất hiện hiện tượng này. Văn hóa truyền thống Trung Hoa giảng 'Thiên nhân cảm ứng' giữa Trời và con người là có thể cảm ứng, tác động qua lại lẫn nhau còn gọi là “Thiên nhân hợp nhất”. Dựa vào loại cảm ứng này, con người có thể nhìn sự biến hóa của thiên tượng mà đoán biết trước được nhân loại sắp gặp phải chuyện gì. Đặc biệt, mỗi vương triều diệt vong đều có thiên tượng dị thường báo trước.
Chắc rằng đại đa số người hiện đại đều tin rằng, cầu vồng đôi xuất hiện sẽ mang lại cát tường, may mắn. Tuy nhiên, theo quan niệm của cổ nhân, sự xuất hiện của hiện tượng dị tướng này ngược lại lại là điềm chẳng lành. Các nhà phong thủy học cũng nhìn nhận, cầu vồng đôi xuất hiện mang ngụ ý giống như 'Thiên thượng đang rút kiếm giương cung', là biểu hiện của họa vô đơn chí.
Ngũ Hoài Phác, nhà phong thủy học người Hồng Kông từng chia sẻ về hiện tượng này như sau. Theo các cuốn cổ thư, khi cầu vồng đôi xuất hiện, là báo hiệu xã hội nhân loại sẽ xuất hiện bốn sự kiện lớn: Dân oán tứ khởi (Người dân kêu than oán hận khắp nơi), quân thần thất hòa (vua tôi bất hòa), thiên tai nhân họa hoặc giả thị đại quý đản sinh (người phú quý chuyển sinh) (Vào thời Tiền Tấn xuất hiện cầu vồng đôi là dấu hiệu sự ra đời của hoàng đế).
Trong Nhĩ Nhã, Thích thiên có viết: 'Đế mộc, hồng dã', sơ: 'Hồng song xuất, sắc tiên thịnh giả vi hùng, hùng viết hồng; ám giả vi thư, thư viết nghê', nghĩa là: Cầu vồng màu sắc tươi sáng, rõ nét đẹp đẽ là 'hồng' là giống đực; cầu vồng hơi mờ hơn một chút gọi là 'nghê' là giống cái. Hai từ kết hợp với nhau gọi là 'Nghê hồng' nghĩa là cầu vồng đôi.
Thuyết văn giải tự có giải thích: Hồng, xưa gọi là đế đông đấy, hình giống con sâu cong cong nguyên văn 虹,螮蝀也,状似虫。 "虹" hóng : Chữ Hình thanh gồm hai chữ tòng "虫", thanh "工"。 chữ giáp cốt 虹 là cái rầm cong, tương tự hình ngọc玉璜 thời cổ. Nghĩa là cầu vồng trên trời sau cơn mưa, có vòng chính gọi là "hồng" (nhìn rõ) vòng phụ gọi là "nghê) (nhìn mờ).
Trong mắt của cổ nhân, Nghê hồng là một con rồng hai đầu có thể uống nước, và tin rằng sự xuất hiện của loại dị tướng này là dấu hiệu của bốn điềm không lành: Bách tính oán thán tứ bề, trong nước có nơi tạo phản, bề tôi nổi loạn, đảo chính bất thường, thảm họa binh đao chiến loạn...
Ghi chép về 'Nghê Hồng' - cầu vồng đôi trong các cổ thư
Cổ nhân quan niệm, nếu nghê ở vòng ngoài, hồng ở vòng trong là bình thường, ngược lại nếu nghê ở vòng trong, hồng ở vòng ngoài không bình thường, điềm không lành, cổ nhân gọi đó là 'nghê truỵ (nghê rơi)', điềm xấu, trật tự đảo lộn, xã hội đảo điên, luân thường ngược ngạo.
Trong Hoài Nam Tử, Thiên văn Huấn có ghi chép: 'Hồng nghê tuệ tinh thiên chi kị dã', nghĩa là: Cầu vồng đôi, sao chổi là những hiện tượng thiên văn đáng sợ cần lưu ý.
Trong Xuân Thu Sấm viết: 'Thiên đầu nghê, thiên hạ oán, hải nội loạn', nghĩa là: Bầu trời xuất hiện cầu vồng đôi, bách tính thiên hạ oán giận, trong nước rối loạn.
Trong Kinh Thị, Đối tai dị lại thuyết: 'Hồng nghê cận nhật, tắc gian thần mưu; quán nhật, khách đại chủ'. Nghĩa là: Khi cầu vồng đôi xuất hiện xã hội nhân loại chính là xuất hiện gian thần mưu mô, người này nối tiếp người kia, khách thay vị trí chủ
Ngoài ra, 'Nghê hồng' còn được gọi là 'bất chính chi khí' hay 'yêu khí' chính là biểu tượng xuất hiện khi nam nữ vượt qua lễ giáo làm những điều bất chính, quân vương vô đạo, thất đức... Trong Tấn Thư, Thiên Văn Chí có viết: 'Yêu khí, nhất viết hồng nghê, nhật bàng khí dã, đấu chi loạn tinh. Chủ hoặc tâm, chủ nội dâm, chủ thần mưu quân, thiên tử truất, hậu phi chuyên quyền, thê bất nhất'. Tạm dịch: "Yêu khí, một là khí cầu vồng (hồng nghê), là khí bên mặt trời, là loạn thần của sao Đẩu. Chủ về mê hoặc nhân tâm, chủ về nội dâm, chủ về bề tôi mưu hại quân chủ, thiên tử bị phế truất, hậu phi chiếm quyền, thể tử thay lòng đổi dạ".
“Dịch Phi Hầu” xem thiên văn rằng: “Xem cầu vồng có 5 phương pháp: Xanh không tua là cầu vồng (hồng). Đó không tua là cờ Xi Vưu. Trắng không tua là mống (nghê). Xung không cong là Thiên chử (chày Trời). Thẳng trên không vẹo là Thiên bậu (gậy Trời). Đó là 5 loại cầu vồng. Giáp Ất mọc ở phương Đông thì năm đó mất mùa nặng, chó ăn người. Bính Đinh mọc phương Nam thì thiên hạ đại hạn. Năm Canh Tân mọc ở Đông Nam thì nồi chõ không, nồi cơm đa phần không có gì, nhà 5 bước 6 người chết. Tháng 4, 5, 6, cầu vồng mọc ở Tây, lúa mạch đắt. Tháng 7, 8 cầu vồng mọc ở Tây, rau đắt. Tháng 9 cầu vồng mọc ở Tây, đậu lớn nhỏ đắt. Tháng 10 mọc ở Tây, tất cả đều đắt. đưa ra lần 1 đắt gấp đôi, lần 2 đắt gấp 3, lần 4 đắt gấp 4, lần 4 đắt gấp 5, lần 5 đắt gấp 6, người đói ngàn dặm. Tháng 10 cầu vồng mọc ở Đông Bắc, nước đó bị diệt vong. Cầu vồng mọc ngang, lên cao lại nhập vào, lại không cong, thẳng, đi lên trên, gọi là chương, nơi nào nó xuất hiện thì dân đa phần bệnh mà chết, dân đa phần bị dịch bệnh, nếu không thì đại hạn ngàn dặm, dân nói lời yêu mị, nước mà nó xuất hiện thì rất nguy.
Khởi đầu của Vương Đạo, trước tiên quy chính vợ chồng. Vợ chồng chính thì cha con thân, cha con thân thì vua tôi trung, vua tôi trung thì giáo hóa được thi hành. Vương Đạo hưng thịnh thì ai nấy đều
Ngoài ra, cổ nhân xưa quan niệm: "Không nên dùng tay chỉ vào cầu vồng xuất hiện ở phương đông, bởi sẽ mang lại điều không may mắn". Nguyên văn trong Thi Kinh, Đế Đông viết: "Đế đông tại đông, mạc chi cảm chỉ. 'Đế đông" ở đây chính là chỉ cầu vồng".
Những câu ngạn ngữ cổ dự ngôn cầu vồng là điềm báo xảy ra tai họa
Ngạn ngữ nghề nông ở tỉnh Sơn Đông viết: "Đông Hồng không lộ tây Hồng mưa, nam Hồng đi ra sờ điểm mưa, bắc Hồng đi ra sát hoàng Đế'. Tạm dịch: Nếu cầu vồng xuất hiện phái đông là dự báo không mưa, phía tây là có mưa, phía Nam có một chút mưa, xuất hiện phía bắc là điềm báo hoàng đế bị sát hại.
Ngạn ngữ cổ có câu: 'Đông hồng lộc lộc tây hồng vũ, nam hồng nhất xuất mại nhi nữ; bắc hồng xuất lai động đao thương, song hồng nhất hiện hoán thiên địa'. Dịch nghĩa: Cầu vồng xuất hiện phía đông mưa ít, phía tây mưa nhiều, phía nam đất nước xuất hiện tình trạng bán con cái; cầu vồng xuất hiện phía bắc quốc gia có đại sự động tới binh đao, vũ khí. Khi xuất hiện cầu vồng đôi là tới lúc đất nước thay đổi vương triều, thiên địa thay đổi.
Ngạn ngữ nghề nông Hà Bắc viết: ‘Đông hồng hô lôi tây hồng vũ, nam hồng xuất hiện mại nhi nữ, bắc hồng xuất hiện đả sát đại khảm’. Dịch nghĩa: Cầu vồng ở phương đông thì trời nổi sấm, phía tây thì nổi mưa, xuất hiện phía nam thì thiên hạ xuất hiện cảnh tượng bán con cái, xuất hiện ở phía bắc xã hội sẽ xuất hiện cảnh chém giết, chiến tranh loạn lạc.
Cầu vồng xuất hiện ở phía đông hay phía tây còn là báo hiệu thời tiết có mưa và không mưa. Sự xuất hiện cầu vồng ở phía nam là điềm báo sẽ có dị tướng và các thảm họa tự nhiên như mưa đá... ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Cầu vồng xuất hiện ở phía bắc là dự báo sẽ có thiên tai nhân họa và xã hội nhiễu nhương hỗn loạn.
Vì cầu vồng ở phía nam và bắc tương đối hiếm gặp, vì vậy nó là dấu hiệu của sự không may mắn. Nếu xuất hiện hiện tượng này sẽ có mất mùa, xảy ra đại thiên tai, làm cho dân chúng lầm than, từ đó xảy ra hiện tượng gia đình bán con cái.
'Cầu vồng đôi' xuất hiện với người gian tà là điềm xấu, với người chính khí là cát tường
Trong hầu hết các trường hợp, cầu vồng đôi được cổ nhân coi là dấu hiệu của sự xuất hiện biến cố, thảm họa và không may mắn. Vậy khi dị tướng này xuất hiện có bất cứ dấu hiệu nào thể hiện sự cát tường hay không?
Theo ghi chép trong một số thư tịch cổ về 'cầu vồng đôi' có viết, sự xuất hiện của nó là dấu hiệu của điềm lành. Trong Giới Am lão nhân mạn bút có ghi chép câu chuyện, ở huyện nọ có thư sinh tên Đường Ưng Đức tham gia khoa cử, trước kỳ thi nhìn thấy cầu vồng đôi xuất hiện trước nhà, kết quả năm đó đứng đầu giải hương, tới mùa xuân năm Kỷ Sửu thi Hội cũng lại đạt giải quán quân.
Thái Bình Quảng Ký có ghi chép câu chuyện, thời nhà Đường có vị danh thần nổi tiếng tên Vi Cao, khi trấn thủ Tứ Xuyên, từng cùng quân khách ở quận Tây tổ chức yến tiệc. Khi buổi tiệc đang diễn ra, đột nhiên trên bầu trời xuất hiện cầu vồng đôi, chiếu thẳng vào sân, rất lâu sau mới lặn đi.
Vi Cao cảm thấy vô cùng sợ hãi khi dị tướng xuất hiện, nên hạ lệnh cho người dừng bữa tiệc. Đậu Lư Thự người từng là Thiếu Doãn tỉnh Hà Nam, hiện tạm trúc tại Tứ Xuyên cũng tham gia tiệc thấy vậy bèn tới hỏi Vi Cao sao sắc mặt ông buồn rầu tới vậy
Vi Cao nói: "Tôi nghe nói cầu vồng đôi là khí yêu tà. Hôm nay chúng ta đang ăn uống vui vẻ như vậy lại có tà khí xuất hiện, lẽ nào không kỳ lạ sao?".
Đậu Lư Thự đáp: "Phương xuất hiện của tà khí là dấu hiệu của điều tốt xấu. Nếu tà khí xuất hiện với người gian tà hung ác là dấu hiệu dự đoán chế độ chuyên chế xấu xa sẽ bị diệt vong, nó hướng tới người chính trực, ngay thẳng mà tới là dấu hiệu dự báo cát tường, điều may mắn. Ông là người chính trực, ngay thẳng chắc chắn đó là điều may mắn cát tường sắp tới, cớ chi còn cần lo lắng, buồn rầu?".
Quả nhiên mười ngày sau, hoàng đế hạ chiếu cho Vi Cao nhận chức Trung Thư Lệnh. Qua đây có thể thấy, thiên tượng xuất hiện cầu vồng đôi, với người ngay thẳng chính trực lương thiện thì là điềm báo may mắn, cát tường. Với người tà ác, đại nghịch vô đạo bất lương thì là dự báo điềm xấu.
Theo Nguyên Ca, Secret China
Kiên Định biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét