Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Trung Quốc tìm thấy nước ngọt ở đá Chữ Thập của Việt Nam, giới quan sát quan ngại

Trung Quốc tìm thấy nước ngọt ở đá Chữ Thập của Việt Nam, giới quan sát quan ngại https://ift.tt/3gjtuoj

Trung Quốc phát hiện mạch nước ngọt ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Giới quan sát lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các nghiên cứu này cho mục đích chính trị.

Tờ South China Morning Post hôm 28/6 dẫn một nghiên cứu mới đây của Viện Hải dương học Biển Đông (Trung Quốc) do nhà địa chất hải dương Xu Hehua dẫn đầu cho biết các hoạt động bồi đắp trái phép của Bắc Kinh ở khu vực Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình hình thành mạch nước ngọt ở đây. 

Nhóm nghiên cứu này khẳng định rằng, mực nước ngầm bên dưới Đá Chữ Thập đang tăng lên với tốc độ khoảng 1m/năm, cao gấp 2 lần so với các đảo tự nhiên. Mực nước hiện tại đo được khoảng 7m và có thể lên 15m vào năm 2035.

Ngoài ra, lượng mưa trung bình mỗi năm ở Chữ Thập nhiều gấp 5 lần Trung Quốc đại lục cũng góp phần làm tăng nhanh mực nước ngầm bên dưới.

"Mạch nước ngầm này sẽ đóng vai trò quan trọng cho dân cư sinh sống và hệ sinh thái", nhóm nghiên cứu khẳng định.

Nhón này còn lập lập luận nếu quá trình bồi đắp giúp hình thành nước ngọt bên dưới Chữ Thập thì nước ngọt cũng có thể được tìm thấy ở các thực thể nhân tạo được cải tạo (trái phép) khác ở Biển Đông.

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng khó khăn lớn nhất hiện tại làm thế nào có thể khai thác nguồn nước nói trên mà không làm ảnh hưởng môi trường xung quanh. 

Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra quan ngại trước phát hiện của Trung Quốc tại đá Chữ Thập bởi việc Bắc Kinh sử dụng những điều này như thế nào lại là một chuyện khác.

Trung Quốc đã đầu tư một cách nghiêm túc và có hệ thống cho các nghiên cứu liên quan đến Biển Đông trong thời gian qua để phục vụ cho yêu sách chủ quyền vô lý. Nhiều viện nghiên cứu về Biển Đông đã ra đời, xem xét mọi khía cạnh từ pháp lý đến môi trường.

Có ý kiến lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng nghiên cứu của ông Xu trong nỗ lực thay đổi Chữ Thập từ "đá" sang "đảo" để hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh. Và sau Chữ Thập, rất có thể sẽ là các thực thể nhân tạo mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép ở Trường Sa của Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét