Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

12 sai lầm của cha mẹ có thể gây khó khăn cho sự nghiệp tương lai của con (P.2)

12 sai lầm của cha mẹ có thể gây khó khăn cho sự nghiệp tương lai của con (P.2) https://ift.tt/3cUVX1s

Cha mẹ thường quan tâm và lo lắng đến tương lai của con. Sự lo lắng thúc đẩy họ tìm kiếm các phương pháp giáo dục phổ quát nhất nhằm giúp con xây dựng sự nghiệp thành công và sống hạnh phúc mãi mãi. Nhưng thế giới đang thay đổi, và các quy tắc thành công cũ không còn phù hợp nữa.

Bright Side đã tìm hiểu chủ đề này và chọn những sai lầm nuôi dạy con cái có hại nhất, có khả năng gây ra vấn đề nghề nghiệp cho trẻ em trong tương lai. Tác giả của bài viết là một nhà tâm lý học. Cô sử dụng các ví dụ từ thực tiễn nghề nghiệp của cô, sau khi thay đổi tên khách hàng của cô và một số chi tiết trong câu chuyện của họ.

Tiếp theo Phần 1

7. Thể hiện sự căng thẳng của cuộc sống người lớn

Đôi khi không có gì sai khi trẻ thấy cha mẹ buồn. Nhưng nếu điều này lúc nào cũng xảy ra thì lại có hại. Trong tình huống này, vai trò trong gia đình đảo ngược lại khi đứa trẻ cố gắng trở thành một điểm tựa cho cha mẹ mình, hoặc bọn trẻ thấy cuộc sống của người trưởng thành khủng khiếp như thế nào, vì vậy chúng bắt đầu sợ phải lớn lên. Trong khi đó để một đứa trẻ thành đạt, chúng cần phải trưởng thành và tự tin.

Bố mẹ Vân cãi vã rất nhiều. Cô bé đã phải nghe mẹ phàn nàn nhiều lần về cuộc sống khó khăn như thế nào và gia đình họ không may mắn so với những người khác ra sao. Khi Vân tròn 17 tuổi, cô đi học đại học và chuyển đến một thành phố khác, nhưng cô phải làm việc bằng mọi giá để không phải né tránh những người “thành công” hơn.

8. Không để trẻ vướng vào mâu thuẫn

Khả năng tương tác với mọi người có lẽ là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà ai cũng cần khi đi làm. Nhưng rất cần thiết để dạy một đứa trẻ không chỉ biết kết bạn mà còn biết tranh luận một cách lành mạnh.

Mọi người thường có ý kiến ​​khác nhau, nhưng có nhiều cách khác nhau để bày tỏ cảm xúc. Và chúng ta càng sớm hiểu điều đó thì việc giao tiếp với mọi người sẽ càng dễ dàng hơn, bao gồm cả các tương tác trong công việc.

Hạnh đã cố gắng tránh xung đột cho cả cuộc đời cô. Cô thường chấp nhận việc thoả hiệp với người khác để tránh phải tranh chấp. Ngay từ nhỏ, cô đã biết rằng “ai đó thông minh hơn”, nhưng cách tiếp cận này mang lại cho cô nhiều tác hại hơn là điều tốt.

Một lần, Hạnh đọc về lắng nghe tích cực và quyết định thử phương pháp này trong cuộc sống nghề nghiệp của cô. Cô trở nên rất giỏi trong việc thể hiện sự chú ý đến những gì người khác đang nói, nhưng đồng thời, cô ấy có thể bày tỏ cảm xúc của mình khi ai đó cố gắng lợi dụng cô vì lợi ích của họ. Mọi người ban đầu thấy cách giao tiếp này hơi kỳ lạ, nhưng sau đó các cuộc xung đột của cô với đồng nghiệp được giải quyết hiệu quả hơn và họ bắt đầu tìm ra các giải pháp cùng có lợi.

9. Không học từ ngoài trường

Việc học ở trường khác với học một cái gì đó mới. Các bài học và sách giáo khoa ở trường có vẻ nhàm chán, trong khi tham quan bảo tàng, nhà hát và phòng trưng bày nghệ thuật là những cách tuyệt vời để dành thời gian với gia đình và mở rộng tầm nhìn của trẻ con.

Tác giả của bài viết này luôn nhớ về lần đầu tiên ông của cô đưa cô đến bảo tàng lịch sử địa phương. Kể từ giây phút đó, cô là một người rất hâm mộ lịch sử, cô thích xem phim tài liệu, đi du lịch và không bao giờ thấy buồn chán. Tất cả những kiến ​​thức này thường giúp cô ấy trong cuộc sống nghề nghiệp.

10. Không cho phép trẻ sử dụng mạng xã hội

Mạng xã hội là nền tảng để liên lạc, có vẻ nó giống như sân chơi và khu phố của chúng ta khi còn thơ bé. Trẻ em có thể nhanh chóng học các kỹ năng hữu ích khác nhau với sự trợ giúp của các chương trình máy tính được tích hợp với các mạng xã hội. Tất nhiên, cha mẹ nên nhắc nhở con cái về các quy tắc bảo mật trực tuyến, thay vì tước đi hoàn toàn trải nghiệm mạng xã hội của con cái họ.

Người mẹ của bé Ngân 10 tuổi, đã rất ngạc nhiên khi biết rằng con gái mình đã học cách quay những video rất ấn tượng. Nhưng cô còn ngạc nhiên hơn nữa khi cô biết rằng Ngân đã học được điều đó với sự giúp đỡ của Tik-Tok. Bây giờ, việc tạo ra các video ngắn là sở thích gia đình của họ.

11. Cố gắng xây dựng một hình tượng mạnh mẽ nhờ thể thao

Bất chấp ý kiến ​​cho rằng thể thao là tốt cho kỷ luật và chúng xây dựng một tính cách mạnh mẽ. Thể thao chuyên nghiệp rất nguy hiểm cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ nếu có quá nhiều tính cạnh tranh.

Nguy cơ có thể đến từ cả trẻ em và huấn luyện viên tham gia. Rất ít người trở thành nhà vô địch, và huấn luyện viên thường xem những đứa trẻ còn lại là không quan trọng.

Khi còn nhỏ, trẻ em rất khó ứng phó với tình huống không công bằng này và một đứa trẻ có thể mất đi lòng tin vào bản thân khá nhanh. Bên cạnh đó, những đứa trẻ phải dừng chơi thể thao vì một lý do nào đó thường không thể hiểu được chúng có thể làm điều gì nữa trong cuộc sống của mình.

Mẹ Châu đã tập thể dục nhịp điệu khi bà còn nhỏ. Nhưng bà bị thương ở chân và phải từ bỏ giấc mơ trở thành nhà vô địch Olympic. Khi Châu lên 3, mẹ cô đã đăng ký cho cô tham gia các lớp thể dục, nhưng cô đã không thành công trong lĩnh vực này.

Kết quả là, Châu đã trở nên mất tập trung ở trường, luôn cảm thấy mình như một kẻ thua cuộc, và trong một thời gian dài cô không thể nhận ra mình đã làm tốt những gì. Hiện cô đang học để trở thành một nhà tâm lý học trẻ em và với mục tiêu là giúp các bậc cha mẹ tránh những sai lầm khi nuôi dạy con cái.

12. Thưởng tiền cho trẻ khi có thành tích học tốt

Vẫn còn nhiều tranh luận về chủ đề này. Nhưng hãy nhìn vào tình huống theo cách khác: nghĩ về bản thân bạn như một nhà thầu, trả tiền ngày càng nhiều cho sản phẩm hoặc dịch vụ, trong khi con bạn là nhà cung cấp, làm việc đó vì tiền và lợi ích. Nghe có vẻ là một ý tưởng tồi, bạn nghĩ sao?

Cha mẹ của Thanh đã quyết định khuyến khích con gái học tập tốt hơn bằng cách sử dụng tiền làm động lực. Cô bé đã về nhà với kết quả học tập tốt trong một thời gian, và có vẻ như phương pháp này đúng.

Nhưng rồi một hôm, cha mẹ cô bé phát hiện ra rằng cô bé đang dựng lên những câu chuyện về một căn bệnh tưởng tượng và kể những câu chuyện này cho cô giáo của mình. Con bé thậm chí còn nói dối cô giáo rằng cha mẹ nó thường xuyên đay nghiến nó khi bị điểm kém.

Tất nhiên, cô giáo cảm thấy thương cho “cô bé tội nghiệp” và nâng điểm số lên một chút. Kể từ sự cố đó, cha mẹ cô bé đã ngừng thưởng tiền cho cô bé vì điểm số tốt và quyết định tham khảo ý kiến ​​của một nhà tâm lý học trẻ em.

Bạn thấy những sai lầm từ danh sách này là thật sự có hại cho trẻ em hay không? Bạn có phương pháp riêng nào để nuôi dạy trẻ thành công? Chúng tôi rất mong được đọc chia sẻ kinh nghiệm của bạn trong các bình luận.

Theo Bright Side
Kim Cương biên dịch

Video: Tòa án yêu cầu Liên Hợp Quốc điều tra Bắc Kinh thu hoạch tạng cưỡng bức

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/toa-an-yeu-cau-lien-hop-quoc-dieu-tra-bac-kinh-thu-hoach-tang-cuong-buc_c394d113c.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét