Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Cái chết của người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga hé lộ mối liên hệ với Trung Quốc

Cái chết của người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga hé lộ mối liên hệ với Trung Quốc https://ift.tt/36Mscym

Năm nay, Covid-19 đã lan truyền nhanh chóng trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nỗ lực che giấu tình hình dịch bệnh thực tế ở Trung Quốc đại lục, gây ra những tổn thất khôn lường cho thế giới.

Cho đến nay, Covid-19 đã lan rộng ra hầu hết các quốc gia, với hơn 5 triệu người nhiễm và gần 330.000 ca tử vong do căn bệnh này - nếu chúng ta tin vào số liệu ca tử vong chính thức của Trung Quốc: 4.642. Trên thực tế, nhiều người Trung Quốc tin rằng con số thực tế ít nhất cao gấp 10 lần con số này.

Đối mặt với sự mất mát to lớn về người và của, chính phủ và người dân các nước cần khẩn trương nhận thức rõ mối liên hệ giữa bệnh dịch và ĐCSTQ, và những gì mỗi cá nhân và quốc gia nên làm để đẩy lùi dịch bệnh và tự cứu lấy chính mình.

Lịch sử đen tối của ĐCSTQ là sự đan xen giữa chiến tranh, nạn đói nhân tạo, bệnh dịch và những cái chết oan, thấm đẫm máu và nước mắt của người dân đại lục. 

Trong 70 năm cầm quyền, ĐCSTQ đã sát hại khoảng 80 triệu người dân Trung Quốc. Nó đã phá hủy văn hóa và đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Trong 30 năm trở lại đây, từ vụ thảm sát các sinh viên ủng hộ dân chủ năm 1989 tại Thiên An Môn, cho đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu từ năm 1999 và hiện vẫn đang tiếp diễn, việc đàn áp và đánh lừa người dân Trung Quốc đã mang đến món nợ khổng lồ cho ĐCSTQ, cũng như những người ở phần còn lại của thế giới đã mở đường cho nó hoặc đồng lõa với nó bằng cách nhắm mắt làm ngơ.

Trong gần 40 năm, ĐCSTQ đã sử dụng toàn cầu hóa và lợi ích kinh tế để đưa các quốc gia khác nằm dưới sự ảnh hưởng của ĐCSTQ. Sự xâm nhập của ĐCSTQ vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc, đi sâu vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Ví dụ về các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ bao gồm các chương trình của Viện Khổng Tử, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) hay gã khổng lồ viễn thông Huawei. Bằng cách đánh lừa người dân và chính phủ các nước trong hệ thống lợi ích kinh tế của mình, ĐCSTQ khiến họ lâu ngày thành quen với hệ tư tưởng vô thần luận, đồng thời dung túng cho sự cai trị chuyên chế của nó và đi ngược lại các giá trị truyền thống và tâm linh. 

Bất hạnh chắc chắn sẽ xảy đến với những quốc gia, khu vực và tổ chức nào qua lại mật thiết, tăng cường quan hệ và ủng hộ ĐCSTQ. Con đường lan truyền của Covid-19 ra khắp thế giới thường nối gót các quốc gia, thành phố, tổ chức, thậm chí những cá nhân có liên hệ mật thiết đến ĐCSTQ.

Ngành hàng không và vũ trụ Nga bị tàn phá nặng nề bởi Covid-19

Người đứng đầu chương trình đưa người vào vũ trụ của Nga, ông Yevgeny Mikrin, vừa qua đời ở tuổi 65 sau khi nhiễm Covid-19, theo thông cáo của cơ quan vũ trụ quốc gia Roscosmos hôm 5/5. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chia buồn tới gia đình và bạn bè ông.

Từ năm 1981, ông Mikrin đã làm việc cho Energia, hãng hàng không vũ trụ lớn nhất của Nga, giúp phát triển hệ thống điều khiển tàu vũ trụ chở người và chở hàng, tổ hợp không gian đa mô hình và tàu vũ trụ tự động. Cái chết của ông là một mất mát đáng kể cho ngành công nghiệp vũ trụ và tên lửa Nga.

Dmitry Rogozin, tổng giám đốc hãng hàng không vũ trụ quốc gia Nga Roscosmos, hôm 1/5 đã viết trên Twitter rằng:

“Dữ liệu về các nhân viên ngành vũ trụ và tên lửa bị nhiễm virus corona chủng mới (2019-nCoV) tính đến 20:00 ngày 30/4/2020 

SỐ CA NHIỄM - 173, HỒI PHỤC - 16, TỬ VONG - 6”.

Toàn nước Nga có 362.342 trường hợp nhiễm Covid-19, với 3.807 trường hợp tử vong tính đến ngày 26/5, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins. Do đó nếu xét theo tỷ lệ, thì số ca nhiễm và tử vong của các nhân viên ngành vũ trụ và tên lửa Nga là rất lớn.

Tại sao có quá nhiều ca nhiễm Covid-19 trong ngành công nghiệp vũ trụ và tên lửa Nga? Là vì các quốc gia, khu vực và tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid - 19. Vậy rốt cục mối liên hệ giữa ngành vũ trụ và tên lửa Nga và ĐCSTQ là gì?

Nga hậu thuẫn Trung Quốc toàn diện hậu Chiến tranh Lạnh

Cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh tăng lên khi hai cường quốc đua nhau đưa người lên mặt trăng. Sau khi Liên Xô tan rã, do suy thoái kinh tế và thiếu vốn, chương trình hàng không vũ trụ của Nga đã lụi tàn dần khi công nghệ và tài năng tụt dốc. Hoa Kỳ cũng giảm tải các chương trình không gian do thiếu đối thủ cạnh tranh mạnh làm động lực phát triển. 

Ngược lại, ĐCSTQ đã đầu tư mạnh tay vào chương trình không gian với nguồn vốn tích lũy mạnh mẽ sau những cải cách kinh tế vào những năm 1980, đặc biệt trong việc phóng các vệ tinh và tên lửa đẩy. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng trống lớn cần lấp đầy trong mảng công nghệ hàng không của Trung Quốc. ĐCSTQ biết rằng sẽ không thể hợp tác với Hoa Kỳ, vì vậy nó đã chuyển sang Nga nhờ hỗ trợ kỹ thuật và đổi lấy lợi ích kinh tế.

 Ngày 1/11/2017, Trung Quốc và Nga đã đồng ý hợp tác về 6 công nghệ liên quan đến không gian trong giai đoạn 2018 - 2022. Thỏa thuận này là một trong khoảng 20 thỏa thuận được ký kết bởi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev tại Bắc Kinh tại cuộc họp thường kỳ lần thứ 22 giữa nguyên thủ hai nước. 

Theo thông cáo báo chí từ cơ quan vũ trụ Roscosmos, 6 lĩnh vực hợp tác là mặt trăng, không gian sâu, phát triển tàu vũ trụ, điện tử không gian, dữ liệu viễn thám trái đất và giám sát mảnh vỡ không gian.

Hãng thông tấn nhà nước Nga Sputnik dẫn lời ông Rogozin cho biết “sự hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ vận tải vũ trụ có thể là dùng tên lửa đẩy của Nga để phóng tàu vũ trụ Trung Quốc, từ đó triển khai nhóm đa vệ tinh của Trung Quốc, cũng như việc bán động cơ tên lửa cho Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, họ sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn cung cấp vi điện tử mà chúng ta cần”.

 Điều hướng vệ tinh cũng là một lĩnh vực hợp tác tiềm năng, khi Trung Quốc dự kiến hoàn thành Hệ thống vệ tinh dẫn đường BeiDou vào năm tới, và Nga sẽ tung ra hệ thống định vị vệ tinh không gian GLONASS.

Sergei Anatolyevich Gavrilov là phó chủ tịch hạ viện Nga - cơ quan lập pháp của Nga - đại diện cho Đảng Cộng sản Nga. Theo Nhân Dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, ông Gavrilov từng tuyên bố sự hợp tác với Trung Quốc trong các chương trình không gian sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Nga.

Đối với chính quyền Trung Quốc, sự hợp tác với Nga sẽ thúc đẩy các tiến bộ kỹ thuật của Trung Quốc, cho phép nước này có khả năng vượt mặt Mỹ trong lĩnh vực điều hướng vệ tinh và gây ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Ngày 29/11/2017, Nga đã ký kết một thỏa thuận với Trung Quốc để bảo vệ các công nghệ mật dùng trong các hoạt động không gian, ký ngày 25/6/2016 tại Bắc Kinh trong chuyến thăm chính thức của ông Putin đến Trung Quốc.

Nhiều sự hợp tác cũng đã diễn ra giữa các viện nghiên cứu và trường đại học của Nga và Trung Quốc. Năm 2017, Trường đại học hàng không Thượng Hải và Đại học Hàng không Moscow đã khởi xướng một chương trình giáo dục chung.

Đại học Hàng không Vũ trụ Samara cũng đã hợp tác với Đại học Hàng không và Vũ trụ Nam Kinh, để tiến hành trao đổi học thuật tại Viện Động cơ và Kỹ thuật Nhà máy Điện trực thuộc ĐH Samara.

 Ngày 3/3/2018, Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Nga Roscosmos và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thám hiểm mặt trăng và không gian sâu, đồng thời thành lập một trung tâm dữ liệu về các dự án mặt trăng.

Tại triển lãm hàng không và vũ trụ quốc tế Salon 2019 (2019 International Aviation and Space Salon) được tổ chức từ ngày 27/8 đến ngày 1/9 tại Zhukovsky, một thị trấn nhỏ gần Moscow, Trung Quốc đã trình diễn máy bay không người lái, tàu vũ trụ và máy bay đổ bộ được phát triển trong nước. Trung Quốc là quốc gia đối tác tại sự kiện năm đó.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, Alexander Zheleznyakov, thành viên Viện Vũ trụ Nga Tsiolkovsky cho biết ông rất ấn tượng trước lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trong thị trường bệ phóng thương mại quốc tế và lợi thế kỹ thuật của tên lửa Trung Quốc.

Hệ thống định vị vệ tinh được biết đến có nhiều ứng dụng cho liên lạc, quân sự và điều hướng. Hoa Kỳ đã phát triển hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được sử dụng trong các hoạt động chiến đấu quy mô lớn như Chiến tranh vùng Vịnh. Tương tự như vậy, GLONASS là hệ thống định vị toàn cầu của Nga. BeiDou của Trung Quốc  sẽ là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu thứ tư được kiến tạo, theo sau GPS của Mỹ, GLONASS của Nga và Galileo của Liên minh châu Âu.

Thông qua sự hợp tác với Nga, Trung Quốc đã phát triển hệ thống định vị, điều hướng và tính toán thời gian tiên tiến của riêng mình, được gọi là PNT, cho hệ thống định vị BeiDou. Trung Quốc có kế hoạch mở rộng BeiDou để phục vụ mục đích quân sự. Giờ đây, hệ thống BeiDou đã chuyển sang giai đoạn phát triển thứ ba, sẽ bao hàm các vệ tinh quỹ đạo tầm trung, ba vệ tinh địa tĩnh và ba quỹ đạo địa không đồng bộ nghiêng. Hệ thống hiện có 33 vệ tinh trên quỹ đạo; kế hoạch là hoàn thiện chương trình vào năm 2020 với tổng cộng 35 vệ tinh trên quỹ đạo.

Trung Quốc đang tiếp thị BeiDou tới các quốc gia tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI ) kèm các ưu đãi.

Thông qua sáng kiến ​​này, Bắc Kinh sẽ đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của các nước, đồng thời xây dựng sức ảnh hưởng địa chính trị của mình.

 Theo trang Spaceflight Now, khi hệ thống hoàn thành, BeiDou sẽ có 8 vệ tinh trên quỹ đạo địa không đồng bộ, trở thành quốc gia duy nhất làm được điều này.

Một báo cáo năm 2017 của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Trung-Mỹ đã nêu chi tiết các hệ lụy và rủi ro đi kèm hệ thống BeiDou đối với mạng GPS của Hoa Kỳ. Theo báo cáo “BeiDou có thể tiềm ẩn rủi ro bảo mật khi cho phép chính phủ Trung Quốc theo dõi người dùng trong hệ thống bằng cách triển khai phần mềm độc hại truyền qua tín hiệu điều hướng hoặc chức năng nhắn tin (thông qua một kênh liên lạc vệ tinh) một khi công nghệ này được áp dụng đại trà”.

Không có nghi ngờ gì khi sự phát triển và tiến bộ nhanh chóng của các chương trình và dự án hàng không vũ trụ của Trung Quốc là nhờ sự hậu thuẫn của các chuyên gia và viện nghiên cứu của Nga. Liệu chúng ta có thể nói rằng yếu tố thực sự đằng sau sự bùng phát dịch virus trong nhóm các chuyên gia hàng không vũ trụ Nga là cơ quan không gian này có mối quan hệ gắn kết về chính trị và kinh tế với ĐCSTQ?

Yang Ning - tác giả bài viết này - là một cộng tác viên từ Trung Quốc đại lục. Anh/cô ấy đã sử dụng bút danh để bảo vệ danh tính của mình, nhằm tránh khả năng bị truy dấu và hứng chịu bức hại từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài viết được đăng trên trang The Epoch Times hôm 22/5, thể hiện quan điểm riêng của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.

Theo Epoch Times
Thiện Lan dịch, Quý Khải biên tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét