Mưa lớn ở miền nam Trung Quốc đang trở thành thảm họa. Hiện đã có 110 con sông ở trong tình trạng báo động vì lũ lụt, 2,62 triệu người ở 11 tỉnh đã bị ảnh hưởng, cùng nhiều trường hợp tử vong, mất tích. Người dân đã bắt đầu di chuyển lên những nơi cao hơn để phòng ngừa tình hình xấu đi. Trong dư luận Đại lục đã xuất hiện những cảnh báo về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp.
Ngập lụt nghiêm trọng
Kể từ tháng 6, miền nam Trung Quốc đã hứng chịu nhiều trận mưa mạnh. Tổng lượng mưa ở 9 nơi bao gồm Quảng Tây và Quảng Đông đã phá vỡ kỷ lục vào đầu tháng 6. Lũ vượt trên mức báo động đã xảy ra ở 110 con sông trên 8 tỉnh.
Trong đó, lũ siêu báo động xảy ra ở 22 trạm của 16 con sông ở Quảng Tây, nhà cửa và đường phố ở nhiều thị trấn bị ngập lụt, đường sập, giao thông bị gián đoạn, nước và điện bị cắt, một số ngôi nhà bị hư hại nghiêm trọng. Các quan chức Quảng Tây thông báo rằng có 9 người chết, nhưng dân chúng nói rằng con số thiệt mạng nhiều hơn như vậy.
Ba huyện Dương Sóc, Vĩnh Phúc, Bình Lạc thuộc Quế Lâm, Quảng Tây gần như đã ngập chìm trong nước.
Có các video cho thấy các đường phố ở Dương Sóc cũng như nhiều thị trấn và làng mạc đã biến thành sông. Nhiều nhà cửa, xe hơi của người dân bị nhấn chìm, và cuốn trôi.
Cô Trần Hồng, một người kinh doanh nhỏ nói với tờ The Epoch Times vào ngày 10/6 rằng, trời bắt đầu đổ mưa lớn trong vài ngày trước đó. Khi nước dâng lên, một số nhà dân đã bị nước ngập lên tới tầng hai, khiến họ chỉ có thể sinh hoạt từ tầng ba trở lên.
Cô Trần nói: "Một con đập tại hồ chứa nhỏ gần quận chúng tôi đã vỡ và nước đổ cả vào quận. Toàn bộ quận bị ngập lụt. Thành phố hiện đang trong tình trạng lộn xộn, nhà cửa bị đổ. Hôm nay tôi ra ngoài để xem thì thấy phù sa ở khắp mọi nơi. Nhiều người phải dọn dẹp nhà cửa, vật dụng, còn xe hơi thì bị phồng rộp cả".
Một số cư dân mạng đã đăng tải đoạn video nói rằng cư dân gần hồ chứa Quế Lâm, Quảng Tây bắt đầu sơ tán, và hồ chứa có nguy cơ bị vỡ.
Người dùng mạng tên Wuwenhang nói: “Người dân xung quanh đập chứa nước ở Quế Lâm, Quảng Tây bắt đầu sơ tán, đập chứa nước đang có nguy cơ bị vỡ!”.
Ngày 9/6, một trận mưa lớn kéo dào tại thị trấn Tế Liên, huyện Từ Giang, tỉnh Quý Châu khiến mực nước của hồ chứa Tế Liên tăng vọt, vượt quá mức cảnh báo an toàn. Con đập chắn hồ chứa đã sụp đổ và cư dân thị trấn nhỏ sống ở vùng trũng quanh đó đã bắt đầu sơ tán.
Vào khoảng 10 giờ đêm hôm đó, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam đã đưa ra cảnh báo mưa bão đầu tiên. Dự kiến lượng mưa ở phía nam thành phố Trường Sa sẽ lên tới hơn 100 mm trong 3 giờ. Cơn mưa lớn đã khiến một khu vực rộng lớn của Trường Sa biến thành biển nước.
Đoạn video được cư dân mạng công bố cho thấy chỉ sau hơn một giờ mưa xối xả, Trường Sa đã bị ngập lụt và thủ phủ gần 10 triệu người ngay lập tức rơi vào tình trạng tê liệt. Xe cộ chìm ngập trong nước, còn người dân phải bơi lội vật lộn trên đường phố.
Người Dùng mạng tên blue500000 nói: “Đây là một thành phố ở đại lục, nhân khẩu gần một triệu, mà đang ngập hết rồi”.
Người dùng mạng tên There4lam đã đăng một đoạn video nói rằng lũ lụt ở miền Nam nghiêm trọng như thế nào và truyền thông trong nước hầu như không đề cập đến nó…
Một số người đăng tải đoạn video nói rằng: "Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam và Tứ Xuyên đã mưa trong nhiều ngày liên tiếp. Thành phố bị ngập lụt, đường sập, và sạt lở đất ở nông thôn. Truyền thông trong nước vẫn tuyên truyền tẩy não trong nhiều năm, có bao nhiêu phần là sự thật? Có nhà mà không thể về. Có bao nhiêu người già và trẻ em đã bị nước cuốn trôi mà chưa được tìm thấy. Thiên lý khó mà dung chứa được một chính phủ bất hảo xấu xa như vậy" (tuy nhiên chưa kiểm chứng được thời gian của video này).
Lại có người dùng mạng khác cho biết có bậc cha chú làm việc trong lĩnh vực xây dựng đê điều nói rằng "vào những năm 1950 - 1960 các con đập được xây với ước tỉnh tuổi thọ 100 năm. Sau đó, những người làm công trung thực dần trở thành cái gai trong mắt một số người. Hãy đặc biệt cảnh giác với những con đập được xây dựng trong 20 năm gần đây. Có rất nhiều dự án 'đậu phụ' (ý nói bị rút ruột công trình khiến chất lượng không bảo đảm) và nhiều người sẽ bị cuốn trôi một khi chúng sụp đổ".
Nhiều lời cảnh báo đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ
Ngày 9/6, một người dùng mạng đăng video nhắc nhở rằng “nếu trời tiếp tục mưa lớn, tôi thực sự lo lắng về sự cố vỡ đập của hồ chứa. Dự án đậu phụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể chịu được lũ lụt không? Trong vài thập niên qua, họ cho xây dựng bất động sản ở khắp mọi nơi, phá hủy các tuyến đường thủy của thiên nhiên, đào núi và đào đất, và các sự cố vỡ đập có thể xảy ra mọi lúc. Đồng bào ở hạ lưu sông Dương Tử nên sơ tán, tốt nhất là sơ tán lên đỉnh núi, vỡ đập có thể xảy ra bất cứ lúc nào”.
Người khác đưa ra một bài phát biểu của quan chức của Bộ Tài nguyên nước và nhắc nhở rằng đã có dấu hiệu cảnh báo, “hàng chục triệu người dân ở hạ lưu đập Tam Hiệp nên lên kế hoạch trước, tiền mất thì vẫn kiếm lại được, mạng mất thì chẳng còn gì”.
Ngày 10/6 một số người dùng mạng nhắc nhở rằng ngoài lũ lụt, những “đám mây động đất” (thường có hình vòng tròn, được ghi nhận xuất hiện trước khi có động đất xảy ra) đã xuất hiện trên bầu trời và có thể sẽ có những trận động đất mạnh ở Tây Nam Trung Quốc trong vòng 7 ngày. Đập Tam Hiệp đang gặp nguy hiểm!
Trung tâm dự báo Hồng Kông dự đoán rằng sẽ có một trận động đất mạnh từ 8,3 độ richter trở lên ở phía tây nam Trung Quốc vào tháng 6 và đập Tam Hiệp có nguy cơ sụp đổ.
Một cư dân mạng gợi ý: "Mùa lũ đang đến gần, nhắc nhở bạn bè ở giữa và hạ lưu chú ý đến đập Tam Hiệp. Sẽ không có cảnh báo sớm nào và bạn phải chú ý đến nó. Mọi người đều biết rằng lũ chuột sẽ di chuyển theo bầy trước động đất. Hãy chú ý đến các động thái bất thường của các quan chức địa phương”.
"Các dấu hiệu cụ thể như sau: mưa lớn xối xả nhiều ngày, một trăm con sông đang có lũ; các quan chức và chuột đã chuyển đi; lúc này, bạn không cần phải suy nghĩ gì nhiều, hãy bỏ lại tất cả những vật ngoại thân, mau chóng tìm đường thoát!”.
Theo NTDTV
Phụng Minh biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét