Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Hà Nội đề xuất xây thêm 2 tuyến đường sắt hơn 100.000 tỷ đồng

Hà Nội đề xuất xây thêm 2 tuyến đường sắt hơn 100.000 tỷ đồng https://ift.tt/2AriBRw

Hà Nội đã làm hồ sơ xong, đang trình Chính phủ và sẽ trình Quốc hội vào tháng 10 này về 2 tuyến đường sắt đô thị với mức vốn hơn 100.000 tỷ đồng.

Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói, nếu được sử dụng nguồn tiền từ cổ phần hóa, vốn đầu tư công của thành phố và phát hành trái phiếu, Hà Nội sẽ tự làm được 2 tuyến đường sắt dự kiến.

Thông tin trên được ông Chung nêu tại phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về một số cơ chế chính sách đặc thù cho Hà Nội vào sáng hôm thứ Hai (1/6), theo Tiền Phong.

Nói rõ hơn về ngân sách dự kiến cho 2 tuyến đường sắt đô thị nói trên, Ông Chung nói rằng, hai dự án này sẽ được đầu tư hoàn toàn bằng vốn của Hà Nội. Một là Hà Nội sẽ lấy từ vốn cổ phần hóa, 2 là vốn đầu tư công của thành phố 5 năm bỏ ra 15.000 tỷ đồng, và cuối cùng là nguồn vốn lấy từ phát hành trái phiếu.

"Hai tuyến đường sắt này Hà Nội có thể tự làm được", ông Chung khẳng định.

Theo ông Chung, Hà Nội đã làm hồ sơ xong, đang trình Chính phủ và cố gắng sẽ trình Quốc hội vào tháng 10 này về 2 tuyến đường sắt: Ga Hà Nội đi Hoàng Mai, trị giá khoảng hơn 40.000 tỷ đồng và đường sắt số 5 từ Văn Cao đi Hòa Lạc, tổng mức đầu tư 66.000 tỷ.

Về nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, số tiền thu được từ cổ phần hoá chỉ dùng cho xây dựng cơ bản, không được cho việc gì khác còn Hà Nội làm gì thì theo thẩm quyền HĐND Thành phố.

Song ông Hiển đặc biệt lưu ý, nếu quy mô vượt quá dự án nhóm A, thuộc diện công trình trọng điểm quốc gia thì phải xin ý kiến Quốc hội vì đây là điều quy định trong luật.

Hiện tại Hà Nội đang 'mắc kẹt' trong dự án Đường sắt đô thị trên cao Cát Linh- Hà Đông khi đội vốn gấp 3 lần, chậm tiến độ 8 lần và chưa biết bao giờ chạy thật.

Trong báo cáo mới đây trình Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tiếp tục cam kết đưa dự án đi vào vận hành khai thác trong thời gian sớm nhất. Nhưng sớm nhất là khi nào và bao giờ Cát Linh- Hà Đông chạy thật thì Bộ trưởng không nói.

Trong khi đó, phía Tổng thầu Trung Quốc lại đang đòi trả ngay hơn 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét