Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Hai biện pháp phát hiện bị ‘gian’ tiền điện

Hai biện pháp phát hiện bị ‘gian’ tiền điện https://ift.tt/3ewxjpF

Thời gian qua tiền điện của các hộ dân bỗng tăng vọt chủ yếu do thời tiết nắng nóng… Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc ghi số điện của EVN còn nhiều điểm mập mờ, không minh bạch. Giưới đây là hai cách để người dân có thể tự phát hiện bị ăn gian tiền điện hay không.

Theo bài viết trên VnExpress, thời gian qua, những câu chuyện về hóa đơn tiền tiện tăng đột biến, đề xuất mức giá mới theo bậc, những sai phạm của cán bộ ngành điện… đang trở thành tâm điểm quan tâm của dư luận. Nhưng tranh cãi, hoài nghi trong xã hội nóng dần theo tình hình thời tiết. Đáng nói, thực trạng này đã tồn tại suốt nhiều năm nhưng chưa thể giải quyết thấu đáo, triệt để. Chỉ đến khi những vụ việc sai phạm bị người dân phát hiện, phản ánh, cơ quan chức năng mới lại rốt ráo đi tìm nguyên nhân và giải pháp tạm thời.

Tất nhiên rất khó để khẳng định EVN có sai phạm hay không khi đến giờ vẫn chưa có một bằng chứng cụ thể nào. Trong thời gian chờ đợi giải pháp đó, người sử dụng điện vẫn phải chấp nhận thực tế rằng việc cung cấp, lắp đặt đồng hồ, mang đi kiểm nghiệm, ghi chỉ số công tơ, thu tiền, thậm chí giải quyết sai phạm cũng đều do bên điện lực làm hết. Tính độc quyền là điều chưa thể thay đổi trong một sớm một chiều, có phải vậy mà rất nhiều kẽ hở trong quản lý hoạt động mua bán điện.

Điều thiết thực nhất mà mỗi gia đình có thể làm lúc này chính là tìm cách tự bảo vệ quyền lợi của bản thân. Cụ thể, là mỗi người hãy tự mình kiểm tra, đối chứng để không bị "móc túi" oan. Giưới đây là hai biện pháp đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm ngay:

Cách thứ nhất, ngắt hết các thiết bị điện, đảm bảo không thiết bị điện nào hoạt động sau công tơ và quan sát chỉ số. Nếu công tơ vẫn quay, số điện vẫn nhảy thì chứng tỏ chất lượng công tơ có vấn đề. Bạn có thể, ngay lập tức chụp hình, quay phim lại làm bằng chứng và yêu cầu điện lực địa phương lập biên bản ghi nhận và đưa công tơ đi kiểm định.

Cách thứ hai, mỗi gia đình có thể lắp công tơ phụ ngay phía sau công tơ của EVN để đối chứng chênh lệch chỉ số. Sau đó, bạn chủ động theo dõi chỉ số, ghi nhật ký công tơ theo chu kỳ tính điện của EVN (ghi trên hóa đơn). Khi trị số công tơ có sự khác biệt, bạn có thể khiếu nại với điện lực địa phương để kiểm tra. Tất nhiên, biện pháp này, bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền vài trăm nghìn đồng để đầu tư mua thiết bị.

Cả hai biện pháp trên đều tương đối đơn giản và có thể áp dụng với mọi hộ gia đình, giúp phát hiện ngay những bất thường trong việc đo đếm, tính giá tiền điện khi có sự nghi ngờ. Và khi đó, người sử dụng điện sẽ không còn phải hoài nghi vô căn cứ hay tranh cãi trước những phản hồi không thuyết phục của ngành điện. Bên cung cấp điện cũng không thể tìm cách trốn tránh trách nhiệm khi xảy ra sai phạm.

Hoá đơn tiền điện tăng 'còn nhiều mập mờ, chưa minh bạch'

Ngày 20/6, anh Đức Thành (một hộ dân sống ở Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết trên báo Lao động, nhu cầu sử dụng điện của gia đình anh không hề tăng cao hơn vì thói quen sử dụng điều hòa và các thiết bị điện không thay đổi so với các tháng trước, nhân sự và thời gian sử dụng điện trong gia đình không biến động, nhưng thực tế, tháng vừa rồi tiền điện cũng tăng gần 200% là rất khó thuyết phục (từ 1.162.000 đồng lên 2.100.000 đồng).

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Yến (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, việc ghi số điện của mỗi hộ dân mà EVN đang thực hiện còn nhiều điểm bất hợp lý.

Thứ nhất, trong trường hợp nhân viên đọc công tơ ghi chỉ số điện sớm hơn hoặc lệch ngày giữa các tháng, thì một phần tiền điện tháng trước (lẽ ra ở bậc thang thấp) sẽ bị tính vào tháng sau (ở bậc thang cao hơn).

Thứ 2, nhân viên thu tiền điện ghi chỉ số công tơ ít hơn, tháng tiếp theo ghi đúng. Số tiền điện ghi thiếu của tháng trước cũng sẽ chuyển sang bậc thang cao hơn của tháng sau.

"Chính vì vậy, tôi đề nghị EVN cần ghi số điện của một hộ dân cụ thể vào một ngày ấn định trong tháng, đồng thời báo cho hộ dân cùng giám sát ghi chỉ số điện, kết quả có sự giám sát của người dân thì mới có giá trị, mới đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan", chị Yến nói.

Trước đó mặc dù EVN giải thích hiện nay việc ghi số điện đã được thực hiện bằng phần mềm, hoàn toàn tự động, tuy nhiên, lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, hiện nay mới chỉ có 35% khách hàng sử dụng đồng hồ điện tử, 65% còn lại vẫn là đồng hồ cơ.

Vì vậy, vấn đề hoá đơn tiền điện tăng "sốc" vẫn bị nhiều khách hàng cho rằng còn nhiều mập mờ, chưa minh bạch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét