Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

‘Lén lút hay cao cả’: Đặc vụ Trung Quốc hãy thức tỉnh

‘Lén lút hay cao cả’: Đặc vụ Trung Quốc hãy thức tỉnh https://ift.tt/2UzIqpP

Đối với đặc vụ Trung Quốc, viễn tưởng "vinh quang" vì tổ quốc mà phục vụ sẽ chỉ là ảo tưởng, bởi thực tế đã chứng minh, họ chỉ là những con tốt sẵn sàng được đem “thí” không một chút ghi công.

Khi những cuộc biểu tình biến thành bạo loạn ở Mỹ thời gian gần đây, một đoạn video ghi hình cuộc tấn công bạo lực bên ngoài Tòa Bạch Ốc tối 31/5 đã thu hút sự chú ý của dư luận. Một số người biểu tình ném các vật thể không xác định vào cảnh sát, sau đó có tiếng hét lớn bằng tiếng phổ thông Trung Quốc: “chạy mau, chạy chạy chạy chạy chạy đi!”. Kênh tin tức tiếng Hoa “Tân văn bác án kinh cơ” (hay Tin tức bất ngờ) đã đưa tin rằng “cuộc bạo loạn bên ngoài Tòa Bạch Ốc tối 31 có sự tham gia của thành viên lãnh sự quán Trung Quốc và được chỉ huy bởi một sĩ quan quân đội họ Trương”. Bản tin cũng cho rằng nhiều đặc vụ Trung Quốc mai danh ẩn tích ở Mỹ đã tập hợp lại hành động. “Phần lớn họ là những nhân viên đã sớm mai phục tại Mỹ, một số là dùng hộ chiếu Anh hoặc Hồng Kông để nhập cảnh, hầu hết đều là lực lượng đặc biệt của Bộ Tổng tham mưu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”, bản tin cho hay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đích danh nhóm xã hội cánh tả Antifa đứng sau các cuộc bạo loạn là nhóm khủng bố nội địa. Cựu thành viên của nhóm này đã thông tin trên Fox News rằng nhóm đề cao chủ nghĩa xã hội cực tả. Do đó việc người của ĐCSTQ tham gia vào hoạt động bạo loạn ở Mỹ cũng không phải là không có khả năng. Hiện tại Mỹ chưa có giải thích cụ thể về thành viên của tổ chức này và Trung Quốc cũng chưa có bình luận gì về đoạn video nói trên.

Tuy nhiên, điệp viên, đặc vụ hay những công dân "yêu nước" Trung Quốc làm gián điệp tại Mỹ vốn không phải là điều gì mới mẻ hay cần phải dè dặt khi thông tin, vì đã có quá nhiều tin tức về họ. Họ có thể chỉ là khách du lịch, sinh viên, học giả, nhà báo, doanh nhân đang sinh sống, làm việc trên đất Mỹ.

Ví dụ, ngày 4/6 năm nay, công dân Trung Quốc Lưu Liễu Hữu đã bị kết án 12 tháng tù vì chụp ảnh trong khu vực cấm của Căn cứ Không quân Hải quân Florida. Lưu là một khách du lịch.

Ngày 9/12/2019, công dân Trung Quốc Trịnh Tạc Tùng đã bị FBI chặn lại khi anh ta chuẩn bị trở về Trung Quốc từ sân bay Boston. Anh này đã giấu chai chứa tài liệu nghiên cứu về bệnh ung thư trong tất và chuẩn bị vận chuyển về Trung Quốc. Trịnh là một sinh viên thỉnh giảng tại Đại học Harvard.

Tháng 9/2019, Bành Học Hoa (Edward Peng), một người Mỹ gốc Hoa ở California, đã bị bắt vì làm tình báo cho ĐCSTQ. Bành 57 tuổi, được xác nhận là hướng dẫn viên du lịch.

Nhiệm vụ cuối cùng: cái chết!

Có một bộ phim mang tên “Ẩn mật, vĩ đại” của Hàn Quốc sản xuất năm 2013 về 3 điệp viên Bắc Tiều Tiên hoạt động nằm vùng tại Hàn Quốc. Cả ba thuộc về Lực lượng đặc biệt 5446 của Bắc Triều Tiên và được huấn luyện tàn bạo từ khi còn nhỏ. Họ có thể thực hiện bất kỳ mệnh lệnh máu lạnh nào cho cái gọi là danh dự của quê hương, giống như một cỗ máy giết người lạnh lùng. Họ đến Hàn Quốc với nhiệm vụ khác nhau, nhưng vì Triều Tiên đột nhiên không còn cần đến họ do sự thay đổi của chính phủ và chính sách, vì vậy họ đã nhận được nhiệm vụ cuối cùng: tự sát. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này, họ có thể trở thành "anh hùng quốc gia".

Ba đặc vụ Bắc Triều Tiên trong phim có những nhiệm vụ khác nhau, nhưng cuối cùng họ đều nhận được một nhiệm vụ tối thượng chung, đó là tự sát. Đây không chỉ là một tình tiết phóng đại gây kịch tính cho tác phẩm nghệ thuật, mà đó là hình ảnh chân thực của chính sách dùng người tàn bạo của chính thể tập quyền, một khi đã dấn thân thì cuối cùng chỉ có con đường chết. Thực tế đã chứng minh, ĐCSTQ cũng không khác so với Bắc Triều Tiên trong bộ phim trên.

Được biết đến như là "đặc vụ đầu tiên của ĐCSTQ", Phan Hán Niên là một điệp viên nổi tiếng trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền. Cuối cùng, ông ta chết trong nhà tù của ĐCSTQ. Cùng thời có “Ngũ diện gián điệp” (gián điệp 5 mặt) danh xưng Viên Thù cũng phải ở tù 20 năm. Sau khi ra tù, ông ta vẫn bị quản thúc, và sau đó bị hãm hại thành bán thân bất toại, tinh thần rối loạn cho tới lúc chết.

Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, vụ án gián điệp Kim Vô Đãi náo động một thời đã bị phơi bày. Đặc vụ Kim Vô Đãi, người hoạt động nằm vùng tại Mỹ trong hơn 40 năm, đã cung cấp cho ĐCSTQ một lượng lớn thông tin bí mật. Ông này bị FBI bắt giữ, nên cầu cứu trong nước giúp giải thoát, nhưng lại bị từ chối. Sau đó, ông ta tự sát, nhưng vụ tự tử đầy yếu tố đáng ngờ. Vợ của Kim tin rằng ông đã bị giết bởi đặc vụ của ĐCSTQ.

Một ví dụ khác là vụ bắt giam gián điệp Mạch Đại Chí vào tháng 3/2007, đây được coi là vụ án gián điệp lớn nhất trong lịch sử của FBI Hoa Kỳ. Đại Chí do đánh cắp thông tin bí mật của Hải quân Hoa Kỳ cho ĐCSTQ, nên tháng 3/2008 đã bị kết án 24 năm rưỡi tù giam.

Lý Trấn Thành (Jerry Chun Shing Lee), một quan chức của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã bị bắt vào năm 2018, thực sự là một điệp viên hợp tác sâu sắc với ĐCSTQ và bị kết án 19 năm tù.

Một vài ví dụ từ thời kỳ đầu thành lập của ĐCSTQ cho tới hiện tại, cho thấy số phận của các điệp viên trung thành với ĐCSTQ không may bị phát hiện thật bi thảm, bởi sự bỏ rơi hoặc thậm chí bị thủ tiêu bởi các đồng chí của họ.

Cũng giống như những điệp viên trong bộ phim của Hàn Quốc được đề cập ở trên, họ sống một cuộc đời “ẩn mật” (은밀, đọc là ưn-mil) với nghĩa đầy đủ trong tiếng Hán Hàn là ẩn nấp, bí mật, lén lút. Tất cả vì một cái danh vinh quang là anh hùng quốc gia, vì ý nghĩa cao cả, “vĩ đại” (위대, đọc là uy-tê) phục vụ tổ quốc nhưng hóa ra lại chỉ là phục vụ sự tồn vong của chính thể không vì dân.

Tranh vẽ một hồng vệ binh Trung Quốc (ảnh: Wikipedia).

Khi được đào tạo ức chế nhân tính, điệp viên cũng là nạn nhân

Tương ứng với sự đối lập giữa hành tung “lén lút” và mục tiêu mà họ cho là “cao cả”, là sự đối lập giữa nhân tính và thú tính của một điệp viên được huấn luyện đặc biệt. Tiếp thụ giáo dục tẩy não từ sớm, họ được huấn luyện chống lại tình cảm thông thường của con người, được huấn luyện giết chóc và lừa lọc. Nhưng như Yoo Ryu Hwan trong bộ phim là một đại diện, họ vẫn là những con người. Một khi tới xã hội văn minh bình thường, họ sẽ thấy lòng tốt và sự ấm áp của con người, thấy cái ưu việt của xã hội tôn trọng Nhân Nghĩa. Nên khi Yoo Ryu Hwan sống giữa tình làng xóm của cái xóm trọ nhỏ giữa Seoul, cậu đã nói: “Tôi bây giờ, sợ rằng mình sẽ thay đổi”.

Vậy nên mới có câu tuyên ngôn nổi tiếng của lực lượng “ngũ mao” (5 hào, ý nói số tiền công được trả cho mỗi lần “tác chiến” trên không gian mạng của lực lượng công chức mạng Trung Quốc) rằng: “Đến Mỹ là cuộc sống, chống Mỹ là công việc”. Dù có chối cãi bằng hàng mớ lý luận, họ cũng không thể phủ nhận rằng, trong thâm tâm mình đã ngầm công nhận, ngưỡng mộ công lý, an ninh và phúc lợi to lớn trong cuộc sống ở một nền văn minh bình thường. Vậy nhưng đến lúc phải thực hiện cái mà họ cho là sứ mệnh của mình, họ liền biến thành những “chiến lang” (sói chiến) hoặc hồng vệ binh sẵn sàng chống lại những người dân vô tội, coi người khác là kẻ thù và giúp ĐCSTQ phá hủy tự do, nhân quyền, công bằng và lẽ phải.

Bởi lúc đó nhân tính đã bị che mờ. Nhân tính đề cao đạo đức cơ bản làm người, đề cao những giá trị phổ quát của nhân loại. Còn thứ thú tính được thêm vào sau này của điệp viên ĐCSTQ là một mực tôn thờ để hết lòng phụng sự thể chế, bất chấp tình thân, bất chấp luân lý, vô Thiên, vô Pháp.

Tác giả Tống Tử Phụng trên Khán Trung Quốc giải thích, những điệp viên Trung Quốc vì được giáo dục từ nhỏ bởi thuyết vô thần, nên nhân tính đã hoàn toàn vắng mặt vào thời điểm cần thiết. Niềm tin vào nhân quả, vào sự trừng phạt là tuyến phòng thủ tâm lý cơ bản nhất để con người tuân theo đạo đức. Nhưng người dân Trung Quốc được thay thế bằng niềm tin do giáo dục kiểu tẩy não như một tín ngưỡng với ĐCSTQ. Trớ trêu thay, chính các lãnh tụ vĩ đại của họ lại thể hiện đức tin vào Thần, Phật ở một phương diện nào đó dù vẫn đàn áp tín ngưỡng tại quê hương mình.

Mao Trạch Đông từng chép Địa Tạng Kinh để mong chuộc tội lỗi chất chồng của mình. Con trai Lý Bằng mời pháp sư siêu độ giúp cha mình. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Tôn Chính Tài khi bị bắt trong nhà phát hiện có nhiều loại hình thờ cúng giả thần giả quỷ để mong tiến thân chốn quan trường. Tập Cận Bình trong khi quốc gia đang chao đảo bởi đại dịch và khủng hoảng kinh tế đã đi thăm Long mạch quốc gia và địa điểm tâm linh khác.

Thế mới thấy, cái gọi là vô thần luận, chỉ là thủ đoạn ngu dân, khiến người dân xa dời đạo đức phổ quát hướng thiện của các chính tín. Để dễ bề ức chế nhân tính, lợi dụng thú tính và công cụ hóa con người giúp duy trì quyền lực của ĐCSTQ.

ĐCSTQ luôn sẵn sàng bỏ rơi người của mình

ĐCSTQ có thể sẽ tiếp tục bỏ rơi và quay lưng lại với những điệp viên và người dân yêu nước khi cần, để bảo vệ mình. Một ví dụ gần đây nhất như thế này, du học sinh Trung Quốc là một lực lượng lớn góp phần xỉ vả, tấn công người biểu tình Hồng Kông ở khắp nơi trên thế giới. Trong đại dịch, ĐCSTQ kêu gọi người dân trở về, các du học sinh đã trở về rất nhiều, họ bị cách ly trong điều kiện thiếu thốn, chịu không nổi đã lên mạng lan truyền sự thật về tình hình nguy khốn tại các nơi cách ly. Nhiều người nói rất hối hận khi trở về và lo sợ sẽ bị nhiễm virus. Nhưng dưới chỉ đạo của ĐCSTQ, một làn sóng tấn công du học sinh khiến chẳng ai dám kêu ca gì nữa, khi họ bị chất vấn: “các người không ở đây xây dựng quê hương, và các người mang mầm mống lây bệnh nhiều nhất”.

Nhiều câu chuyện tương tự đã chỉ ra ĐCSTQ sẽ không ngại huy động toàn dân chống lại nhóm nào đó thậm chí cá nhân nào đó nếu người này không còn có lợi cho quyền lực của ĐCSTQ. Quay lưng, thậm chí vùi dập, bức hại là cách họ vẫn làm để tồn tại. Vậy điệp viên chuyên nghiệp hay điệp viên công dân, người dân “yêu nước” của Trung Quốc còn chưa nhận ra? Khi đối mặt với cái chết và nguy khốn, “vinh quang”, lý tưởng “vĩ đại” cuối cùng chỉ là ảo ảnh và tội lỗi.

Dựa trên nguyên tác của Tống Tử Phụng, Secretchina

Video: Đáy mới của đạo đức chính quyền Trung Quốc - Nhân dân Đại lục lâm nguy

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/cam-quyen-trung-quoc-day-moi-cua-dao-duc_750f8d996.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét