Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

Quá độ lên CNXH là ‘vấn đề rất vướng, chưa rõ, chưa làm được’ cần tiếp tục nghiên cứu

Quá độ lên CNXH là ‘vấn đề rất vướng, chưa rõ, chưa làm được’ cần tiếp tục nghiên cứu https://ift.tt/2Av8DPr

Lộ trình phát triển thời kỳ quá độ là thế nào "là vấn đề rất vướng, chưa rõ, lâu nay chưa làm được" và cần tiếp tục nghiên cứu, đó là ý kiến của Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.W Phùng Hữu Phú.

Trong báo cáo tại hội nghị báo cáo viên T.W do ban Tuyên giáo T.W tổ chức, GS Phùng Hữu Phú khẳng định: “Không còn thừa nhận chủ nghĩa Mác – Lênin tức là không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng. Các đảng phái sẽ mọc lên như nấm và quốc gia sẽ bước vào thời kỳ thập nhị sứ quân, rối loạn. Đó là lý do quan điểm chỉ đạo của báo cáo chính trị nhấn mạnh số 1 việc vững vàng tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, trích dẫn trên báo Thanh Niên.

Theo đó, ông Phú cho hay mục tiêu chính trị của Đảng là “phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Tuy nhiên, ông Phú nói và cho biết, có lần cử tri hỏi Tổng bí thư rằng: "Bao giờ chúng ta có chủ nghĩa xã hội? Tổng bí thư nói chúng ta chưa nghiên cứu tường minh vấn đề này, có khi trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội". Thế thì thời kỳ quá độ (lên chủ nghĩa xã hội) là bao lâu, có mấy chặng đường, làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy “là vấn đề rất vướng, chưa rõ, lâu nay chưa làm được” và cần tiếp tục nghiên cứu.

Cũng theo ông Phú, hiện nay đã có ý kiến đề nghị bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội vì “đã lạc hậu lắm rồi”. Tuy nhiên, ông Phú cho rằng, bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu cho thấy, nguồn cơn của quá trình sụp đổ là sự chuệch choạc, dao động trong tư tưởng, mà dao động trong tư tưởng thì sẽ dao động trong lãnh đạo.

Trung Quốc không bao giờ từ bỏ ý đồ thao túng Biển Đông

Một điểm mới khác, theo ông Phú, là dự báo các vấn đề lớn trong giai đoạn tới. Trong đó, vấn đề Biển Đông vẫn là một thách thức rất lớn.

Ông Phú cho rằng, người anh em ruột cộng sản này sẽ không bao giờ từ bỏ ý đồ thao túng biển Đông. Cao nhất là độc chiếm theo hình lưỡi bò. Không làm được thì ít nhất là kiểm soát, thao túng, khai thác. 

Ông cho rằng để đột phá nguy nan trước mắt là phải tư duy cho ra được làm sao chớp lấy thời cơ, khắc phục nguy cơ, thậm chí hóa nguy thành cơ.

“Không làm được cái này thì không đột phá được”, Giáo sư Phú phân tích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét