Rau muống là loại rau bình dân, rẻ tiền và đem đến nhiều lợi ích sức khỏe. Thế nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể ăn rau muống thoải mái.
Theo Đông y, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt. Theo The Star, cứ 100g rau muống chứa 90g nước, 3g chất xơ, 3g protein và vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie.
Lợi ích sức khoẻ của rau muống
Ăn rau muống không chỉ ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Tăng khả năng miễn dịch: Rau muống chứa một lượng vitamin C làm tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn bệnh cảm cúm. Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng vitamin C trong rau còn nhiều hơn trái cây.
Tốt cho mắt: Rau muống giàu vitamin A tốt cho mắt. Vitamin A là một chất chống oxy hóa rất hữu ích, ngăn sự tấn công gốc tự do vào giác mạc của mắt.
Điều trị vàng da và các vấn đề về gan: Theo Medical Health Guide, rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.
Điều trị chứng khó tiêu và táo bón: Do giàu chất xơ, rau muống giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón. Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.
Ngăn ngừa ung thư: Rau muống bao gồm 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, thích hợp để phòng ngừa ung thư (trực tràng, dạ dày, vú, da). Các chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và tăng cường môi trường tế bào tự nhiên.
Chống tiểu đường: Các chất dinh dưỡng trong rau muống có thể hấp thụ lượng đường trong máu dư thừa. Ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp cơ thể có khả năng kháng cự lại bệnh tiểu đường do những căng thẳng từ việc oxy hóa gây ra.
Tuy nhiên, rau muống thường được trồng dưới ao hồ, cho nên thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan. Ngoài ra, ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể, bám vào ruột, chui qua thành ruột vào máu, từ đó gây các chứng đầy bụng, khó tiêu, dị ứng.
Những nhóm người không nên ăn rau muống:
Người bị gout: Rau muống giàu đạm, không tốt cho người bệnh gout.
Người đang uống thuốc: Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Có vết thương hở: Rau muống, thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm, bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Người mắc bệnh viêm khớp: Nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.
Người dễ dị ứng, tiêu chảy: Ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín, gây khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Người bị sỏi thận: Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao, khi được hấp thụ vào cơ thể dễ kết tủa ở thận tạo sỏi. Những người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu do suy thận, không nên ăn bởi thành phần trong rau muống có nhiều muối khoáng, canxi, kali.
Người suy nhược không nên ăn rau muống: Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
Không ăn khi chưa chín kỹ: Ăn sống rau muống hoặc ăn rau chưa chín kỹ có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng, bởi trong rau muống có một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski. Khi trứng sán này theo thức ăn vào cơ thể sẽ nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng, nguy hiểm hơn là gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...
Video xem thêm: 9 nhóm thực phẩm làm sạch và bảo vệ mạch máu
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/9-nhom-thuc-pham-lam-sach-va-bao-ve-mach-mau_9235abcc2.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét