Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Việt Nam vùng đất lành cho cuộc ‘di cư’ lớn rời bỏ Trung Quốc

Việt Nam vùng đất lành cho cuộc ‘di cư’ lớn rời bỏ Trung Quốc https://ift.tt/30PURl6

Các chuyên gia nhận định, có nhiều tiềm năng và thỏa thuận cắt giảm thuế sẽ thúc đẩy đầu tư của châu Âu vào Việt Nam - một trong những điểm đến hàng đầu tại Châu Á.

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam 

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn cũng đem lại cơ hội mới cho nhiều quốc gia. Dù có những lợi thế nhất định, Việt Nam vẫn chỉ là một trong những tay đua trong cuộc chạy đua thu hút đầu tư ngoại. 

“Gần như chắc chắn một số sẽ rời khỏi Trung Quốc nhưng cũng chỉ ở mức giới hạn vì Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các quốc gia khác. Câu hỏi lớn nhất đối với Việt Nam là làm sao xây dựng được năng lực hiệu quả để thu hút những chuyển dịch đó của chuỗi cung ứng” - ông Olson đặt vấn đề trên báo Tuổi Trẻ. 

Theo ông Olson, để tối ưu hóa cơ hội trước mắt, Việt Nam cần cải thiện hạ tầng công nghệ cũng như kỹ năng của lực lượng lao động. Ông cho rằng sự chuyển dịch chuỗi sản xuất sẽ đem lại nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đáng kể cho Việt Nam. 

“FDI mang lại cả những “tác dụng phụ” có lợi đối với doanh nghiệp nội. Tuy nhiên, Việt Nam cần đảm bảo FDI được sử dụng một cách bền vững. Điều đó có nghĩa là FDI không nên chỉ phục vụ mục đích tạo ra tăng trưởng kinh tế cân bằng, mà còn phải củng cố được nguồn vốn xã hội và hỗ trợ việc quản lý môi trường” - ông Olson lưu ý. 

Theo GS Chaisse, bên cạnh việc lôi kéo đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cần chăm chút cho cả sự phát triển của nền công nghiệp nội địa. Ông cho rằng đây là điều rất quan trọng vì phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư ngoại là cách làm không bền vững. 

Ông Chaisse cũng cho rằng Việt Nam nên nỗ lực thu hút những doanh nghiệp công nghệ tiên tiến như Google và Microsoft, đồng thời tận dụng tất cả lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký trong những năm qua, bao gồm Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Hàng loạt nhà máy đa quốc gia rời khỏi Trung Quốc (ảnh chụp màn hình video THDT).

Bên cạnh đó, thỏa thuận thương mại tự do EU – Việt Nam sẽ cắt giảm hoặc loại bỏ 99% thuế quan đối với hàng hóa được giao dịch giữa hai bên. Đối với ngành dệt may, 77,3% thuế quan sẽ được dỡ bỏ sau 5 năm và 22,7% còn lại sau 7 năm.

Dân Trí cho biết, theo Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, Nicolas Audie: “Thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) xuất hiện vào đúng thời điểm thuận lợi cho các công ty Châu Âu.”

Dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 7, EVFTA sẽ mở ra các dịch vụ của Việt Nam, bao gồm các thị trường bưu chính, ngân hàng, vận chuyển và mua sắm công. Đây là thỏa thuận thứ hai của EU với một thành viên của ASEAN sau Singapore, và là thỏa thuận hiếm hoi với một đất nước đang phát triển.

Thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích lớn cho nhiều công ty Việt Nam để có thể giới thiệu sản phẩm của mình tới thị trường châu Âu.

Một số chuyên gia phân tích cho biết, có khả năng các công ty châu Âu sẽ tăng đầu tư nhiều tại Việt Nam và giảm đầu tư vào Trung Quốc, đó là một vấn đề đáng quan tâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét