Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Vụ án Hồ Duy Hải: Thiếu sót nghiêm trọng khi pháp y không đưa ra thời điểm nạn nhân tử vong, khiến hung thủ có bằng chứng ngoại phạm?

Vụ án Hồ Duy Hải: Thiếu sót nghiêm trọng khi pháp y không đưa ra thời điểm nạn nhân tử vong, khiến hung thủ có bằng chứng ngoại phạm? https://ift.tt/2yUUquq

Luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích ở góc độ "hướng điều tra" của vụ án Hồ Duy Hải. Trong đó đề cập đến tình tiết là thời gian nạn nhân tử vong, vì nó khiến nghi can “lọt qua” do có tình tiết ngoại phạm. Đây là thiếu sót nghiêm trọng có hậu quả pháp lý lệch hướng điều tra, không bảo đảm xử lý đúng người phạm tội, bái viết thên báo Bảo vệ pháp luật.

Thiếu sót quá nghiêm trọng khi phía pháp y không đưa ra thời điểm nạn nhân tử vong

Trong các vụ án giết người, nạn nhân tử vong (phần lớn án truy xét vì không bắt được quả tang) như vụ án Hồ Duy Hải, Cơ quan Điều tra (CQĐT) truy xét trở lại những người có liên hệ qua điện thoại, email, trực tiếp… sát với thời điểm nạn nhân tử vong để lần tìm tung tích hung thủ. Cho nên xác định chính xác thời điểm hung thủ ra tay sát hại nạn nhân là vô cùng quan trọng trong điều tra vụ án.

Hồ sơ vụ án mô tả Hồ Duy Hải giết hại 2 nạn nhân được mô tả trong bản án phúc thẩm như sau:

Khoảng 19h ngày 13/1/2008, Hải đi xe mô tô của bà Rưỡi (dì ruột) đến bưu điện Cầu Voi, vào bên trong ngồi nói chuyện với chị Hồng. Khoảng 20h30' Hải đưa tiền và kêu Vân đi mua trái cây. Khi chị Vân đi, Hải nảy sinh ý định quan hệ sinh lý với Hồng, nhưng bị chị Hồng phản ứng. Hải tức giận đánh vào mặt, bóp cổ, lấy thớt đập vào mặt và đầu làm chị Hồng bị ngất. Sau đó Hải lấy dao cắt vào cổ chị Hồng.

Căn cứ vào thời điểm mốc 20h30', Điều tra viên triệu tập các nghi can và loại dần để tìm hung thủ. Khi thời điểm này bị sai, có thể hung thủ thật sự có tình tiết ngoại phạm (chẳng hạn lúc 20h30’ đang ở quán café). Ngược lại, người thật sự không phải hung thủ có thể không chứng minh được tình tiết ngoại phạm trong thời điểm này và vô hình chung người này bị đưa vào diện “nghi can đặc biệt” để điều tra viên tập trung hướng điều tra vào họ.

Vì tính chất quan trọng của thời điểm nạn nhân bị sát hại chết nên ngay khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, CQĐT phải yêu cầu bác sĩ pháp y đưa ra thời điểm nạn nhân chết để sàng lọc đối tượng. Trong vụ Hồ Duy Hải cả hai nạn nhân chết do vết cắt cổ sâu tới tủy xương nên nạn nhân tử vong ngay khi hung thủ ra tay.

Trong hồ sơ các vụ án giết người phải có hai thời điểm nạn nhân tử vong. Thời điểm thứ nhất là thời điểm do bác sĩ pháp y đưa ra bằng phương pháp khoa học từ các dấu tích tại thi thể, chẳng hạn “nạn nhân tử vong cách thời điểm khám nghiệm từ 15h đến 17h”. Thời điểm thứ hai do điều tra viên suy luận từ các lời khai, chứng cứ khác nhưng phải căn cứ từ thời điểm tử vong do pháp y đưa ra, chẳng hạn trong vụ án này là 20h30’ ngày 13/1/2008. Nếu hai thời điểm này chênh nhau thì phải làm rõ trở lại, kể cả khám nghiệm lại.

Thế nhưng, trong vụ án này thời điểm tử vong của hai cô gái không được phía pháp y đưa ra mà điều tra viên dựa vào các lời khai. Đây chính là sai lầm có thể dẫn đến chệch hướng truy tìm hung thủ.

Hai kết luận Giám định pháp y số 21/PY.08 và 22/PY.08 cùng ngày 17/1/2008 đều bỏ trống thời gian tử vong của hai nạn nhân. Đây rõ ràng là thiếu sót quá nghiêm trọng. Khi phía pháp y không đưa ra thời điểm nạn nhân tử vong, việc truy xét nghi can khó có thể chặt chẽ để tránh “lọt sàng” nghi can vì lúc đó điều tra viên không có cột mốc để suy luận ra thời điểm gây án.

Thời điểm nạn nhân tử vong khó có thể là 20h30’ như kết luận điều tra

Các bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi mô tả khá chi tiết các đặc điểm như sau:

+ Biên bản khám nghiệm tử thi Nguyễn Thị Thu Vân lúc 11h40’ ngày 14/1/2008 không ghi nhận bất kỳ vết hoen ố nào ngoài da nạn nhân. Biên bản còn ghi “Bụng: da không trầy xước; Lưng: không thấy dấu vết gì” - Bút lục số 55 hồ sơ vụ án.

+ Biên bản khám nghiệm tử thi Nguyễn Thị Ánh Hồng lúc 12h10’ ngày 14/1/2008 không ghi nhận bất kỳ vết hoen ố nào ngoài da nạn nhân. Biên bản còn ghi “Lưng: không thấy dấu vết gì” - Bút lục số 57 hồ sơ vụ án. Ngoài ra Bản giám định pháp y số 21/PY.08 ngày 17/1/2008 đối với thi thể Nguyễn Thị Ánh Hồng cũng có kết luận “Bụng: da không trầy xước” - Bút lục số 60 hồ sơ vụ án.

+ Kết luận tại Bản giám định pháp y số 21/PY.08 ngày 17/1/2008 đối với thi thể Nguyễn Thị Ánh Hồng có kết luận “Dạ dày có chứa thức ăn đã nhuyễn, lượng ít” - Bút lục số 60 hồ sơ vụ án.

+ Biên bản khám nghiệm hiện trường (bắt đầu lúc 8h10’ và kết thúc lúc 13h10’) ngày 14/1/2008 ghi “Trên sàn nhà nơi hai nạn nhân nằm có vũng máu đọng chưa khô hoàn toàn.” – Bút lục số 46 hồ sơ vụ án.

Sở dĩ nêu ra chi tiết các bút lục hồ sơ như trên để chúng ta thấy hiện rõ ba chi tiết, gồm: vũng máu chưa khô, cơ thể không có vết hoen ố và thức ăn đã nhuyễn trong dạ dày. Những chi tiết này đối chiếu với các công bố khoa học tại giáo trình pháp y cho thấy nạn nhân tử vong trong khoảng thời gian nào?

Thứ nhất,  đối với dấu tích “Vết hoen tử thi”: Khi chết, trước 2h tử thi chưa xuất hiện hoen, từ 2 đến 10h hoen không cố định (bán cố định) và trên 10h sau chết hoen cố định. Nhưng các bản mô tả cho thấy trên thi thể cả hai nạn nhân không có vết hoen cố định nào. Điều này cho thấy khó mà suy ra các nạn nhân chết cách thời điểm khám nghiệm lên đến 15h đồng hồ (khám nghiệm lúc 11h40’ ngày 14/1 và điều tra kết luận chết lúc 20h30’ ngày 13/1).

Thứ hai,  đối với dấu tích “Thức ăn nhuyễn trong dạ dày”: Cơm nhuyễn hoàn toàn biểu thị nó ở dạ dày đã hơn 3h. Nhưng đối với thức ăn khó tiêu hóa khác thì để thành nhuyễn phải ở trong dạ dày nhiều giờ hơn. Chúng ta lưu ý khi cơ thể ngừng hoạt động thì tất cả các cơ chế tiêu hóa ở dạ dày ngừng theo. Nếu nạn nhân chết lúc 20h30' thì phải ăn bữa tối trước 17h30'. Nhưng lúc 17h nhân chứng L.T.T.H. vẫn còn ở lại Bưu điện Cầu Voi với hai nạn nhân và chưa chuẩn bị bữa ăn tối, nên khó có thể cho rằng nạn nhân đã ăn tối trước 17h30’.

Ngoài ra chi tiết “Vũng máu chưa khô” cũng có thể cho thấy nạn nhân chết cách lúc khám nghiệm hiện trường (8h10’ ngày 14/1/2008) chưa lâu. Nếu nạn nhân chết lúc 20h30’, ngày 13/1 thì tới thời điểm khám nghiệm hiện trường vũng máu đã có thời gian lên tới gần 12h đồng hồ. Khi đó không thể có vũng máu chưa khô tồn tại.

Việc bác sĩ pháp y không đưa ra khoảng thời gian nạn nhân tử vong là một thiếu sót quan trọng tới mức dẫn đến việc điều tra viên không có căn cứ xác định thời gian hung thủ sát hại nạn nhân. Điều này dẫn đến nhiều khả năng có nghi can “lọt qua” do có tình tiết ngoại phạm, ảnh hưởng tới việc truy xét tội phạm. Đây là thiếu sót nghiêm trọng có hậu quả pháp lý lệch hướng điều tra, không bảo đảm xử lý đúng người phạm tội.

Trước đó luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải cũng đề nghị nhà chức trách làm rõ thời gian sát hại 2 nạn nhân, nếu xác định lúc 20h30 là quá sớm và có bằng chứng cho thấy Vân đi mua trái cây vào lúc 21h chứ không phải trước 20h30.

Cụ thể ông Phong đã đưa ra bằng chứng là vợ chồng người bán trái cây khai trong biên bản rằng lúc 20h45 - 21h ngày 13/1/2008, nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân đến mua trái cây tại đây. Như vậy thời gian gây án như kết luận 20h30 trước là sai lệch.

Ông nói rằng nếu xác định thời gian gây án lệch là hoàn toàn có thể dẫn đến khả năng sẽ bỏ lọt hung thủ thực sự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét