Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã rời Nga hôm 26/4 sau cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin, trong đó 2 bên tìm cách thể hiện ‘tình hữu nghị’ với Mỹ trong khi cũng thúc đẩy lợi ích riêng của mình, theo báo Nhật Nikkei Asian Review (NAR).
Tờ NAR đưa tin, trước khi lên đường về nước, ông Kim đã tham dự một buổi lễ đặt vòng hoa ở đây, tại một đài tưởng niệm những người lính hy sinh trong Thế chiến II, một cử chỉ nhằm nhớ lại cách 2 bên chiến đấu sát cánh bên nhau lúc đó. Ông Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Jong Un và là người sáng lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đã phục vụ trong quân đội Xô Viết trong chiến tranh, và Moscow đã giúp giải phóng Triều Tiên khỏi ách thống trị của Nhật Bản.
Coi đây là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Triều Tiên tới Nga sau 8 năm, cả 2 nhà lãnh đạo đều đặc biệt muốn chứng tỏ sự hồi sinh ‘rõ rành rành’ của mối quan hệ nồng ấm trong lịch sử 2 đất nước. Khi ông Kim trao tặng cho ông Putin thanh kiếm kỷ niệm làm quà tặng sau cuộc gặp hôm thứ Năm (25/4), ông Putin cũng trao cho ông Kim một đồng xu, giải thích rằng đó là một phong tục của người Nga, để "trả tiền" cho những món quà của các vật sắc nhọn, nhằm tránh xung đột trong tương lai.
Việc thể hiện sự ấm áp ít nhất phần nào đã được cả hai bên sắp đặt, cho một ‘khán giả’ cụ thể, đó là Mỹ. Ngoài vấn đề phi hạt nhân hóa, Nga đã bị lên án kịch liệt với các lệnh trừng phạt của Mỹ về việc sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraina trong năm 2014. Chính quyền Trump đã thông báo cho Moscow vào năm ngoái rằng Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) thời Chiến tranh Lạnh.
[caption id="attachment_1132553" align="alignnone" width="651"] Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trao đổi thanh kiếm nghi lễ làm quà tặng hôm 25/4 sau hội nghị thượng đỉnh ở Vladivostok. (Ảnh: AP)[/caption]
Hôm 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đánh giá cao những bình luận của ông Putin sau cuộc họp, ủng hộ phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
"Tôi nghĩ rằng có rất nhiều hứng thú để thực hiện một thỏa thuận với Triều Tiên", ông Trump tuyên bố.
Theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un nói với ông Putin rằng tình hình trên Bán đảo Triều Tiên "đã đạt đến điểm giới hạn, nơi nó có thể trở lại trạng thái ban đầu khi Mỹ có [một] thái độ đơn phương với ý đồ xấu” tại cuộc họp tháng 2/2019 của ông Kim với Trump.
Cơ quan ngôn luận nhà nước này cũng cho biết 2 nhà lãnh đạo đã đồng ý "tăng cường hợp tác chiến lược để đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực".
Tuy nhiên, theo NAR, cuộc họp thượng đỉnh Nga-Triều cũng bao gồm một số trò chơi quyền lực ‘tinh tế’ giữa ông Putin và ông Kim. Hai nhà lãnh đạo ban đầu được dự định dùng bữa tối cùng nhau vào tối thứ Tư (24/4) sau khi ông Kim đến đây, nhưng với việc ông Putin đến chậm vào hôm thứ Năm, bữa tiệc tối đã bị đẩy lùi sau cuộc gặp của họ.
Tại hội nghị thượng đỉnh, nổi tiếng là một người thường trễ hẹn với các nhà lãnh đạo thế giới khác, nhưng ông Putin thực sự đã đến địa điểm họp nửa giờ trước ông Kim. Truyền thông Hàn Quốc lưu ý suy đoán rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã cố tình xuất hiện sau chủ nhà Putin, để duy trì phẩm giá của mình.
Hai nhà lãnh đạo cũng đưa tín hiệu quan điểm khác nhau về phi hạt nhân hóa.
Về phía Nga, phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp, ông Putin nói rằng việc hồi sinh các cuộc đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa là "rất thích hợp" để đảm bảo an ninh quốc tế cho chính phủ của ông Kim. Khuôn khổ đó sẽ có lợi ích đảm bảo sự tham gia của Moscow vào quá trình này.
Về phía Triều Tiên, truyền thông Triều Tiên lại đưa tin rằng cuộc họp không đề cập đến vấn đề này, ngụ ý các cuộc đàm phán song phương với Mỹ, vẫn là ưu tiên hàng đầu của Bình Nhưỡng, mặc dù trong thông điệp đầu năm mới của mình, ông Kim nói rằng cần phải "tích cực thúc đẩy các cuộc đàm phán nhiều bên”. Rất ít người cho rằng Triều Tiên dễ dàng chấp nhận đề nghị đàm phán 6 bên của Moscow, vì việc liên quan đến ‘nhiều người chơi’, sẽ làm phức tạp thêm tình hình.
[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/cau-chuyen-ve-nhung-nguoi-dep-len-tieng-ve-hai-nguoi-ban_91fd65723.html"]
Trong nỗ lực phá vỡ bế tắc với Mỹ, ông Kim đã đưa ra thời hạn đàm phán trong một bài phát biểu gần đây, trước cơ quan lập pháp của Triều Tiên, rằng "chúng tôi sẽ kiên nhẫn và chờ đến cuối năm nay để xem Mỹ có đưa ra quyết định dũng cảm hay không?". Ông Kim hy vọng rằng việc có Nga ở phía ông ấy, sẽ giúp ông Kim có thêm đòn bẩy khi các cuộc đàm phán được nối lại.
Ngoài ra, cũng theo NAR, phi hạt nhân hóa không phải là vấn đề duy nhất mà ông Kim và ông Putin gửi đi các tín hiệu khác nhau. Trong cuộc họp song phương mở rộng, Moscow, với mong muốn hợp tác về đường sắt và các dự án khác, đã đưa đến một loạt các quan chức liên quan đến kinh tế cùng tham dự. Ngược lại, phía Bình Nhưỡng, chỉ có bộ trưởng ngoại giao và phó tướng của ông Kim, bên cạnh ông ấy.
Phạm Duy
[videobottom id="2362"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét