Một nỗ lực mang cái đẹp bền bỉ, sâu xa và khác lạ của nghệ thuật cây cảnh bonsai nguồn gốc phương Đông tiếp cận công chúng năng động của Mỹ quốc. Đó chính là triển lãm cây cảnh bonsai ngoài trời Pacific 2019 có tên “Nghệ thuật sống của cây cảnh bonsai: các nguyên tắc thiết kế”, sẽ chào đón khách tham quan từ ngày 11 tháng 5 đến hết tháng 9 năm nay.
[caption id="attachment_1132245" align="aligncenter" width="700"] Cây thủy tùng Hàn Quốc, trồng khoảng năm 1500, được uốn nắn thành cây cảnh bonsai từ năm 1986. Nghệ sĩ gốc: Su Hyung Yoo. (Bản quyền ảnh: Bảo tàng bonsai Pacific)[/caption]
Vẻ đẹp của nghệ thuật và thiên nhiên
Cây cảnh bonsai khác biệt với các nghệ thuật thị giác khác ở phương tiện sáng tạo - đó là những cây còn sống khỏe mạnh. Không giống như một bức tranh hoặc tác phẩm điêu khắc - những tác phẩm hiếm khi thay đổi sau khi nghệ sĩ vẽ nét cuối cùng hoặc đục nhát cuối cùng - một cây cảnh bonsai vẫn tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời của nó. "Bonsai" là một từ có nguồn gốc Nhật Bản, nhưng nghệ thuật trồng và chăm sóc cây kiểu này bắt nguồn từ Trung Quốc, với tên gọi “Penjing”.
[caption id="attachment_1132249" align="aligncenter" width="700"] Bonsai cây du Trung Hoa (tên khoa học là Ulmus parvifolia) được tạo ra vào đầu những năm 1980 bởi Qingquan Zhao. (Bản quyền ảnh: Bảo tàng bonsai Pacific)[/caption]
Một cây cảnh bonsai đáp ứng với nghệ sĩ và môi trường; tới lượt mình nghệ sĩ đáp ứng trong một vũ điệu luôn thay đổi. Công trình nghệ thuật này không bao giờ hoàn thành, mà luôn luôn thay đổi. Nếu được chăm sóc đúng cách, cây cảnh bonsai có thể sống hàng trăm năm trong các chậu cảnh và do đó thường vượt xa tuổi thọ của các nghệ sĩ ban đầu tạo ra chúng. Cây cảnh bonsai do đó thường được truyền qua nhiều thế hệ, trở nên thấm đẫm bởi các lớp biểu hiện nghệ thuật và hợp tác của nghệ nhân nhiều thế hệ.
Bảo tàng bonsai Pacific là một trong số ít các bảo tàng công cộng trên thế giới chỉ dành riêng cho cây cảnh bonsai. Bộ sưu tập cây cảnh của bảo tàng bao gồm hơn 150 cây cảnh từ Trung Hoa, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ, nằm trong số các bộ sưu tập cây cảnh tốt nhất và đa dạng nhất về yếu tố địa lý ở bất cứ đâu. Khi một cây nào đó được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng bonsai Pacific, chúng thường đi kèm với một lịch sử sâu sắc về can thiệp nghệ thuật, một số cây đã qua bàn tay của những người tiên phong đáng kính nhất trong lĩnh vực này. Những cây cảnh được tạo bởi Xueming Lu, Amy Liang Chang, John Naka (cha đẻ của cây cảnh nước Mỹ), Ben Oki, Harry Hirao, Vaughn Banting, Nick Lenz và Melba Tucker là những cây đáng chú ý nhất trong bộ sưu tập này.
[caption id="attachment_1132254" align="aligncenter" width="600"] Cây phong Domoto, vào mùa hè (tên khoa học là Acer buergerianum), được uốn nắn thành cây cảnh ít nhất từ năm 1913. Nghệ sĩ: Toichi Domoto. (Bản quyền ảnh: Bảo tàng bonsai Pacific)[/caption]
Aarin Packard, người phụ trách bảo tàng và giám sát định hướng nghệ thuật và thực vật học của bộ sưu tập, luôn ghi nhớ đây là một công việc vinh dự khi chăm sóc cho những sinh vật này, ông nói:
“Cây cảnh bonsai đối với tôi như là một hòn đá thử vàng; Tôi không chỉ cảm thấy được kết nối với từng cái cây, mà còn với từng người đã chăm sóc nó trong quá khứ, và thậm chí cả với những người sẽ chăm sóc chúng trong tương lai sau khi tôi đã ra đi”.
Chiếc cây lâu đời nhất trong bộ sưu tập thường xuyên của Bảo tàng Cây cảnh bonsai Pacific là một cây thủy tùng Hàn Quốc (Taxus cuspidata) đã nảy mầm ước tính từ năm 1500 và trở thành một cây cảnh bonsai kể từ khi nghệ nhân Su Hyung Yoo bắt đầu uốn nắn nó vào năm 1986. Trong khi đó cây cảnh bonsai có kích thước lớn nhất của bảo tàng là cây phong Domoto, được đặt theo tên của một người Mỹ gốc Nhật là Kanetaro Domoto, người đã chăm sóc cái cây sau khi nó được nhập khẩu vào Mỹ từ Nhật Bản làm cây cảnh bonsai từ năm 1915. Chiếc cây này đã phải chịu đựng vết thương trong chiến tranh, là minh chứng cho ý chí sống và sự bền bỉ mạnh mẽ.
[caption id="attachment_1132255" align="aligncenter" width="525"] Cây phong Domoto, vào mùa đông (Loài phong ba chẽ, tên khoa học là Acer buergerianum), được uốn nắn thành cây cảnh ít nhất từ năm 1913. Nghệ sĩ: Toichi Domoto. (Bản quyền ảnh: Bảo tàng bonsai Pacific)[/caption]
Loạt triển lãm sáng tạo của Bảo tàng bonsai Pacific
Cây cảnh là một nghệ thuật có nguồn gốc cổ xưa ở Trung Hoa từ ít nhất là vào thế kỷ thứ ba. Trong 100 năm qua, môn nghệ thuật này đã được người Bắc Mỹ hấp thu và đã phát triển nó theo những cách độc đáo và cởi mở. Ở Mỹ, cây cảnh bonsai đang kiếm tìm một lãnh địa mới, với ít quy định ràng buộc hơn cùng một loạt các loài cây mới có thể sử dụng làm bonsai.
Bảo tàng bonsai Pacific thu hút khán giả trên toàn thế giới bằng cách giới thiệu loạt các triển lãm tươi mới, với những cây mà thế giới chưa từng được thấy trước đây. Triển lãm năm 2017, với tên gọi “Các loài bản địa” là triển lãm đầu tiên giới thiệu độc quyền các cây bonsai là những loài thực vật đặc hữu riêng có của Hoa Kỳ. Triển lãm “Các loài bản địa” không chỉ giúp làm cho cây cảnh bonsai dễ tiếp cận với khán giả Hoa Kỳ mà còn vinh danh vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài cây bản địa của nước Mỹ.
Triển lãm của bảo tàng năm 2016 có tên, “Trang hoàng: Từ giấy cuộn đến ván trượt”, cũng tạo các điểm kết nối với văn hóa Mỹ. Thay cho những tấm giấy cuộn truyền thống được treo bên cạnh cây cảnh trong các triển lãm cây cảnh bonsai Nhật Bản, triển lãm này sử dụng các ván trượt đặt làm, được trang trí bởi một số nghệ sĩ vẽ tranh tường đô thị tài năng nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương với phong cách nghệ thuật đường phố hiện đại. Sự kết hợp đó đã giúp du khách đồng thời chiêm ngưỡng cả hai bộ môn khác nhau và thu hút nhiều khán giả mới đến với cây cảnh bonsai.
[caption id="attachment_1132257" align="aligncenter" width="700"] Từ cuộc triển lãm “Trang hoàng”, Cây sồi Tucker (tên khoa học là Quercus john-tuckeri) với ván trượt được vẽ bởi Merlot. (Bản quyền ảnh: Bảo tàng bonsai Pacific)[/caption]
Trong một không gian mở, giữa những cây lá kim cao chót vót trong khu rừng ở trung tâm vùng đô thị Seattle-Tacoma, bộ sưu tập tinh tế tại Bảo tàng Cây cảnh bonsai Pacific được thể hiện thật tuyệt vời. Khi tiếp cận triển lãm, khách tham quan sẽ đi bộ trên một con đường mòn dưới rừng cây, chuyển từ khung cảnh quen thuộc hàng ngày đến ngưỡng cửa phép thuật. Khi khách tham quan đi dạo trong khuôn viên này, họ tìm được sự hài hòa, duyên dáng và vui thích. Mỗi cây cảnh bonsai nằm trên một chiếc bàn riêng của nó, đặt trong một tổ hợp các ô trưng bày, tạo nên một bảo tàng nghệ thuật độc đáo ngoài trời không có mái che.
Khách tham quan đến từ khắp nơi trên thế giới để chiêm ngưỡng cây cảnh bonsai và hưởng thụ những lợi ích tổng hợp của trải nghiệm ngoài trời, trải nghiệm cái đẹp và làm dịu tâm hồn. “Hy vọng của chúng tôi là bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn với thiên nhiên và được truyền cảm hứng khi thăm bảo tàng”, Kathy McCabe, giám đốc điều hành của bảo tàng bổ sung: “Luôn có điều mới mẻ cho các bạn chiêm ngưỡng, ở từng cái cây theo từng mùa”.
Bảo tàng bonsai Pacific với Triển lãm đặc biệt 2019 có tên “Nghệ thuật sống của cây cảnh bonsai: các nguyên tắc thiết kế”, và “Những thân cây gồ ghề: nhìn lại quá khứ sáng tác của Dan Robinson” sẽ chào đón khách tham quan từ ngày 11 tháng 5 đến hết tháng 9 năm nay.
Theo Kinda Wimble Fox (Tạp chí Elite Lifestyle và Epochtimes)
Hòa Bình biên dịch
[videobottom id="2362"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét