Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Trung Quốc chi cho quốc phòng nhiều hơn 4 nước Ấn, Nhật, Hàn và Úc gộp lại

Trung Quốc chi cho quốc phòng nhiều hơn 4 nước Ấn, Nhật, Hàn và Úc gộp lại http://bit.ly/2V4KLLr

Trung Quốc đang chi nhiều đô la cho quốc phòng hơn những gì Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc gộp lại, thể hiện rõ việc Bắc Kinh tăng cường quân sự hóa và sức mạnh ở châu Á, theo Defence News hôm 29/4.

Chi phí cho quốc phòng có nghĩa là kinh phí hàng năm cho hiện đại hóa, thiết bị mới, tàu chiến, máy bay và tên lửa bên cạnh các chi phí hoạt động như nhiên liệu, sửa chữa và tiền lương.

Báo cáo do Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), một tổ chức tư vấn của Thụy Điển, công bố hôm thứ Hai (29/4), với tiêu đề ‘Xu hướng chi tiêu quân sự 2018’, cho thấy “Trung Quốc, quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới (sau Mỹ), đã chi 250 tỷ USD cho quân đội trong năm 2018, chiếm 14% tổng chi tiêu toàn cầu”.

Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc lớn hơn nhiều so với tổng chi tiêu 182,9 tỷ USD của 4 nước công lại, bao gồm Ấn Độ (66,5 tỷ USD), Nhật Bản (46,6 tỷ USD), Hàn Quốc (43,1 tỷ USD) và Úc (26,7 tỷ USD) - tương ứng với các thứ tự thứ 4, thứ 9, thứ 10 và thứ 13 cho chi tiêu quốc phòng trên thế giới.

Tăng cường chi tiêu quốc phòng

Báo cáo SIPRI nêu rõ “trong năm 2018, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng trong năm thứ 24 liên tiếp, và gần như tăng gấp 10 lần so với năm 1994”.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng chi tiêu quân sự hàng năm của Trung Quốc đã chậm lại đều đặn kể từ khi đạt mức cao nhất 9,3% trong năm 2013. Nhưng nó đã tăng 5% trong năm 2018, một mức tăng trưởng hàng năm thấp nhất, kể từ năm 1995.

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/vi-sao-chinh-quyen-trung-quoc-hanh-xu-trai-nguoc-voi-the-gioi-tu-do_2a2f11798.html"]

Trung Quốc đã áp dụng chính sách ‘liên kết tăng trưởng’ trong chi tiêu quân sự với tăng trưởng kinh tế.

“Với mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị chậm lại trong năm 2018, xuống mức thấp nhất trong vòng 28 năm, chi tiêu quốc phòng có thể dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn trong những năm tới nếu Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách này”, báo cáo SIPRI dự đoán.

Tăng cường quân sự hóa

Báo cáo SIPRI cho thấy, chi tiêu quân sự ở châu Á và châu Đại Dương trong năm 2018 là 507 tỷ USD, chiếm 28% chi tiêu quân sự toàn cầu. 

Đây là khu vực duy nhất có mức tăng trưởng hàng năm liên tục kể từ năm 1988, và mức tăng 46% trong giai đoạn 2009-2018, là lớn nhất trong bất kỳ khu vực nào.

“Sự gia tăng [của khu vực] chủ yếu là do sự gia tăng trong chi tiêu của Trung Quốc, mà năm 2018 chiếm 49% tổng chi tiêu trong khu vực, so với 31% trong năm 2009”, báo cáo cho biết.

Căng thẳng hiện tại ở châu Á

Quân đội Trung Quốc có khoảng 2,3 triệu người, và Bắc Kinh có các tranh chấp biên giới đang diễn ra với Nhật Bản và Ấn Độ, bên cạnh các yêu sách lãnh thổ chồng chéo với 6 quốc gia khác ở Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng giầu mỏ phong phú.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với 90% trong tổng số 3,5 triệu km2 của vùng biển này, trong khi Philippines, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan yêu cầu một phần các vùng biển đó.

[caption id="attachment_1133267" align="aligncenter" width="635"]Một chiếc máy bay chiến đấu J-15 bay qua tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (Ảnh: Hải quân Trung Quốc) Một chiếc máy bay chiến đấu J-15 bay qua tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (Ảnh: Hải quân Trung Quốc)[/caption]

Trung Quốc đã có tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Dongfeng 31 có tầm bắn 11.000km, và đã thử nghiệm phiên bản ICMB, phóng từ tàu ngầm Ngưu Lang 2 (Julang 2). Bắc Kinh đã thử nghiệm hạ cánh trên boong tàu sân bay Liêu Ninh tải trọng 65.000 tấn, và đề ra mục tiêu chế tạo các siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, trọng tải 100.000 tấn.

Phạm Duy

[videobottom id="2364"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét