Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Người chồng mù làm đôi chân cho vợ bệnh tật suốt 29 năm lam lũ cuộc đời

Người chồng mù làm đôi chân cho vợ bệnh tật suốt 29 năm lam lũ cuộc đời https://ift.tt/2rBCiSe

Tại Trùng Khánh, Trung Quốc có một câu chuyện cảm động kể về một đôi vợ chồng già. Suốt 29 năm qua, ông chồng mù ngày nào cũng cõng bà vợ bị bệnh ra đồng làm việc.

Tại ngôi làng Yong’an phía Tây Nam Trung Quốc, có một đôi vợ chồng nông dân già rất thương nhau. Bà Xu Houbi bị bệnh còi xương nên đi lại vô cùng khó khăn, năm 1988 chồng của bà là ông Cao lại bị mất thị lực.

Nhưng dường như khó khăn không làm họ cảm thấy bất hạnh mà chỉ để chứng minh tình nghĩa giữa họ đậm sâu đến ngần nào. Cũng kể từ ấy, mỗi ngày ông Cao đều đặt bà Xu vào một chiếc gùi lớn và đeo lên lưng đưa ra đồng.

Vậy là, giờ đây người vợ là đôi mắt, người chồng là đôi chân, họ cùng nhau đi đến bất cứ nơi nào họ cần đến. Trên đoạn đường mòn từ nhà ra đến cánh đồng mà ông bà đã đi mấy chục năm nay, dáng ông Cao gầy gò còng xuống, đeo trên lưng chiếc gùi đặt vợ mình bên trong đó, tay ông cầm chiếc gậy lần lần tìm đường theo sự hướng dẫn của bà Xu.

Trong thửa ruộng nhỏ, ông Cao đỡ vợ mình ra đến luống rau để bà nhặt cỏ, còn ông ngồi đợi ở bờ ruộng, cảnh tượng như vậy cứ thế đã diễn ra 29 năm rồi. Ông ngồi đó, tuy không thấy được vợ, nhưng ông và bà đều có thể cảm nhận được ân tình qua lời nói và hành động mà họ dành cho nhau.

Cuộc sống vốn chẳng ban tặng cho họ được hưởng những vật chất cao sang hay cuộc sống viên mãn, nhưng bằng sự yêu thương và có trách nhiệm với nhau, họ đã cõng nhau đi trong suốt những chặng đường. Khi số phận đã an bài họ lại, họ chấp nhận nó rồi nương tựa vào nhau mà sống cho trọn nghĩa vợ chồng.

Trong lúc bà Xu nhặt cỏ chăm rau thì ông Cao ngồi đợi bên vệ đường, cái hạnh phúc thật giản đơn mà thấy sao thấy ấm lòng đến lạ. Khi bà xong việc lại quay đến gần bên ông, ông Cao lại nhấc vợ mình lên cho vào chiếc gùi rồi cõng bà về nhà, qua bao năm tháng vất vả điều còn lại trong họ là sự yêu thương, nếm trải đủ nắng mưa gió bão. Họ vẫn luôn trân trọng từng thời khắc được ở bên nhau.

Vậy mới biết cái đạo nghĩa vợ chồng của những người xưa thật đáng trân quý. Hạnh phúc đơn giản chỉ là khi người ta hài lòng với những gì thuộc về mình, có bất hạnh khổ đau mới thấy giá trị của hạnh phúc đích thực, mới thấy mình kiên cường dũng cảm... Biết hy sinh, chia sẻ cũng là một đức hạnh của cuộc đời mỗi con người.

Gia Viên 

(Nguồn ảnh: People's Daily China)

Video xem thêm: Đạo nghĩa vợ chồng trong văn hoá truyền thống

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/dao-nghia-vo-chong-trong-van-hoa-truyen-thong_a6949e53b.html"]

10 bức ảnh về lòng tốt, bình dị nhưng ấm lòng

10 bức ảnh về lòng tốt, bình dị nhưng ấm lòng https://ift.tt/2R5F8d4

Lòng tốt vẽ nên bức tranh muôn màu, tô điểm cho cuộc sống tươi đẹp. Những bức hình dưới đây có lẽ sẽ khiến người xem không khỏi xúc động và ngưỡng mộ những hành động tuy giản đơn nhưng thật cao cả!

Có câu nói rằng, lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy. Thật vậy, ai cũng có thể lĩnh hội được thứ ngôn ngữ vốn xuất ra từ nội tâm của con người này. Những biểu hiện dù nhỏ nhất, nhưng cũng ẩn chứa sức mạnh to lớn giúp lan tỏa ấm áp và niềm hi vọng tới mọi người. 

1. Một chủ tiệm giặt là tốt bụng đã để tấm biển tại cửa hàng với thông điệp: “Nếu bạn đang thất nghiệp và cần phải giặt đồ để mặc tới buổi phỏng vấn, chúng tôi sẽ giặt là miễn phí cho bạn”.

2. Một cửa hàng đồ ăn nhanh Subway ghi trên biển hiệu của họ: “Cung cấp bữa ăn miễn phí cho người vô gia cư, thứ 6 hàng tuần từ 3-5 giờ chiều”.

10 bức ảnh về lòng tốt khiến cuộc đời trở nên tươi đẹp

3. Các tay đua xe đạp cho 1 chú gấu Koala uống nước.

10 bức ảnh về lòng tốt khiến cuộc đời trở nên tươi đẹp

10 bức ảnh về lòng tốt khiến cuộc đời trở nên tươi đẹp

4. Người lính này đã cứu chú mèo con trong cuộc chiến tranh.

5. Chàng thanh niên không ngại lấy lưng làm ghế cho cụ già trong thang máy.

6. Dìu đỡ đối thủ vốn về vạch đích khi họ gục ngã trên đường chạy

7. Cuối năm 2013, trên mạng xã hội Facebook chia sẻ hình ảnh một tấm bảng viết phấn trắng ở Hà Nội được viết giản dị: “Các cháu học cấp 1, cấp 2 đi học qua đây nếu bị hỏng xe ông sửa, ông không lấy tiền. Ông chưa sửa kịp, ông đưa đến trường” – ký tên: ông Tâm.

8. Người lính cứu hỏa đã giải thoát chú mèo khỏi đám cháy.

9. Vào thứ Tư và thứ Năm hàng tuần, người đàn ông tên Dan này đều đến trung tâm điều trị ung thư và dùng tiền túi của mình để mua cà phê cho tất cả mọi người, từ bệnh nhân cho tới các y tá, bác sỹ, thậm chí với bất kỳ ai ông gặp ở đó.

10. Hai hành khách là em bé sinh đôi dễ thương.

[caption id="" align="aligncenter" width="634"] Ảnh: Andrew Merritt.[/caption]

Trên một chuyến bay nọ, có hai hành khách đặc biệt, đó là hai em bé sinh đôi mới được 14 tuần tuổi. Bố mẹ của hai em bé này đã khiến mọi người bất ngờ vì sự chu đáo khi họ đã viết lời xin lỗi kèm theo gói kẹo. Dưới đây là nội dung:

“Xin chào. Chúng cháu là hai bé trai sinh đôi bay chuyến bay đầu tiên trong đời và chúng cháu chỉ mới được 14 tuần tuổi. Chúng cháu sẽ cố gắng ngoan, nhưng chúng cháu cũng xin lỗi trước nếu trở nên mất bình tĩnh hay sợ hãi, hay bị đau tai trong chuyến bay. Bố mẹ cháu (hay còn gọi là máy cung cấp sữa và người thay bỉm cho chúng cháu) đã chuẩn bị sẵn nút bịt tai phòng khi các bác cần. Chúng cháu ngồi ở ghế số 20E và 20F, các bác có thể ghé qua lấy khi cần. Chúc mọi người một chuyến bay tuyệt vời”.

Quang Huy (ST)

(Nguồn ảnh: Internet)

Video xem thêm: Người thực sự thiện lương không cần xem phong thuỷ

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nguoi-thuc-su-thien-luong-khong-can-xem-phong-thuy_0c40b247b.html"]

Cơn mưa xối xả làm dịu đi đám cháy, lính cứu hỏa Úc nhảy múa ăn mừng

Cơn mưa xối xả làm dịu đi đám cháy, lính cứu hỏa Úc nhảy múa ăn mừng https://ift.tt/35KeudC

Ngày 25/11 vừa qua, kênh truyền thông 9 News, Úc đã đăng bài viết kèm video về những người lính cứu hỏa ở New South Wales (NSW) và người dân địa phương nhảy múa ăn mừng dưới cơn mưa rào. Cơn mưa “vàng” đã làm dịu đi phần nào đám cháy rừng xảy ra liên tục và dữ dội trong nhiều tuần qua, cũng làm dịu đi sự lo lắng của lực lượng cứu hỏa và người dân nơi đây.

Một đội cứu hộ của quận Nam Gippsland, tiểu bang Victoria được cử đến ngôi làng Rollands thuộc tiểu bang NSW để hỗ trợ đội cứu hỏa ngăn chặn đám cháy rừng đang ngày càng lan rộng sang khu vực tiểu bang Victoria.

Chính phủ Úc và người dân đã rất nỗ lực trong nhiều tuần để chiến đấu với giặc lửa, nhưng kết quả không mấy khả quan, do điều kiện khí hậu cùng hoàn cảnh tự nhiên khắc nghiệt của Úc. Họ chỉ còn biết cầu nguyện Đấng Tối Cao ban cho một trận mưa lớn. May mắn thay, một khối không khí áp suất thấp di chuyển từ lục địa ra biển mang theo mưa lớn và mưa đá. Cơn mưa đã làm dịu đi phần nào đám cháy ở khu vực này.

Đội cứu hỏa Leongatha sau đó đã đăng video cảnh mọi người vui mừng nhảy nhót trong mưa lên Facebook. Bài đăng đã đạt được 9.300 lượt bày tỏ cảm xúc và 10.000 lượt chia sẻ.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/this-is-our-crew-in-rollands-plains-in-leongatha-fire-brigade_ef4344433.html"]

Theo đội cứu hỏa Leongatha, người dân địa phương đã phải di tản đến nơi an toàn từ 2 tuần trước. Chính đội cứu hộ tình nguyện đã nấu ăn cho họ và những người lính cứu hỏa.

Một cư dân mạng tán dương: “Cảm ơn các bạn vì những cống hiến cho cộng đồng”.

“Tuyệt vời! Ăn mừng nữa đi! Các bạn thật giỏi, hãy tận hưởng cơn mưa nhé! Lâu rồi mới có mưa mà”, một người khác bình luận.

Thảm họa cháy rừng ở Úc năm nay diễn biến rất phức tạp. Theo thống kê của trang The Guardian trong ngày 21/11:

- Có 59 đám cháy xảy ra khắp nơi ở tiểu bang NSW, 29 đám cháy không thể khống chế và 1 trong số đó đang ở mức báo động cao.

- Ở tiểu bang Victoria, có ít nhất 60 đám cháy. Con số thực sự có thể nhiều hơn vì có những đám cháy mới phát sinh do sấm chớp.

- Ước tính, lính cứu hỏa đã phải chiến đấu với hơn 65 đám cháy trên toàn miền Nam nước Úc, chỉ trong vòng 24 giờ qua.

- 9 đám cháy ở tiểu bang Queensland, hầu hết xảy ra ở phía đông nam, một trong số đó ở đảo Moreton.

- 2 đám cháy đang ở mức báo động tại Tasmania.

Đinh Nguyệt (TH)

Video xem thêm: Thế giới kỷ niệm 27 năm Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/the-gioi-ky-niem-27-nam-phap-luan-cong-duoc-gioi-thieu-ra-cong-chung_faa89ce06.html"]

Cách xử sự của người mẹ khi nhận được tin con trai lấy trộm tiền ở trường

Cách xử sự của người mẹ khi nhận được tin con trai lấy trộm tiền ở trường https://ift.tt/35Lbxtf

Sau khi nghe tin con trai mình lấy trộm tiền ở trường học, người mẹ đã có cách xử sự khiến mọi người kinh ngạc. Bất kể lúc nào, cha mẹ cũng đều là chỗ dựa vững chắc của con, khi cha mẹ không còn tin tưởng con thì có thể đó chính là một nỗi bất hạnh của gia đình.

"Con trai của cô ở trường đã lấy trộm của cô giáo Vương 1.000 tệ đấy, nó đã thừa nhận rồi, cảnh sát cũng đã đến trường rồi...". Cô đang làm việc ở công ty và nhận được điện thoại của thầy giáo nói như vậy, điều này khiến cô không thể tin được.

"Bất luận là thằng bé đã làm sai điều gì, xin thầy đừng đánh mắng con trai tôi, hãy đợi tôi đến!". Sau đó cô đã nhờ thầy giáo đưa điện thoại cho con trai cô. Cậu bé vừa khóc vừa gọi: "Mẹ ơi!", người mẹ nói: "Con à, đừng sợ, cho dù có việc gì xảy ra thì mẹ cũng là chỗ dựa của con, mẹ sẽ đến chỗ con ngay bây giờ!".

Khi cô phóng xe đạp điện tới phòng làm việc của thầy giáo, cô phát hiện trước cửa phòng thầy có một chiếc xe cảnh sát đang đỗ ở đó, bên trong phòng là hai người cảnh sát sắc mặt nghiêm nghị, một thầy giáo, một cô giáo và một người lớn tuổi là bên phòng giáo dục. Cô giáo nghiêm giọng nói với người mẹ: "Con trai của cô sáng sớm nay đã mở ngăn kéo của tôi lấy đi 1.000 tệ, cậu bé đã thừa nhận rồi, cô xem xử lý thế nào đi!".

Người mẹ nhìn quanh, thấy con trai đang ngồi dưới đất, toàn thân run rẩy, quần áo bẩn thỉu, nước mắt quện với đất dính đầy hai má, cô tiến lại ôm lấy cậu con trai.

- Mẹ ơi, họ muốn bắt con đi tù, con rất sợ... Mẹ ơi...!

- Con trai, hãy nói thật cho mẹ biết nhé, mẹ rất tin tưởng con!

Cậu bé vừa lắc đầu vừa nói: "Không có, con không lấy!".

[caption id="attachment_1289763" align="aligncenter" width="549"] Ảnh minh họa (nguồn: Pixabay).[/caption]

Sau khi trấn an con trai xong, người mẹ này đứng lên nói: "Tôi tin tưởng con trai tôi, nó đã nói không lấy trộm là không lấy trộm!". Cậu bé nhìn mẹ với ánh mắt vô cùng cảm kích.

Cô giáo nói: "Mẹ nuông chiều thì con hư đấy chị! Thằng bé tự thừa nhận rồi đấy!".

"Vậy phiền chị cho tôi biết, con trai tôi đã thừa nhận như thế nào? Và lấy trộm tiền ở chỗ nào? Chứng cứ buộc con trai tôi lấy trộm tiền đâu? Không có chứng cứ lại bắt thằng bé thế, cảnh sát cũng không làm như vậy đâu!".

Một người cảnh sát nhún vai nói: "Đúng thật là không tìm được chứng cứ, nhưng thằng bé đã tự thừa nhận rồi".

Cô giáo không kiên nhẫn được liền đưa bản tường trình ra. Người mẹ quay đầu về phía con trai hỏi: "Cô giáo nói có đúng không con?".

Cậu bé lắc đầu: "Cô giáo từ sáng sớm đã không cho con lên lớp, họ còn gọi cảnh sát đến, con rất sợ hãi, cô giáo còn nói nếu thừa nhận thì còn có thể được về nhà...".

Vẻ mặt cô giáo đột nhiên biến sắc, không lên tiếng nữa.

"Vừa uy hiếp, vừa dụ dỗ, thế này mà cô gọi là tường trình sao?".

Người mẹ nghèo khó đi xe đạp điện với dáng người nhỏ bé gầy gò không biết dũng khí từ đâu tới, cô mặc kệ mọi người mà dẫn cậu con trai đi về. Có lẽ mỗi lời nói và cử chỉ của người mẹ trước mặt cậu con trai đều rất thuyết phục nên trên đường về nhà cậu bé cảm kích và ôm chặt mẹ nói: "Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ đã cho con sức mạnh!".

Vừa về đến nhà không bao lâu, thầy hiệu trưởng gọi điện tới nói rằng cô giáo kia đã tìm lại được tiền rồi, là do trong lúc vô tình cô ấy đã đem đồng tiền đó bỏ vào một ngăn kéo khác, sau đó lại quên mất.

Chuyện này đã khiến cậu bé thấy sợ hãi, nhưng cách xử lý của người mẹ lại khiến cậu hãnh diện, bởi vì người mẹ đã cho cậu dũng khí và cảm giác an toàn. 

Có người hỏi, tại sao con của họ lại có thói quen lấy trộm tiền, mà càng đánh thì càng lấy trộm, mà lại càng lấy trộm nhiều? Câu trả lời là ở hai từ "tin tưởng".

Rất nhiều trẻ lúc còn nhỏ đã có hành vi lấy trộm tiền, đại đa số trẻ không biết đó là "trộm", cũng không biết đó là hành vi sai trái. Nhưng lúc cha mẹ phát hiện ra trẻ có hành vi đó mà đánh mắng, trừng phạt, dán lên con hai chữ "kẻ trộm" thì sẽ khiến trẻ có một tâm lý và cảm giác u ám. Chúng sẽ vì sự trừng phạt của cha mẹ mà phẫn nộ, lòng tự trọng bị tổn thương, sự tin tưởng giữa cha mẹ và con cái cũng bị sụp đổ, càng có thể kích thích tâm lý nghịch phản của trẻ: "Bố mẹ đã nói con là kẻ trộm, con sẽ cứ ăn trộm cho bố mẹ xem!".

Gần đây, tôi có chứng kiến một sự tình lại khiến cho mọi người phải suy nghĩ.

Cậu bé này rất nghịch ngợm và thích gây sự, cũng thường xuyên bị thầy giáo phê bình. Thầy giáo sau mỗi lần phê bình xong đều có thông báo cho bố của cậu bé biết. Người bố này vô cùng tức giận, sau mỗi lần thầy giáo thông báo, anh ta đều áp dụng các biện pháp trừng phạt khi cậu bé trở về nhà, ví dụ như không cho uống sữa, không được chơi đồ chơi, không được xem ti-vi và còn phạt đứng ở góc tường. Một hôm, sau khi cậu bé bị ngất xỉu, các bác sĩ bệnh viện đã chẩn đoán cậu bị bệnh máu trắng, cậu còn nói ở trường thường xuyên thấy ngủ không thoải mái... Người bố trách cứ rằng sao không nói sớm cho bố mẹ biết, câu trả lời của cậu bé khiến người bố xấu hổ: "Bố với thầy giáo là cùng một hội!".

Liệu với tư cách làm cha làm mẹ, chúng ta có đang khiến con cái dần dần thất vọng về chúng ta?

Trên thực tế, không phải trẻ từ khi sinh ra đã không tin tưởng bố mẹ, mà là khi trẻ đem một trái tim thuần khiết phó thác cho cha mẹ và thầy cô giáo nhưng lại bị làm cho tổn thương. Trẻ con sẽ ở trong những lời nói trêu trọc, trách mắng, giáo huấn, thiếu tôn trọng, không tin tưởng... khiến chúng dần dần mất đi sự tin tưởng vào bố mẹ. Dần dần trẻ cũng khép lại lòng mình với cha mẹ, thậm chí đối kháng với cha mẹ. 

Các bậc cha mẹ, xin hãy lựa chọn tin tưởng con mình từ lúc con còn nhỏ. Một khi đã có sự tin tưởng rồi, con cái sẽ thổ lộ mọi chuyện cho bố mẹ giống như với một người bạn vậy, trẻ mới hướng về cha mẹ đầu tiên để cầu xin sự giúp đỡ khi cần thiết, đã có tôn trọng rồi, trẻ sẽ ghi nhớ thật sâu sự tin tưởng và mong chờ của cha mẹ. Tin tưởng không đồng nghĩa với nuông chiều vô căn cứ. Niềm tin ấy vốn có nền tảng từ một sự giáo dục nhân cách tốt cho con.

Mai Trà (BD)

Theo NTDTV

Video xem thêm: Phía sau người con thành công là bóng dáng của người mẹ vĩ đại

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-620-phia-sau-nguoi-con-thanh-cong-la-bong-dang-cua-nguoi-me-vi-dai_b29c3beb7.html"]

Trước khảo nghiệm ngoại tình, hai anh em sinh đôi có thái độ và kết cục khác nhau

Trước khảo nghiệm ngoại tình, hai anh em sinh đôi có thái độ và kết cục khác nhau https://ift.tt/34AQHwr

Vào triều đại nhà Thanh, ở Dự Chương có hai anh em sinh đôi nhà nọ. Họ không chỉ có tướng mạo giống nhau như đúc, mà giọng nói, dáng vẻ đều hoàn toàn giống nhau. Ngay cả cha mẹ họ cũng khó có thể phân biệt được rõ ràng ai là anh ai là em.

Đến lúc hai người biết nói thì cha mẹ họ mới đặt tên cho họ. Khi hai anh em đi học thì đến cả cách viết văn miêu tả và khả năng học cũng gần như giống nhau. Đến năm mới 20 tuổi, hai anh em họ đều đã tham gia thi tiến sĩ.

Sau khi trưởng thành, cả hai đều lập gia đình. Cha mẹ họ lo lắng rằng vợ của hai anh em họ sẽ có một thời gian khó phân biệt được chồng mình. Do đó, họ đã nói với các cô con dâu cách phân biệt họ bằng màu sắc quần áo. Một năm sau, mỗi người vợ này đều sinh được một cậu con trai. Hàng xóm thường nói rằng: "Mệnh giống nhau, chắc hẳn mọi chuyện sẽ đều giống nhau." 

Khi cặp song sinh này 31 tuổi, họ thi đỗ cấp huyện và tham gia thi cấp tỉnh. Trong thời gian đi thi tỉnh, hai anh em họ sống gần với một góa phụ quyến rũ xinh đẹp. Sau một thời gian, người phụ nữ này đã cố gắng quyến rũ người anh trai. Nhưng người anh trai đã cương quyết dùng lời lẽ sắc bén mà từ chối cự tuyệt.

Người anh trai lo lắng rằng người phụ nữ đó sẽ đi quyến rũ em trai mình, vì thế, anh ta đã nói với em trai của mình những gì cô ấy đã làm và cảnh báo em trai rằng:“Anh và em trông giống hệt nhau. Cô ấy đã muốn quyến rũ anh thì rất có thể cô ấy sẽ cố gắng để quyến rũ em. Em đừng để mình bị rơi vào sự mê hoặc của cô ấy mà tổn hại đức của mình”. Người em trai vẻ ngoài gật đầu đồng ý. [ads1]

Người góa phụ kia không hề biết rằng hai anh em là cặp song sinh và họ nhìn giống hệt nhau. Cô nghĩ rằng người em trai với người anh là một, do đó cô lại cố gắng quyến rũ anh thêm một lần nữa. Người em trai đã bị gục ngã và phạm tội ngoại tình với cô ta.

Sau một thời gian qua lại, người em trai nói với người phụ nữ rằng: “Nếu ta thi đỗ trong kỳ thi này, nhất định ta sẽ cưới nàng làm vợ”. Khi kết quả được công bố, người anh trai thi đỗ, còn người em trai thi trượt. Nhưng người em trai đã lừa dối thiếu phụ kia một lần nữa. Anh ta nói rằng, “Năm nay, mặc dù ta đã thi đỗ nhưng ta vẫn muốn tham gia kỳ thi vào mùa Xuân năm sau nữa. Nàng hãy chờ ta đến lúc đó thi đỗ rồi, ta sẽ cưới nàng và cho nàng cuộc sống vinh hoa phú quý!”. Hơn nữa, anh ta còn nói với cô rằng anh đã hết tiền để chuẩn bị cho kỳ thi này. Vì thế, người góa phụ thực sự tin tưởng anh ta và còn đem tiền tích góp cả đời trao cho anh ta làm lộ phí dự thi.

Mùa Xuân năm sau, người anh đã thi đỗ một lần nữa. Người phụ nữ nghĩ rằng đó là người em trai đã thi đỗ, và cô mong muốn sớm trở thành vợ của anh ta. Tuy nhiên, kể từ đó cô không còn được nghe về người em trai lần nào nữa. Vì thế cô đã trở nên mắc bệnh trầm cảm. Cuối cùng, cô đành viết một lá thư nói với anh ta về sự đau đớn trong trái tim mình và không lâu sau thì uất ức mà chết.

Bức thư của người góa phụ kia về sau đã đến tay người anh trai. Người anh đã rất ngạc nhiên sau khi biết những việc mà em trai mình đã làm. Anh truy hỏi người em trai về hành vi làm tổn đức của cậu ta và vô cùng thất vọng. Người em trai bấy giờ không còn lời nào để bao biện cho hành vi ngoại tình của mình. Năm sau, con trai của người em đột nhiên không bệnh mà chết. Người em trai đau buồn, khóc mãi không thôi nên cuối cùng bị mù và không lâu sau thì ra đi vì quá đau khổ. Người anh trai lại hoàn toàn trái ngược, hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý, con cháu đầy đàn, phúc lộc viên mãn.

Theo Secretchina

Video: Một niệm sắc dục khởi lên, lập tức chiêu mời yêu ma đến

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/mot-niem-sac-duc-khoi-len-lap-tuc-chieu-moi-yeu-ma-den_342483c0f.html"]

8 câu nói giúp bạn không phải hối tiếc vì những lựa chọn sai lầm trong đời

8 câu nói giúp bạn không phải hối tiếc vì những lựa chọn sai lầm trong đời https://ift.tt/2QZCnd8

Trong đời, có những điều bạn luôn nghĩ rằng mình đang làm đúng nhưng thử ngẫm kỹ hơn một chút sẽ thấy đằng sau đó dường như còn có một câu chuyện khác...

1. Thà rằng giả ngốc, cũng đừng tự cho là mình thông minh 

Giả ngốc không phải là giả tạo, dối lòng mình mà chính là một loại ứng xử thông minh. Người thông minh thật sự, thường là không bao giờ thể hiện cho người khác thấy sự khôn ngoan của mình.

Kẻ thông minh nhìn ngoài mặt thì thấy ngu dại, hồ đồ, thực tế trong tâm không chuyện gì không rõ. Nói cách khác, họ biết rõ lúc nào cần thể hiện ra sự thông minh, lúc nào không cần thể hiện.

Hơn nữa, trong cuộc sống có những sự tình biến hóa quá phức tạp, quá nhanh. Dù bạn thông minh đến mấy cũng không thể một mình xoay xở tất cả mọi việc. Vậy thì thể hiện sự thông minh ra nào có ích gì đây?

2. Thà rằng giả nghèo, cũng đừng khoe của 

Khoe của cũng có nghĩa là bạn phải tìm cách giữ của, tìm cách tránh những ánh mắt nhòm ngó của người khác. Khoe của cũng là biểu hiện tự mãn của người không có hàm dưỡng.

Nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy được rằng, của cải vật chất trên đời vốn chẳng thực sự thuộc về bạn. Khi sống tiền chất đầy tủ, vàng bạc đầy kho nhưng lúc nhắm mắt xuôi tay cùng lắm chỉ mang theo được một nắm gạo, một đồng xu để qua đò dưới Địa phủ mà thôi!

Bạn chỉ là một cái túi đựng của cải, không hơn không kém. Khi trăm năm trôi qua, của cải từ tay bạn sẽ đổ sang một cái túi khác, có thể là con cái, thân nhân, cũng có thể là người dưng, kẻ lạ. Như vậy khoe của cũng nào có ích chi, chẳng qua là để thoả mãn cái hư danh tức thời mà thôi!

Hơn nữa, không phải vì bạn khoe khoang giàu sang mà kết thêm được tri kỷ, có thêm được quý nhân. Trái lại, chỉ có tiểu nhân, kẻ hám danh, hám lợi, ưa xu nịnh vây đến quanh bạn.

[caption id="attachment_267378" align="alignnone" width="699"] Thà rằng giả nghèo, cũng đừng khoe của . Ảnh dẫn theo anhdepsaigon.com[/caption]

3. Thà rằng giả thua, chứ đừng luôn hiếu thắng 

Có câu: "Thất phu chịu nhục tuốt kiếm tương đấu". Người không biết lý lẽ thường chọn giải pháp tranh đấu, bạo lực thay vì nhún nhường, nhẫn nhịn. Họ thậm chí không chịu nổi một lời châm chọc nhỏ, không nén được một cái giận cỏn con.

Thực ra những người làm việc lớn thường có tâm nhẫn rất lớn. Họ có thể giả thua chứ quyết không tranh đấu thắng thua đến cùng. Họ sẵn sàng lùi lại một bước, nhường đường cho người khác, chính là không tranh với đời, không hiếu thắng.

4. Thà rằng chịu thiệt, còn hơn chiếm món lợi nhỏ 

Rất nhiều người ham lợi, không bao giờ muốn chịu thiệt thòi, kém phần. Họ dùng mọi chiêu thức để trục lợi, tranh hơn thua, muốn được vượt trội người khác. Nhưng thực ra, những người đó chính là sống khổ sở nhất, trong lòng luôn bất an, không phút nào được thanh thản.

Họ không hiểu rõ cái lý nhân - quả, chịu thiệt lại chính là nhận được phúc báo. Thiệt thòi một thì được bù đắp gấp mấy về sau. Người có thể chịu thiệt một chút cũng dễ dàng kết được bạn tốt, bởi ai cũng muốn gần họ, không đề phòng họ.

Người có thể hy sinh vài món lợi nhỏ nhoi trước mắt để đối lại lấy lòng người, nhân tâm, những thứ vốn dùng bao nhiêu tiền cũng không mua nổi, ấy mới thực là người chiếm được lợi ích lớn nhất vậy.

5. Thà rằng vất vả, cũng đừng ham muốn hưởng lạc

Vất vả một chút cũng tốt, bạn có thể rèn luyện ý chí, kiên định lập trường, từ trong gian khổ mà trưởng thành. Ham muốn hưởng lạc sẽ chỉ sinh ra những cảm xúc tiêu cực, ma tính, bào mòn tâm hồn bạn.

Người cần cù đến đâu cũng được quý mến, kẻ ham chơi, hưởng lạc thì tới đâu cũng không chiếm được lòng tin. Người chịu khổ, chịu thương chịu khó thì càng có nhiều cơ hội thành đạt. Kẻ chỉ biết ăn sung mặc sướng khi lâm đại nạn sẽ chẳng bao giờ vực dậy được nữa.

[caption id="attachment_267379" align="alignnone" width="743"] Thà rằng vất vả, cũng đừng ham muốn hưởng lạc. Ảnh dẫn theo Flickr.com[/caption]

6. Thà rằng là người bình thường, cũng đừng "mua danh chuộc tiếng" 

Sống một cuộc đời bình thường, có thể đủ cơm ăn, áo mặc, có một mái ấm, một công việc yêu thích, một tri kỷ thấu hiểu được mình thì đã chính là hạnh phúc rồi vậy! Hạnh phúc chính là được sống đơn giản, bình thường.

Rất ít người biết được điều đó, thường cả một đời truy cầu, mua danh, chuộc tiếng, khiến cả thân lẫn tâm đều thật mệt mỏi. Họ gây ra bao chuyện thị phi cũng chỉ bởi cái danh, cái lợi nhỏ nhen ấy.

7. Thà rằng tự tin, cũng đừng mù quáng bi quan 

Ở một khía cạnh nào đó, lòng tự tin cũng tiếp thêm cho người ta sức mạnh. Đôi lúc bạn có thể tự tin thái quá nhưng điều đó không có nghĩa là bạn xấu. Thà rằng có niềm tin và bước tới còn hơn mù quáng, bi quan, chán nản để rồi tuột khỏi tầm tay biết bao nhiêu cơ hội.

8. Thà khỏe mạnh, còn hơn "công danh lợi lộc" 

Sức khỏe là vàng, là vốn quý quan trọng hàng đầu trong đời mỗi người. Công danh, lợi lộc có thể chỉ là vật trang trí, điểm trang cho cuộc đời bạn lộng lẫy hơn, thiếu đi một chút cũng không hại gì.

Nhưng nếu không thể có sức khỏe, không thể tận hưởng cuộc sống này, mọi thứ trong đời bạn sẽ chẳng còn ý nghĩa gì, bạn đã mất đi tất cả.

***

Cuộc sống này là do bạn lựa chọn. Tốt hay xấu, tươi đẹp hay u ám, tất cả đều phụ thuộc vào thái độ của bạn mà thôi. Bạn nhìn cuộc sống bằng lăng kính nào, nó sẽ hiện lên đúng với màu sắc đó.

Hạnh phúc thực ra thật đơn giản, chỉ là bạn biết thay đổi thái độ sống và góc nhìn. Bắt đầu từ hôm nay, hãy chọn cho mình một góc nhìn tốt nhất bạn nhé!

Video: Trong cuộc đời, điều gì mới là trân quý nhất?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/trong-cuoc-doi-dieu-gi-moi-la-tran-quy-nhat_4f7ddec95.html"]

Vợ chồng đến với nhau là vì ‘duyên’, con cái sinh ra là phước nhưng lại là ‘nợ’

Vợ chồng đến với nhau là vì ‘duyên’, con cái sinh ra là phước nhưng lại là ‘nợ’ https://ift.tt/342kuO7

Tại sao người ta lại nói rằng vợ chồng đến với nhau là duyên còn con cái là nợ? Không có duyên không lấy, không có nợ không đến?

Trong kinh Phật có nói: người đàn ông và phụ nữ làm gì ở thế giới này là do nhân duyên mà đến. Hai người không có duyên thì sẽ không đến được với nhau, không có nợ thì sẽ không đến cùng với nhau. Làm phụ nữ, hầu hết đều có phần oán trách chồng, trường hợp không oán hận chồng chút nào là rất ít. Người đàn ông có thể nói: Vợ tôi trách tôi, tôi thậm chí còn không biết. Thông thường, khi yêu càng nhiều thì hận sẽ càng nhiều.

Tại sao phụ nữ hay phàn nàn nhiều hơn? Bởi vì người phụ nữ kể từ khi kết hôn, đã đặt toàn bộ tâm lẫn thân trọn đời trao gửi cho người đàn ông mà mình yêu. Sau khi đã thành gia thất, vì tình yêu đối với gia đình mình mà không ngừng chăm chỉ làm việc. Kết quả, người chồng không nói được những lời động viên nào. Thậm chí, có nhiều người chồng không bao giờ nói được một lời tốt đẹp nào đối với vợ trong cả cuộc đời. Họ chưa bao giờ nói được một câu: "Vợ à, em đã vất vả rồi!"

Một số phụ nữ thậm chí sau một ngày làm việc vất vả, chỉ muốn người chồng động viên nói một câu dễ nghe, nên đã nói với chồng: "Anh ơi, hôm nay em làm nhiều nên cảm thấy mệt mỏi quá". Chẳng ngờ người chồng liền buông một câu: "Ai mà chẳng phải làm việc để sống, cô mệt mỏi, thế người ta thì không mệt mỏi đấy?"

Chỉ một câu nói nhưng đã khiến người vợ cảm thấy rất tổn thương và tủi thân, sau khi  trở về phòng không thể ngăn được những giọt nước mắt chỉ chực tuôn rơi. Trong lòng bao suy tư ngổn ngang: Thực sự khiến mình tức chết lên được, sao mình lại có thể lấy một người như thế làm chồng? Đến một câu nói dễ nghe cũng không thể nói được. Mình vốn chỉ muốn tìm sự an ủi, không phải kiếm lý do để lười làm việc, cuối cùng kết quả lại bị làm cho tức không chịu nổi. Phải kết hôn với một người như vậy thật sự buồn quá. Nếu không phải gặp phải một người đàn ông cứng đầu thì là một người đàn ông ham chơi, người phụ nữ chắc chắn sẽ cảm thấy tức giận và uất ức thường xuyên.

Thực ra, đời trước bạn nợ anh ấy, do đó kiếp này mới phải kết hôn với anh ấy. Hôm nay sao bạn lại kết hôn với anh ý mà lại không phải nhà anh khác? Đó là bởi vì bạn nợ anh ý, vì vậy không có nợ thì sẽ không đến đòi, không có duyên thì không đến được với nhau. Một số người nói: "Bạn không thể nói như vậy, nếu như nói tôi nợ chồng tôi, chồng tôi vốn đối với tôi không tốt, nếu giờ anh ý biết được tôi nợ anh ấy, khi về nhà không chừng anh ấy còn có thể đánh tôi cũng nên?".

Hay có người khác lại nói rằng: "Tôi không nợ chồng tôi, và anh ấy đối xử với tôi rất tốt."

[caption id="attachment_104446" align="alignnone" width="700"]vo chong la duyen con cai la no (Ảnh: Internet)[/caption]

Người đàn ông cũng có thể nợ người phụ nữ. Không có nợ, họ sẽ không là một gia đình. Còn có người đàn ông đã nói với người phụ nữ: Em lấy anh, các việc nhà sau này như giặt quần áo, nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa anh sẽ làm hết, em không phải động vào thứ gì cả. Chỉ cần em đồng ý lấy anh, anh đều bằng lòng hết. Thậm chí người phụ nữ sau khi kết hôn đã bỏ đi mất, sau đó lại quay trở về, người đàn ông vẫn mong muốn người vợ trở về nhà?.

Đây không phải là nợ người khác rồi sao? Hầu hết chỉ đơn giản là phụ nữ thường nợ người đàn ông. Vậy làm thế nào để trả nợ?

Có người vợ mắng chồng: " Sao tôi lại kết hôn với một người yếu đuối như anh, làm cái gì cũng không xong?".

Gặp người hàng xóm thì lại chỉ trích chồng mình, gặp người bạn học cũ cũng trách móc chồng mình, không những thế còn kể lể về những điểm không tốt của chồng. Rằng họ đã khiến mình phải bận rộn, kiệt sức thế nào. Nhưng khi bạn hiểu được những gì chúng tôi muốn đề cập đến, chúng tôi tin rằng bạn sẽ ngừng than vãn về nửa còn lại của mình. Nếu bạn thực sự kết hôn với một người chồng yếu nhược, thì đó là do kiếp trước, anh ấy đã vì bạn mà tiêu hao quá nhiều sức lực. Đến hôm nay, bạn nên bồi thường cho anh ấy. Đây không phải là bạn kém may mắn, đó là vì trong kiếp sống trước đây bạn đã trồng nhân như vậy, hôm nay mới có kết quả thế này. Kiếp trước những nghiệp bạn tạo nên, thì đời này bạn đều phải tự chịu lấy.

Phật gia giảng: "Phải nhẫn, nhẫn".

Bởi vì khi bạn chịu đựng, thì có thể giải quyết và kết thúc cái nghiệp này. Vì vậy bạn hãy về nhà và bình tĩnh chịu đựng. Bắt đầu từ ngày hôm nay, hãy ngừng oán trách, anh ấy là do kiếp sống trước đó bạn còn nợ anh ấy nhiều, vì vậy bạn sẽ phải chịu đựng trong cuộc sống này. Một số người còn không ngừng oán trách nguyền rủa người chồng hay vợ trong suốt nửa cuộc đời, thậm chí còn lôi cả tổ tiên của người ta mà chửi, cho đến bây giờ họ vẫn bị đau đầu mà không biết lý do tại sao? Gần như ngày ngày đều phải uống thuốc, đã biến thành tủ thuốc di động. Bạn nghĩ xem có phải lão tổ tông nhà người ta đã sống ở trên đầu họ rồi chăng, liệu họ có biết được không? Dù có uống bao nhiêu loại thuốc cũng không thể khỏi được.

Người phụ nữ kết hôn với một người chồng như thế nào, đó đều là định mệnh của bạn. Ngày hôm nay bạn gặp bất kỳ ai, họ đều có trong vận mệnh của bạn, đó đều là những nhân được tạo nên từ các kiếp trước, hôm nay mới tạo thành quả như này. Hãy nhận hoá đơn này, kiếp trước đã nợ anh ấy rồi, kiếp này mới kết hôn với anh ta.

Nếu chồng bạn là người rất tốt, bạn nói bạn không nợ anh ấy, vậy thì bạn sẽ nợ mẹ của anh ấy. Mẹ chồng nàng dâu kiếp này gặp nhau không hoà thuận, đó đều là vì chủ nợ và con nợ trong nghiệp báo quá khứ gặp lại nhau. Có mẹ chồng không hiểu nổi và nói: "Tôi vì con trai mà mất bao nhiêu tiền, mới lấy được vợ cho nó, kết quả, con dâu lại đối xử không tốt đối với tôi, thật khiến tôi tức chết lên được. Thật là xui xẻo”. Thật ra không phải là bạn xúi quẩy, đó chính là bạn dùng tiền của bạn để mua nghiệp báo của chủ nợ.

Không phải xúi quẩy, kiếp trước bạn không phải không có nhân duyên với con dâu, thì cô ấy sẽ tuyệt đối không thể gả vào nhà của bạn. Đó là cô ấy tức giận bạn à, chính là nhân mà bạn trồng, bạn không có một nhân duyên kiếp trước với cô ấy, thì đời này sẽ không có quả này. Những anh, chị, em ruột với nhau trở mặt thành thù cũng đều có nguyên nhân, rất nhiều đều có quan hệ nhân quả trong đó. Không có nợ không đến, không có oán trách không lấy nhau được. Tại sao có nhiều gia tộc lớn cùng chung sống với nhau rất hòa thuận? Đều rất khách khí với nhau? Đó là vì họ đã kết thiện duyên, do đó họ đã đến với nhau trong đời này.

Nhưng nhất định không được uất ức. Bạn gặp bất kỳ ai, đó đều là do duyên phận. Hãy nhận lấy hoá đơn đó, hạ tâm mình xuống. Làm một người phụ nữ, bạn không được khúm núm, cũng không được hoa chân múa tay. Cần hiểu là kiếp trước nợ anh ấy, kiếp này mới phải lấy anh ấy. Cũng đừng có suốt ngày chỉ cằn nhằn la rầy người khác, suốt những năm qua, bạn có biết là chồng và con bạn đã phải chịu rất nhiều tủi thân không? Bởi vì tính khí bạn quá cương, nên họ không có ngày nào được thoải mái. Bạn vừa gặp họ là chửi mắng, soi mói, bới móc, họ thật sự chưa bao giờ cảm nhận thấy sự ấm áp từ bạn, bạn cũng chưa hề tỏ ra vui vẻ với họ một phút giây nào.

Đã đến lúc phải tỉnh ngộ, những người đến bên cạnh chúng ta, có người là đến thu hồi nợ, có người là đến để trả nợ, có người báo đáp ân tình, cũng có người đến báo oán, đều là những người hữu duyên. Một số đứa trẻ lúc còn nhỏ thường xuyên bị mắc bệnh, khiến cuộc sống của bạn trở nên khốn khổ,  hay chúng rất nổi loạn bất trị, đánh cha mắng mẹ, những đứa con như vậy đều là kiếp trước bạn đã nợ chúng một mạng. Do đó kiếp này đến để đòi lại món nợ này. Nếu như kiếp trước bạn lừa người khác quá nhiều tiền, vậy thì kiếp này nhất định đổi thành họ sẽ trở thành con cái của bạn, đến để thu nợ. Một số đứa trẻ từ nhỏ thường phải đi khám bệnh, tiền của gia đình toàn bộ phải chi trả những khoản viện phí này. Đến khi lớn lên, đứa con còn không biết hiếu thuận với cha mẹ, những đứa trẻ như thế này, bạn đều không thể hận chúng được, không thể ghét mà chỉ có thể dùng tình yêu hay sự từ bi để đối đãi với chúng, bởi vì kiếp trước bạn nợ chúng quá nhiều.

Vì vậy hãy ngừng la mắng, nếu không, những nghiệp nợ trước đây còn chưa trả được, lại thêm thù hận và oán trách đời này, thì đó chính là: "nghiệp cũ chưa qua, nghiệp mới đã tới”.

Kiếp này bạn không muốn trả, vậy thì kiếp tới, cả vốn lẫn lãi, bạn vẫn bị bắt phải trả món nợ này. Hãy tự cứu mình, hoá giải các oán duyên, hãy đối xử thiện đãi với mỗi một người bên cạnh bạn, những người đó đều kết duyên với bạn. Đức Phật đã từng nói chúng sanh đều là bình đẳng. Chồng của bạn không phải là tài sản riêng của bạn, chỉ là kiếp trước có một đoạn nhân duyên với bạn, kiếp này đến với bạn để kết đoạn nhân duyên đó.

Con cái của bạn cũng không phải là tài sản sở hữu cá nhân của bạn, họ cũng là những chúng sinh, chỉ có điều, kiếp trước họ còn thiếu nợ bạn, đến để trả lại hoá đơn nợ này. Cũng có thể kiếp trước bạn nợ chúng, kiếp này đến để trả nợ. Vẫn là do nhân duyên dẫn dắt.  

Bạn cần phải dùng tình yêu càng lớn hơn để đối xử với mọi người, âm thầm nỗ lực cống hiến. Sau khi về nhà, chúng ta cần làm tốt mọi việc trong và ngoài nhà, không một lời kêu ca. Bởi vì khi chúng ta phàn nàn hay oán trách người khác, cũng chính là làm hại bản thân.

Ai trong chúng ta cũng không thể thoát khỏi luân hồi, vẫn còn phải đi kết duyên. Nếu như hôm nay bạn đã hiểu ra, hiểu được tất cả các chúng sinh đều đến để kết duyên, vậy thì bạn càng phải đối xử tốt với họ, dùng sự từ bi của mình để đối xử với họ, giúp cho những người quanh ta có một cuộc sống tốt mỗi ngày, cả một đời đều cần phải dùng thiện niệm đối đãi họ. Khiến họ được vui vẻ hạnh phúc, thì chính bạn đã kết những quả đẹp rồi.

Video: Hành trình tìm về nơi nguyện ước

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/hanh-trinh-tim-ve-noi-nguyen-uoc_641a6e54e.html"]

Túi xách có tài sản hơn 574 triệu đồng trên ôtô bị đánh cắp

Túi xách có tài sản hơn 574 triệu đồng trên ôtô bị đánh cắp https://ift.tt/35LF3iE

Đôi nam nữ xuống ôtô do cãi nhau, hai tên trộm đột nhập xe lấy túi xách LV có 100 triệu đồng, điện thoại iPhone và Vertu, tổng trị giá 574 triệu đồng.

Báo VnExpress cho biết, hai thủ phạm lấy túi xách là Bùi Văn Thanh (42 tuổi) và Thạch Cang (25 tuổi) bị TAND TP.HCM đưa ra xét xử về tội "Trộm cắp tài sản", chiều 29/11.

Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo buộc và xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt. Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt Thanh và Cang cùng mức án 12 năm tù.

[caption id="attachment_1289730" align="alignnone" width="500"] Bị cáo Thanh và Cang tại tòa (ảnh: VnExpress).[/caption]

Theo Pháp Luật TP.HCM, HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, bản thân lại có nhân thân xấu. Bị cáo Thanh là người trực tiếp phạm tội còn bị cáo Cang mặc dù không được nhờ nhưng vẫn tới chở Thanh tẩu thoát khỏi hiện trường nên cả hai phải chịu trách nhiệm ngang nhau. Mặc dù, người bị hại có đơn bãi nại nhưng số tiền chiếm đoạt lớn nên cần phải xử lý nghiêm.

Theo cáo trạng, sáng 26/10/2018, anh Tuấn lái ôtô chở bạn gái từ Gò Vấp về đường Dương Đình Hội, quận 9. Đến đường Tây Hòa xảy ra cãi nhau, cô gái xuống xe. Anh Tuấn để lại túi xách hàng hiệu LV có 100 triệu đồng, điện thoại iPhone và Vertu... trên ôtô, đuổi theo.

Chứng kiến sự việc, Thanh gọi Cang chạy xe máy chở mình đến lấy chiếc túi, sau đó đến bãi đất trống tại phường Phước Long A, quận 9 để cất giấu chiếc điện thoại hiệu Vertu. Số tài sản còn lại Thanh mang về và chi lại cho Cang 43 triệu đồng.

Một lúc sau quay lại, nạn nhân phát hiện mất túi nên báo công an. Cơ quan chức năng xác định tổng trị giá tài sản trong túi xách bị trộm là hơn 574 triệu đồng. Trong đó, chiếc điện thoại Vertu Thanh cất giấu có giá trị 450 triệu đồng.

Điểm tin TV 29/11: Nhà thầu Trung Quốc phá nát 7 tuyến đường khi xây cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/diem-tin-tv-2911-nha-thau-trung-quoc-pha-nat-7-tuyen-duong-khi-xay-cao-toc-da-nang-quang-ngai_e043d56b8.html"]

Arsenal sa thải HLV Emery

Arsenal sa thải HLV Emery https://ift.tt/2R5kHNk

CLB Arsenal hôm 29/11 đã chính thức sa thải HLV Unai Emery sau chuỗi thành tích bết bát của đội ở đầu mùa giải

Quyết định được CLB thành London đưa ra chưa đầy 24 giờ sau trận thua 1-2 của Arsenal trước Frankfurt ngay trên sân nhà ở Europa League hôm 29/11. Đây là trận thứ bảy liên tiếp, Arsenal không biết mùi chiến thắng trên mọi đấu trường. 

Ở Giải Ngoại hạng Anh, Arsenal chỉ xếp thứ 8 với 18 điểm sau 13 vòng đấu và được dự đoán khó lọt vào tốp 4 cuối mùa, vị trí đủ để họ trở lại đấu trường Champions League. 

HLV Unai Emery được Arsenal bổ nhiệm cuối tháng 5/2018. Trong mùa đầu tiên 2018-2019, chiến lược người Tây Ban Nha đưa Arsenal vào chung kết Europa League và về đích thứ năm ở Ngoại hạng Anh.

Theo truyền thông Anh, các ứng viên năng ký có thể ngồi vào "ghế nóng" HLV Arsenal sắp tới gồm Nuno Santo (HLV của Wolves), Mikel Arteta (trợ lý HLV Man City), Max Allegri (cựu HLV Juventus) và Mauricio Pochettino (cựu HLV Tottenham).

Video Arsenal thua Frankfurt

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/arsenal-frankfurt_820292093.html"]

Chàng trai Việt thử làm ăn xin tại Nepal, kết quả thật ấn tượng!

Chàng trai Việt thử làm ăn xin tại Nepal, kết quả thật ấn tượng! https://ift.tt/2OXdtYV

"Cứ cho đi và bạn sẽ hạnh phúc vô cùng!". Đó là thông điệp tuyệt vời mà chàng du khách Việt đã để lại trong lòng người dân Nepal.

Nhắc tới Nepal, nhiều người nghĩ ngay đến dãy Himalaya hùng vĩ, đỉnh Everest thu hút những bàn chân khám phá. Thế nhưng, nơi đây là một quốc gia nghèo, mức sống của người dân khá thấp.

Chính vì vậy, không khó để bắt gặp những người ăn xin khổ sở với chiếc nón rách tả tơi chờ mọi người bố thí. Thậm chí còn có hẳn một khu quy tụ những người ăn xin cần sự giúp đỡ ở những khu du lịch nổi tiếng.

Trong hành trình đến Nepal, anh Nguyễn Ngọc Quỳnh đã có một trải nghiệm độc đáo: Biến mình trở thành một người ăn xin, nhưng vẫn sẵn sàng cho đi số tiền mình có được cho những người cần chúng.

[caption id="attachment_172526" align="aligncenter" width="600"]Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người về "nghề" ăn xin, một du khách Việt đã có một trải nghiệm tuyệt vời khi vào vai người ăn xin nghèo khó trên nóc nhà của thế giới. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người về "nghề" ăn xin, một du khách Việt đã có một trải nghiệm tuyệt vời khi vào vai người ăn xin nghèo khó trên nóc nhà của thế giới.[/caption] [caption id="attachment_172533" align="aligncenter" width="600"] Anh Quỳnh đã đặt dưới chân mình một chiếc mũ cùng mảnh giấy: “Tôi rất vui. Bạn hãy lấy nó nếu bạn buồn và hãy cho lại tôi nếu bạn vui”.[/caption]

Đầu tiên, anh tự bỏ tiền túi vào mũ 15 tờ 5 rubi (khoảng 25.000VNĐ) để những người đang cần có thể lấy chúng.

Được biết, vị trí “hành nghề” được anh Quỳnh chọn là ngay tại một khu phố mua bán sầm uất và ngay bên cạnh một hàng dài những người ăn xin khác. Thế nhưng, thay vì học hỏi theo cách truyền thống: Tỏ vẻ mặt đau khổ để người qua lại tỏ lòng thương thì cách thức mới của anh gây không ít bất ngờ cho cả người dân địa phương lẫn những “đồng nghiệp” Nepal.

Được biết, vị trí “hành nghề” được anh Quỳnh chọn là ngay tại một khu phố mua bán sầm uất và ngay bên cạnh một hàng dài những người ăn xin khác. Thế nhưng, thay vì học hỏi theo cách truyền thống: Tỏ vẻ mặt đau khổ để người qua lại rủ lòng thương thì cách thức mới của anh gây không ít bất ngờ cho cả người dân địa phương lẫn những “đồng nghiệp” Nepal.

Dù nghèo khó là thế, nhưng không ít hành động đẹp của người dân Nepal khiến ta phải suy ngẫm.

[caption id="attachment_172531" align="aligncenter" width="600"]Một điều khá bất ngờ là sau 3 giờ trong vai người ăn xin, không một ai lấy tiền từ chiếc mũ của anh, mà trái lại mọi người còn lũ lượt cho tiền vào đó. Một điều khá bất ngờ là sau 3 giờ trong vai người ăn xin, không một ai lấy tiền từ chiếc mũ của anh, mà trái lại mọi người còn lũ lượt cho tiền vào đó.[/caption] [caption id="attachment_172530" align="aligncenter" width="600"] Chỉ trong thời gian ngắn, "thu nhập" của anh đã cao vượt trội so với những những “đồng nghiệp" xung quanh nhờ vào hình thức "marketing" đặc biệt. Chỉ trong thời gian ngắn, "thu nhập" của anh đã cao vượt trội so với những những “đồng nghiệp" xung quanh nhờ vào hình thức "marketing" đặc biệt.[/caption] [caption id="attachment_172527" align="aligncenter" width="600"]Du khách nườm nượp cho anh tiền. Du khách nườm nượp cho anh tiền.[/caption]

Chính nhờ mẩu giấy nhỏ cùng thông điệp đặc biệt đã giúp anh thu hút không ít sự chú ý từ những người qua lại.

Theo anh chia sẻ, trung bình những người ăn xin ở đây chỉ thu về những tờ tiền có mệnh giá từ 5-20 rupi trong khi đó, anh vui vẻ mang về cho mình những tờ tiền mệnh giá từ 5-200 rupi.

Theo anh chia sẻ, trung bình những người ăn xin ở đây chỉ thu về những tờ tiền có mệnh giá từ 5-20 rupi. Trong khi đó, anh thu về cho mình những tờ tiền mệnh giá từ 5-200 rupi. Nhiều người còn chụp hình anh.

Sau khi thu về khoản tiền không tưởng, thậm chí đây còn là con số kỉ lục mà những người ăn xin xung quanh từng nhận được: 3.000 rubi (hơn 600.000VNĐ), anh quyết định mang số tiền này chia cho những "đồng nghiệp" đang ngồi xung quanh.

Sau khi thu về khoản tiền không tưởng, thậm chí đây còn là con số kỉ lục mà những người ăn xin xung quanh từng nhận được: 3.000 rubi (hơn 600.000VNĐ), anh quyết định mang số tiền này chia cho những "đồng nghiệp" đang ngồi xung quanh.

Thay vì giữ lại tất cả, anh Quỳnh chia khoản tiền thu về sau 3 giờ trong vai "ăn xin" cho những “đồng nghiệp” xung quanh và chỉ giữ lại cho mình một khoản tiền nhỏ để mua đồ lưu niệm. Hành động đặc biệt này khiến anh trở thành trung tâm chú ý của mọi người ở đó.

[caption id="attachment_172541" align="aligncenter" width="500"]'Tôi vui. Hãy lấy tiền nếu bạn buồn. Hãy cho tôi tiền nếu bạn vui' 'Tôi rất vui. Hãy lấy tiền nếu bạn buồn. Hãy cho tôi tiền nếu bạn vui'.[/caption]

Trải nghiệm của anh đã chiếm được trái tim của người dân nơi đây. "Cứ cho đi và bạn sẽ hạnh phúc vô cùng!" là thông điệp tuyệt vời mà anh muốn nhắn nhủ và gửi gắm tới mọi người.

Ánh Sao (ST)

Video xem thêm: Cho đi cũng cần phải có trí huệ

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-625-cho-di-cung-can-phai-co-tri-hue_cc0836170.html"]

Chủ nhà hàng cho lão ăn xin thức ăn thừa, nhưng nhận một cái tát từ ông, anh sững người nhận ra…

Chủ nhà hàng cho lão ăn xin thức ăn thừa, nhưng nhận một cái tát từ ông, anh sững người nhận ra… https://ift.tt/35L6Orv

Mùa đông giá lạnh, trong khi ngồi trong nhà ấm cúng và thưởng thức ly cà phê nóng hổi thì chúng ta có biết, ngoài trời lạnh giá kia, vẫn còn đâu đó biết bao con người có hoàn cảnh khó khăn phải ngủ nơi đầu đường xó chợ, chịu cái lạnh thấu sương. Mỗi người trong số họ đều mang những câu chuyện đáng để cho chúng ta suy ngẫm. Câu chuyện của lão ăn mày dưới đây cũng vậy.

Mùa đông giá lạnh, tuyết phủ kín khắp nơi đã nhiều ngày, các cửa hàng trên phố buộc phải đóng cửa, nhưng quán lẩu mang tên "Xuyên Muội Tử" lại vô cùng đông khách. Ông chủ tiệm tươi cười, tỏ ra khá bận rộn với công việc tính tiền.

Đúng lúc quán đang rất đông, bỗng xuất hiện một lão ăn mày, ông đeo chiếc túi rách bên mình, mặt tím bầm vì giá rét, toàn thân gầy, đen sạm đang cầm chiếc bát mẻ hướng đến khách trong quán mà nói: "Xin rủ lòng thương, tôi đã không có gì ăn trong nhiều ngày rồi". Thực khách đang cao hứng, nhìn thấy lão ăn mày thì tỏ vẻ ghê tởm và xua tay đuổi đi.

Lão ăn mày vừa lạnh vừa đói vẫn kiên trì xin từ bàn này sang bàn khác. Một số người thấy ông đáng thương đã cho ông chút tiền lẻ. Một số vị khách khác cảm thấy sự bẩn thỉu rách rưới của ông làm ảnh hưởng đến hứng thú thưởng thức hương vị món ăn liền la lớn: "Chủ quán, hãy đuổi lão ăn mày cút ngay đi, rồi hãy nghĩ chuyện buôn bán". Hà Lương sau khi nghe xong liền sai mấy tên phục vụ bàn tới xốc nách mang lão ăn mày đẩy ra ngoài cửa tiệm.

an xin2

Lão ăn mày bị xách ra ngoài trong miệng vẫn không ngớt nói: "Ông chủ, xin thương xót, cho tôi xin một chén canh nóng". Nhưng Hà Lương vẫn không ngẩng đầu lên nhìn mà tiếp tục đếm tiền.

Bên ngoài trời, tuyết vẫn không ngừng rơi. Ông lão ăn mày với đôi tay gầy trơ xương lạnh ngắt nhìn qua cửa kính của quán lẩu. Lòng của lão càng trở nên lạnh hơn. Ông suy nghĩ tự hỏi, tại sao lại có người lạnh lùng như thế. Đột nhiên, ông nhìn chằm chằm Hà Lương với ánh mắt giận dữ đầy nước mắt, hai hàm răng không ngừng va vào nhau run lên cầm cập. Lúc này chủ quán vẫn cứ mải mê đếm tiền, đầu vẫn đang nghĩ dùng số tiền này để mua đồ trang sức đắt tiền và hưởng thụ niềm vui cùng bạn gái Thúy Thúy.

Đột nhiên chủ tiệm ngước mắt nhìn lão ăn mày và thoáng chút suy tư, chủ quán suy tính, vừa không ảnh hưởng chuyện buôn bán, lại vừa có thể làm phúc, vậy là chủ quán đã sai phục vụ bàn lấy chút nước lẩu thừa của khách mang cho lão ăn mày và ra hiệu đuổi lão đi xa một chút. Lão ăn mày nhìn túi thức ăn, cầm lấy và đá một cái, túi nước lẩu văng vào trong đống tuyết. Hà Lương vừa nhìn theo bóng lưng lão ăn mày vừa mở miệng mắng: "Tên ăn mày bẩn thỉu, sao không lạnh chết đi cho rồi. Lần sau nếu nhìn thấy lão, mọi người không được cho vào quán nhé".

an xin3

Lúc 10 giờ đêm, ngoài trời đang có bão tuyết, một số tuyến đường đã bị đóng băng, nhưng trong tiệm vẫn thấy khách ăn đầy quán. Hà Lương càng bận rộn hơn, trên người chỉ mặc một chiếc áo sơ mi. Một người ghé tai Hà Lương nói: "Ông chủ, lão ăn mày giữa trưa lại đến nữa rồi". "Đuổi hắn đi đi", Hà Lương không thèm nhìn qua gương mặt của lão ăn mày, buông lời sắc lạnh.

Một lát sau, nhân viên phục vụ chạy tới nói với Hà Lương: "Ông lão ăn mày kia rất kỳ lạ. Ông nói rằng chỉ cần chủ quán nhìn ông ấy nghiêm túc một chút, ông sẽ không đến nữa". "Cái gì, để cho ta nhìn một cách nghiêm túc, ông ta tự cho mình là ai vậy. Phiền quá đi, mau đuổi hắn cút đi, đừng có làm phiền ta". Hà Lương đang nói thì thấy lão ăn mày đã đứng trước mặt từ khi nào. Ông dùng hết sức mình bạt cho Hà Lương một bạt tai, miệng buông ra nhưng âm thanh run rẩy: "Hà Lương à, Hà Lương... Lương tâm của ngươi ở đâu?". Lúc này, Hà Lương vô cùng phẫn nộ, mở trừng mắt nhìn lão ăn mày, tay giơ lên nắm đấm, quát: "Tên điên, ông đang làm gì vậy?..." Đột nhiên nắm đấm của Hà Lương bị ngưng lại trên không trung, kinh ngạc thốt lên: "À, ông là ... ông là...". "Hừ! Nhận ra tên ăn mày này rồi phải không?", lão ăn mày cười khinh nhạt nói.

 Thực khách tại quán đã bắt đầu hỏi đây là ai, họ buông đũa xuống nghe lão ăn mày nói với giọng run run: "Mẹ nó mất sớm, tôi đã làm việc vất vả để nuôi nó trưởng thành. Sau khi tốt nghiệp trung học, nó ở nhà chơi bời lêu lổng, đột nhiên một ngày chạy về nói muốn ra ngoài làm ăn, còn lấy trộm khế ước nhà đem bán và rời đi không tin tức".

"Năm năm qua, tôi không biết nó còn sống hay đã chết. Dù sao cũng không có nhà để ở, tôi đã lang thang ăn xin khắp nơi, vừa đi vừa dò la tin của nó. Thật quả là ông trời có mắt, hôm nay đã để tôi gặp được con trai mình, nhưng không ngờ lương tâm nó lại lạnh lùng như thế". Quay sang nhìn đứa con bất hiếu, ông nghẹn lời: "Trời lạnh như thế, ngươi có bao giờ nghĩ, không có nhà ở, cha của ngươi sẽ sống thế nào? Liệu có bị chết cóng không? Mấy năm qua như thế nào? Nhìn ngươi như vậy, mấy năm qua chắc làm ăn khấm khá lắm, nhưng hẳn là đã quên đi cha mình từ lâu".

"Cha...!", lúc này Hà Lương mới đỏ mặt.

“Cha dạy đúng lắm ạ! Bởi vì năm đó con quá ích kỷ, làm hại cha không có nhà để ở. Nhưng cha đã không oán trách, lại còn đi tìm con nữa. Còn bản thân con, chỉ biết kiếm tiền hưởng thụ cuộc sống giàu sang. Con không ngờ rằng, người thân duy nhất lại phải đi ăn xin nơi đầu đường như thế...”, Hà Lương ân hận.

"Cái này trả ngươi", lão ăn mày trả lại túi đồ ăn thừa mà lúc trưa Hà Lương đưa cho, giờ nó đã đóng băng. Nói xong, lão liền quay đầu bước đi. Một luồng gió lạnh thổi vào, ai đó đã quát lên: "Mau đuổi theo cụ đi!". Lúc này, Hà Lương mới bừng tỉnh gọi to: "Cha!" và chạy theo ông...

Cuộc đời bèo dạt mây trôi, đời người dài như thế mà chẳng biết trước được chữ "ngờ". Ông lão ăn mày sau bao năm lăn lộn xin ăn không ngờ lại gặp đúng con trai mình làm ông chủ tiệm ăn. Hà Lương không ngờ rằng trong cuộc sống đang sung túc, có tiền, có của lại gặp đúng cha mình là một kẻ ăn mày lang thang. Để rồi, Hà Lương mới nhận ra sự bất hiếu của bản thân mình: vì tiền mà quên đi người đã sinh ra ta.

Con người, có những người chỉ vì một tiền tại, danh lợi mà quên cả người đã cho ta cuộc đời - cha mẹ. Hỏi, nếu không có mẹ mang nặng đẻ đau, nếu không có cha dày công nuôi dưỡng thì liệu rằng chúng ta có được thân thể này, có được ngày hôm nay?

Câu chuyện không chỉ nhắc nhở bậc con cái cần hiếu thuận với cha mẹ, mà còn muốn nhắc nhở mỗi người, làm người nên biết giúp đỡ những hoàn cảnh khốn khó, éo le, đừng chỉ nghĩ đến bản thân mình mà vị tư, ích kỷ. Mỗi sinh mệnh đều là vô cùng đáng  trân quý, sự giúp đỡ nhỏ nhoi của bạn đôi khi có thể mang đến sự sống quý giá. Hãy cho đi để lòng mình không lạnh lẽo, sự sẻ chia sẽ mang lại niềm vui và phúc báo về sau, thiện hữu thiện báo.

San San (BD)

Video xem thêm: Hiếu thuận với cha mẹ, ông Trời ắt để dành phúc phận cho

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/hieu-thuan-voi-cha-me-ong-troi-at-de-danh-phuc-phan-cho_164c40544.html"]

Nhờ trò chuyện với cô bé bán rau, người phụ nữ đã làm được một việc thật ý nghĩa

Nhờ trò chuyện với cô bé bán rau, người phụ nữ đã làm được một việc thật ý nghĩa https://ift.tt/2Y0kVGH

Nhịp sống hối hả khiến bạn lướt qua rất nhiều người hữu duyên trong cuộc đời mình. Hãy chậm lại một chút. Một chú xe ôm, một cô hàng nước, hay một em bé bán rau, họ có thể dành tặng bạn nhiều điều thật đẹp, và cũng có thể đang cần bàn tay giúp đỡ của bạn đó. Cuộc sống có ý nghĩa là bởi chúng ta biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Câu chuyện dưới đây sẽ là món quà nhỏ chúng tôi muốn gửi tặng bạn. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành người phụ nữ trong chuyện, phải không nào? 

Mãi sau này, chị mới biết được vài điều về nó… Con bé đó học lớp 11. Mỗi tuần 2-3 lần, con bé từ Bãi Nai, Lương Sơn, Hòa Bình, đèo vài món đồ quê lặt vặt lên bán ở chợ đồ ăn thức uống gần nhà chị.

Trông nó thật hiền lành, toát lên sự chân thật và lương thiện. Khi bán hàng, nó nói vừa đủ với khách: rõ ràng, lễ phép, rất chu đáo, không có chút gì bẻn mép, đưa đẩy, hay cố tạo vẻ xởi lởi của những người chuyên được thuê để bán hàng.

Chị có thiện cảm với con bé nên thỉnh thoảng dừng lại mua cho nó một món gì đó. Một buổi sáng, trong lúc gói cẩn thận cho chị mớ tôm đồng trong lá sen to, chắc nó cảm thấy chị là người ân tình, nên buột miệng nói vui, điều mà nó chẳng có mấy cơ hội và cũng vốn tự không cho phép:

– Cháu muốn có một hôm được đi chợ như cô lắm.

– Ô, thế hàng ngày cháu vẫn đi chợ đấy thôi - Chị ngạc nhiên và nhẹ nhàng nói.

– Không ạ. Cô được cầm tiền đi chợ, được phục vụ, còn cháu phải chạy chợ để mang tiền về.

[caption id="attachment_1288564" align="aligncenter" width="549"] Ảnh minh họa (nguồn: Kiến thức).[/caption]

Chị hỏi nó:

– Cháu thích được người khác phục vụ à?

– Dạ không phải thế, mà cháu thèm được ai đối xử, nói năng nhẹ nhàng với cháu, dù cháu có thế nào, như những người bán hàng ở đây cư xử với khách ấy, cô ạ.

Ra thế, chị đã hiểu. Ở cái chợ này, chị đã chứng kiến khối người cũng tạm được gọi là ‘quý bà’ đến mua hàng, ăn nói gắt gỏng, trống không, mắng mỏ thô lỗ, vần vò món hàng, nâng lên đặt xuống, hách dịch cò kè vài đồng với mấy người từ quê lên bán hàng, nhưng đúng là chưa từng gặp cảnh đó, ngôn ngữ, thái độ đó ở những người bán cư xử với khách bao giờ.

Chị hỏi chuyện nó sâu hơn. Nó tâm sự: "Khổ nỗi, vì nhà cháu không có nhiều tiền nên chỉ gom được vài rổ quả, dăm mớ rau hàng xóm xung quanh tự trồng, đi đánh bắt cải thiện thêm ạ. Vậy nên mỗi tuần cháu mới lên được chợ đây đôi ba lần và chỉ có thể mang mỗi thứ một tí như thế này cô ạ. Nhưng cũng may, đỡ được tiền học của cháu".

Chị cảm mến con bé, khuyên: "Cô sẽ nói lại và cùng với những gia đình quanh khu nhà cô nữa, đưa tiền cho cháu trước, thường xuyên mua hàng cháu mang lên. Như vậy, cháu có thể trù liệu, gom được nhiều hàng hơn trong mỗi chuyến đi chợ, không phải bán hàng như đi câu cá thế này nữa. Cháu thấy sao?".

Con bé vui thích lắm, đáp: "Được thế đỡ khổ cho nhà cháu quá cô ạ, nhưng cô không cần ứng tiền trước cho cháu đâu. Hôm nay về cháu sẽ làm thế ngay. Người nhà quê chúng cháu không dám nhận tiền trước khi chưa làm gì, chưa có gì cho ai cô ạ".

Chị hỏi đùa nó: "Thế cháu không sợ cô nói mà không làm à? Giả sử cháu gom hàng lên rồi mà cô không ghé mua, cũng chẳng nhờ ai giúp ấy?".

Con bé ngước mắt lên, chớp chớp đôi mi, khuôn mặt toát lên vẻ tươi xinh, thánh thiện của một đứa trẻ, và có vẻ không bị xao tâm bởi cái điều có thể xảy ra ấy: "Ô thế ạ? Cháu cứ làm đúng và tốt đã cô ạ. Ở chợ này, cháu cũng đã tiếp xúc với nhiều người lắm. Gặp một người như cô mà vẫn xảy ra chuyện như thế thì cháu lại phải chấp nhận lọ mọ như trước thôi".

Nó cười bẽn lẽn, nói tiếp: "Người nhà quê chúng cháu, nếu hy vọng đổi đời, thì không phải là ngồi không ăn bám ai hết cô ạ. Gặp được người tốt, nghe họ mách cho mình cách khá lên rồi làm theo, vậy là quý hóa lắm cô ạ".

Sau đó, sự việc diễn ra đúng như hai cô cháu đã nói với nhau. Con bé làm rất tốt, có trách nhiệm và uy tín. Nó còn rủ được thêm hai phụ nữ trẻ cùng làng tham gia vào việc gom, gói từng mớ hàng quê từ rau củ quả sạch, tôm, cua, ốc tươi đến túi gạo... luân phiên mang đến tận từng hộ gia đình, cung cấp theo đơn đặt hàng trước của họ, nhiều khi nhận tiền sau. Chẳng bao giờ có hàng Trung Quốc kém chất lượng bị lẫn vào.

Công việc mới cần chạy tới chạy lui, mấy chị em bận rộn hơn là đứng mỏi chân một chỗ ngoài chợ, hóng khách hôm nắng, hôm mưa. Nhìn chúng lam lũ mà lúc nào cũng vui tươi, đon đả, chị cảm thấy vô cùng ấm áp. Một hôm, con bé gõ cửa nhà chị, đưa chị một túi quà quê nhỏ. Nó hào hứng khoe: "Cô ạ, bây giờ thì cháu không phải chạy chợ như trước mà đang làm một cái gì đó hay hơn thế nhiều rồi thì phải. Cháu có nhiều thời gian để học hơn. Đặc biệt, cháu đã được đi chợ như cô rồi ạ!".

Chị tạm biệt nó, trong lòng trào lên một cảm xúc hạnh phúc khó tả. Chị quay vào nhà, tiếp tục dạy con học: "Lao động để mưu sinh, nhưng mọi người giúp đỡ lẫn nhau trong lao động mới tạo ra ý nghĩa cuộc sống". 

Nguyễn Tất Thịnh

Bài viết đã được ĐKN biên tập lại. Độc giả có thể đọc bài gốc tại đây.

Video xem thêm: Tại sao Pháp Luân Công lại phổ biến nhanh chóng ở Việt Nam?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/tai-sao-phap-luan-cong-lai-pho-bien-nhanh-chong-o-viet-nam_3e2f1f1d4.html"]

Viết oán thù lên cát, để cho gió cuốn đi…

Viết oán thù lên cát, để cho gió cuốn đi… https://ift.tt/2qZL2Bx

"Viết oán thù lên cát
Để cho gió cuốn đi
Và xin hãy khắc ghi
Lòng biết ơn lên đá"...

Trăm sông dồn biển cả
Nhờ biết hạ thấp mình
Gió vô ưu vô hình
Nhờ buông - không vướng víu

Hoa sen thơm dìu dịu
Nhờ tâm chẳng vấy bùn
Núi muôn thuở trường tồn
Nhờ vững vàng kiên định

[caption id="attachment_1289689" align="alignnone" width="750"]luyện pháp luân công Ảnh minh họa: Tinh Hoa[/caption]

Người tu luyện chân chính
Nhờ gặp Đấng Minh Sư,
Biết xả bỏ vị tư
Đồng hóa cùng chính Pháp

Thánh Nhân thường an lạc
Phàm nhân luống khổ sầu
Muốn biết mình nhờ đâu
Tìm về: Chân-Thiện-Nhẫn.

Đệ tử Đại Pháp

Clip hay:

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/dac-do-nhu-giac-chiem-bao_c6b6f720d.html"]

Bà lão bán đồng nát nuôi cháu gái ăn học, nhặt được cả gia tài nhưng không tham một đồng nào…

Bà lão bán đồng nát nuôi cháu gái ăn học, nhặt được cả gia tài nhưng không tham một đồng nào… https://ift.tt/2musoz3

Ở chợ Thành Nam, có một bà lão, mỗi ngày đều cầm một cái túi vải trong tay, đi nhặt mấy cọng rau mà người khác vứt đi ở trước quầy bán rau trong chợ. Bà lão này tên là Triệu Quế Chi, mọi người xung quanh đều biết bà là một người đáng thương. Chồng mất sớm, một mình bà vất vả cực khổ nuôi con trai trưởng thành...

Con trai kết hôn được hai năm thì có cháu gái, nhưng khi cháu gái bà được 3 tuổi, con trai bà bị suy thận giai đoạn cuối. Con dâu vì vậy mà ly hôn với con trai bà, đứa con gái để lại cho chồng nuôi, vì vậy chỉ có một mình bà lão vất vả chăm sóc cho cả nhà. Vì không có tiền, bệnh tình của con trai cũng điều trị không hiệu quả, sau ba năm ly hôn, con trai bà qua đời.

Bà Triệu Quế Chi đã 70 tuổi, đi làm công cũng không ai thuê, chỉ có thể đi nhặt phế liệu đem bán lấy tiền nuôi sống mình và cháu gái. Mỗi sáng tinh mơ, bà đi ra chợ nhặt vài lá rau, dùng làm thức ăn cho cả ngày.

Ban ngày thì bà bới móc những thùng rác ở ngoài đường để tìm phế liệu, buổi tối mới vác đống phế liệu tìm được của một ngày đến chỗ thu mua bán lấy tiền.

Bận rộn suốt một ngày trời, lúc nhặt được nhiều có thể bán được 100 tệ, lúc ít thì cũng chỉ được 10 tệ mà thôi, bà lão và cháu gái sống nương tựa nhau. Tuổi đã cao nên bà thực sự rất lo sợ một ngày nào đó mình không còn trên đời nữa, cháu gái vẫn chưa lớn đã trở thành cô nhi, vì vậy nguyện vọng lớn nhất của bà chính là có thể sống được thêm vài năm nữa lo cho cháu gái trưởng thành.

Buổi sáng hôm đó, trên đường bà tay bồng tay bế cháu đến lớp mẫu giáo, cháu nói với bà là nhà trường kêu nộp học phí 500 tệ. Bà lão loay hoay moi từ trong túi ra những tờ tiền 10 tệ và 20 tệ, đếm đi đếm lại mấy lần, đến khi chắc chắn là 500 tệ rồi, mới đưa cho cháu gái, sau đó dặn cháu cất kỹ không được làm rơi, đến trường là phải nộp ngay cho cô giáo. Cháu gái bà vâng dạ phấn khởi vui mừng cầm tiền vào lớp học.

500 tệ đối với người khác có thể không là gì cả, nhưng đối với bà lão, đó là số tiền mà phải vất vả hơn nửa tháng mới kiếm được. Bà không biết mình có thể chu cấp cho cháu gái đi học đến lớp mấy, nhưng với hoàn cảnh trước mắt, đành phải đi một bước tính một bước thôi, chuyện của tương lai không ai biết trước được.

Vào một ngày bông tuyết bay khắp bầu trời, bà lão không ngừng bới móc trong đống rác vừa bẩn vừa thối, hy vọng có thể tìm được một cái vỏ chai, hoặc là một cái lon. Đến trưa, bà bới được hai cái bánh bao ngọt vừa lạnh vừa cứng, bà ăn cùng với một chai nước suối mang từ nhà đi, như vậy xem như là bữa trưa của bà rồi.

Chiều tối, bà lão vác một bao to đựng đầy ve chai lê bước, bà muốn vác đống ve chai mấy chục ký này đến chỗ thu mua phế liệu để bán, theo dự tính của bà thì có thể bán được 80 tệ. Tuyết càng lúc càng rơi nhiều, trên đầu và trên vai bà lão trắng xóa một màu tuyết, trông bà giống như một bức tượng màu trắng đang di chuyển.

Bán xong bà đi về nhà, trong túi có 75 tệ (240 ngàn) do bà kiếm vất vả cả ngày, bà lão rất hài lòng, lúc này trời dần dần tối hẳn lại.

[caption id="attachment_1239260" align="alignnone" width="640"] Ảnh minh họa: Kenhsao.[/caption]

Ngoài đường thưa thớt người qua lại, có lẽ mọi người đều đã tan ca đi về nhà rồi, đèn đường bắt đầu bật sáng lên, phát ra ánh đèn vàng le lói. Bà lão đang trên đường đi về nhà, đột nhiên nhìn thấy bên đường có một cái ví da màu đen, cái ví bị tuyết che phủ lên trên, nếu không phải vì bà đi chậm, thì chắc cũng không phát hiện ra.

Bà lão bước tới nhặt cái ví da lên, lấy tay phủi lớp tuyết bên trên, cái ví rất dày, và còn hơi nặng tay nữa, nhìn kiểu dáng của cái ví bà đoán chắc nó rất đáng giá. Bà mở ví ra xem, không ngờ bên trong lại là nhiều xấp tiền mặt, bà lão đếm qua, số tiền vừa tròn 100 ngàn tệ (330 triệu)! Phản ứng đầu tiên của bà là “bị mất nhiều tiền như vậy, người đánh rơi tiền sẽ chắc chắn rất sốt ruột”.

Bà lão cầm cái ví trong tay không biết nên xử lý thế nào, nghĩ bụng chắc cái ví này vừa mới bị đánh rơi thôi, nếu không đã bị chôn trong đống tuyết lâu rồi. Nếu là mới đánh rơi, nói không chừng người đánh rơi tiền sẽ lập tức quay lại tìm, thế là bà lão đứng ở bên lề đường chờ đợi người đánh rơi tiền.

Mười mấy phút sau, có một chiếc xe rất sang trọng đang chạy trên đường một cách chậm rãi, tài xế của chiếc xe đó còn không ngừng ngó nghiêng hai bên đường, giống như đang tìm thứ gì đó. Lúc này, bà lão cũng để ý thấy chiếc xe này, mà tài xế cũng nhìn thấy có một bà lão đứng ở ngoài đường trông rất kỳ lạ. Tài xế lái xe chạy qua đó, mở cửa kính ra và hỏi: “Bà ơi, bà đứng ở đây có nhìn thấy một cái ví da không?”.

“Ví da trông như thế nào, cậu có thể miêu tả được không?”, bà hỏi lại.

Tài xế vừa nghe liền biết ngay là bà lão đã nhìn thấy cái ví, mặt nở nụ cười nói: “Chính là một cái ví da màu đen, kích cỡ khoảng chừng này, và còn…”

Tài xế vừa miêu tả vừa hình dung hình dáng của cái ví, hình dung một cách chi tiết, bà lão nghe xong khẳng định tài xế này chính là người đánh rơi tiền, sau đó lấy cái ví từ trong túi vải của bà ra, đưa cho người đàn ông đánh rơi tiền.

Người đàn ông vui mừng nhận lại ví, nhìn một cái liền nhận ra là ví của mình, sau đó ông mở ví ra, rồi đột nhiên biến đổi sắc mặt, nói một cách lạnh lùng: “Không đúng, trong này của tôi có 200 ngàn mà (660 triệu đồng), sao chỉ còn lại 100 ngàn thôi vậy?”.

“Không thể nào, tôi không lấy một đồng nào trong ví cả, tôi chỉ mở ra xem bên trong có gì mà thôi, tôi thực sự không lấy. Nếu tôi muốn lấy, tôi vốn dĩ không cần phải đứng ở đây đợi ông quay lại”, bà lão vội vàng giải thích.

“Ai biết bà có ý đồ gì chứ, chỗ tôi bị thiếu mất 100 ngàn, không phải bà lấy thì còn có thể là ai hả?”, người đàn ông này giống như khẳng định rằng bà lão chính là người lấy mất 100 ngàn.

Bà lão có nói gì với ông ấy cũng không được, người đàn ông này buộc bà lão phải giao trả 100 ngàn đã lấy trộm. Bà lão hốt hoảng đến suýt khóc, bà moi 75 đồng ở trong túi ra và nói: “Tôi chỉ có chừng này tiền, một bà lão đi nhặt đồng nát như tôi thì làm gì có 100 ngàn chứ, cho dù có giết tôi thì tôi cũng không có đâu”.

Bà lão nói bằng giọng van xin người đàn ông, chỉ thiếu không quỳ gối vái lạy ông ấy thôi. Lúc này, một cô gái hơn 20 tuổi tay cầm chiếc ô bước tới, nhìn thấy một bà lão rách rưới đáng thương, liền nói với người đánh rơi tiền: “Ba, có chuyện gì vậy? Bà lão này làm sao vậy hả?”.

Người đàn ông nghe con gái hỏi vậy liền ngượng đỏ cả mặt, im lặng không nói câu nào, cô gái lại quay sang nhìn bà Triệu Quế Chi.

“Cô gái, chuyện là thế này, lúc nãy tôi nhìn thấy ví da của ba cô ở trên đường, tôi không lấy một đồng nào ở trong ví cả, nhưng ba cô nói là thiếu mất 100 ngàn, cô gái, tôi thực sự không lấy, nếu bà già này mà nói lời giả dối, thì tôi sẽ bị sấm sét đánh chết, chết không được yên!”.

“Bà ơi, bà đừng nói như vậy, cháu sợ tổn thọ lắm, cháu vẫn còn chưa sống đủ đâu! Cháu tin lời bà nói, là ba cháu đã đổ oan cho bà rồi”, cô gái an ủi bà lão.

“Ba ơi, ba sao vậy hả, vẫn chưa già mà đã hay quên vậy rồi, chẳng phải buổi chiều hôm nay ba đến chỗ ông chủ Lý mua hàng hết 110 ngàn hay sao? Vậy 200 ngàn thì còn lại 90 ngàn là đúng rồi”, cô gái trách móc ba mình.

“Ờ... ờ... ờ... xin lỗi nha, tôi quên mất, đúng thật là… Buổi chiều đúng là tôi có giao dịch một vụ làm ăn, trong ví chỉ còn 90 ngàn tiền mặt thôi, ôi sao lại có thêm 10 ngàn vậy hả?” - Người đàn ông này nghe xong lời con gái mình nói đột nhiên nghĩ ra điều gì đó, biết được ý của con gái, cho nên đã xin lỗi bà lão.

[caption id="attachment_239493" align="alignnone" width="640"] Ảnh minh họa: Ncnhk.[/caption]

Lúc này, cô gái nháy mắt với ba mình, ba cô hiểu ý, mở ví ra lấy 10 ngàn tệ (33 triệu) nhét vào tay bà lão, nói rằng: “Bà ơi, trong ví của tôi chỉ có 90 ngàn mà thôi, 10 ngàn còn thừa không phải là của tôi, tôi có bao nhiêu thì nhận lại bấy nhiêu thôi, số còn lại tôi không lấy, bà nhận lấy đi”.

“Vậy chào bà nha, bọn cháu về đây, tuyết rơi nhiều như vậy, bà mau về nhà đi!”, cô gái bước lên xe, mở cửa sổ xe ra nói với bà lão một câu, rồi xe chạy đi luôn, bỏ lại sau lưng là một bà lão chưa kịp phản ứng gì cả.

Bà lão giơ 10 ngàn đồng lên, trong khóe mắt là những giọt nước mắt long lanh, giống như một đứa trẻ con vậy, lúc này chắc bà đã hiểu rõ chuyện gì rồi.

Bà lão bước đi trong đêm đông tuyết bay mù mịt, nhưng trong lòng vô cùng ấm ấp. Khi về đến nhà, đứa cháu gái hỏi bà: “Sao hôm nay bà nội về trễ vậy?". Bà lão trả lời: “Bà vừa mới gặp được một người tốt bụng, ông ấy gặp phải một chút rắc rối, bà ra tay giúp đỡ, cho nên mới về trễ đó”. Đứa cháu gái giơ ngón cái ra với bà: “Bà nội thật tuyệt!”.

Bạn đang đọc bài viết: "Bà lão bán đồng nát nuôi cháu gái ăn học, nhặt được cả gia tài nhưng không tham một đồng nào..." tại chuyên mục Đời Sống của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: dkn.doisong.giaoduc@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/to-tien-tich-duc-thay-van-menh-con-chau-vinh-hoa-loc-man-duong_266fb0fc4.html"]

Ẩu đả vì phun nước bọt ra đường, một tài xế Go-Việt thiệt mạng

Ẩu đả vì phun nước bọt ra đường, một tài xế Go-Việt thiệt mạng https://ift.tt/35NKL3E

Chiều 29/11, thấy anh S. phun nước bọt trên đường, tài xế Go-Việt lên tiếng phản ứng dẫn đến ẩu đả trong hẻm 69 đường Nguyễn Gia Trí (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Sau một hồi, tài xế Go-Việt tử vong.

Báo Zing cho biết, tối 29/11, Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM đã đưa thi thể ông P.V.Đ. (49 tuổi, tài xế Go-Việt) về nhà xác để khám nghiệm pháp y, điều tra nguyên nhân tử vong.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nhan-chung-ke-luc-tai-xe-go-viet-tu-vong-sau-cuoc-xo-xat-video_1281dc18b.html"]

Nhân chứng kể lúc tài xế Go-Việt tử vong sau cuộc xô xát (video: Zing).

Theo thông tin ban đầu trên Tuổi Trẻ, khoảng 16h cùng ngày, anh H.N.S. (38 tuổi, ngụ TP. Đà Nẵng, tạm trú quận 9) đang điều khiển xe máy Nouvo màu đen đi trong hẻm 69 đường Nguyễn Gia Trí (D2 cũ) thuộc phường 25, quận Bình Thạnh, thì có phun nước bọt ra đường.

[caption id="attachment_1289670" align="alignnone" width="586"] Thi thể nạn nhân sau đó được đưa khỏi hiện trường (ảnh: Minh Hòa/Tuổi Trẻ).[/caption]

Lúc này, ông P.V.Đ. (49 tuổi, ngụ phường 27, quận Bình Thạnh), mặc áo Go-Việt, đi xe máy hiệu PCX, đi từ phía sau vượt lên chửi anh S.. Hai người dừng xe lại tiếp tục chửi bới nhau. Ông Đ. lao vào đạp ngã xe anh S. rồi cả hai lao vào ẩu đả, giằng co bằng tay, lăn lộn trên đường. 

Theo Dân Việt, sau khi được mọi người can ngăn, ông Đ. bất ngờ ngã xuống đường, ngất xỉu. Anh S. cùng người dân sơ cứu thì ông Đ. tỉnh lại. Tuy nhiên, 5 phút sau ông Đ. lại ngất xỉu và tử vong.

Nhận tin báo, công an có mặt phong tỏa hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng. Anh S. cũng được đưa về trụ sở công an để phục vụ điều tra.

Đại diện truyền thông Go-Việt xác nhận ông Đ. là đối tác của công ty. “Hiện phía Go-Việt đang phối hợp làm việc với các cơ quan chức năng và gia đình nạn nhân để giải quyết vụ việc”, vị đại diện nói.

 

Con trâu thời thơ ấu – Những ký ức tươi đẹp không bao giờ quên

Con trâu thời thơ ấu – Những ký ức tươi đẹp không bao giờ quên https://ift.tt/2L3eBcp

Một buổi sáng tháng tư xanh lọc sau cơn mưa đầu hạ. Lúc ấy, tôi lên sáu, nhởn nhơ bắt bướm, chơi chọi cỏ gà một mình...để bà và u rảnh tay tát nước cho đám ruộng lúa cạnh mương nước ngang với con đường đất cát dẫn vào làng. U tôi bỗng buông dây gầu, mừng rỡ kêu lên: "Bố thằng cu đã về! Mua được trâu rồi, u ơi...".

Bà tôi mất đà, ngã ngồi xuống cỏ. Cái gầu rơi "tùm", nước bạc bắn lên tung toé. U tôi lội qua sòng đỡ bà dậy. Rồi, vừa xuýt xoa, vừa le te chạy lên đường, u dừng lại chỗ bố. Bố tôi vẫn còn đứng ngẩn ra, nới tay buông lỏng sợi thừng, khiến con trâu có dịp vươn cổ, nghênh đầu, phô ra cái lợi sún...Tôi được bố bế đặt ngồi chỗm chệ trên lưng trâu. Bà tôi đưa bàn tay mồi vuốt vuốt những sợi lông thưa trên mặt da đen bóng của con vật. Bố nhìn u âu yếm, giọng lạc đi: "Trâu nhà ta đấy...".

Tôi tụt từ trên mình trâu xuống. Như đã nhận ra người chủ nhỏ, con trâu gại gại đầu, rồi thè cái lưỡi ráp như lá lúa, liếm liếm vào tay. Trâu tỉnh Thanh sừng cong chuối ngự, cổ cò, bụng hóp, mông nở, chân thon gióng trúc... Kéo cày khoẻ lắm đây! Bà tôi vừa cười, tay run run xoa đầu cháu, thì thầm vào tai tôi: "Vậy là bố cháu tam thập nhi lập, làm nhà, cưới vợ, tậu trâu... Có chí, mấy nả mà giầu tiền kho thóc đụn...". Con trâu mở to đôi mắt lờ đờ, cúi đầu như đang ngẫm nghĩ về ước vọng mà cả nhà tôi đã ngầm đặt lên vai nó.

[caption id="attachment_1288822" align="aligncenter" width="650"]con trâu Ảnh minh họa: Vdoc.vn[/caption]

Tôi nhập bọn và trở thành một trong những trẻ trâu với nhiều trò nghịch ngợm thơ ngây từ thuở ấy. Sáng, dắt trâu từ chuồng ra khỏi ngõ, chúng tôi í ới gọi nhau, thong thả dong những con vật hiền lành qua cái cổng làng rêu phong cổ kính trổ lối ra đồng. Hai bên cổng, tre ken dày thành luỹ, bao bọc lấy làng xóm. Tre như chiều lũ trẻ, che khuất những việc làm dại dột nhưng thú vị của chúng tôi... Ông mặt trời đỏ rực đang cười, khoảng trời xanh đã mở cho cánh chim bay, con đường đồng vắng lặng như mời, như gọi vó câu. Nhớ chuyện Đinh Bộ Lĩnh, chẳng đứa nào bảo đứa nào, chúng tôi cùng cúi rạp trên mình trâu, nhất loạt ra roi dâu. Những con trâu ban đầu còn lộp cộp lộp cộp nước kiệu, về sau, hứng khởi bởi tiếng la hét trẻ thơ, chúng cất bốn vó lồng lên phi nước đại. Gió ù ù bên tai, hất tóc ngược về phiá sau. Đất nâu trắng phớ tung bụi, lúa đồng xanh chấp chới như vờn như giỡn...Thầy giáo khai tâm của tôi phong thanh biết chuyện, cười, khuyên: "Các con muốn nhanh nên người thì phải học. Chữ nghĩa chính là cái cổng làng và con đường dẫn vào cuộc đời. Sự cố gắng, nỗ lực, chẳng qua cũng chỉ là một cách phi trâu lồng mà thôi..."

Nhớ lời thầy, chúng tôi thả trâu gặm cỏ trên cồn, để mặc cho tiếng mõ lóc cóc xa dần, những cái nón mê chụm lại quanh một cuốn sách: "Ai bảo chăn trâu là khổ?...". Tiếng ếch nhái uôm uôm lẫn vào tiếng cá quẫy lóc bóc trong các ruộng lúa. Sau khi đã thuộc nằm lòng bài học, tháng tư tuốt rờm lúa, tháng tám nhổ cỏ khô, chúng tôi nướng những con cá mò được, bày cỗ chơi trò việc làng, việc họ, việc cưới cheo... Lá nhọ nhồi, tro nướng cá và đất sét thế mà được việc! Lấy những thứ đó vẽ lên mặt là có đủ cả lý trưởng, tiên chỉ họ, chú rể, cô dâu... Chơi chán thì thả đỉa ba ba, rồng rắn lên mây hay giả làm trai gái làng hát chầu, hát ví... Vừa cười đã khóc, vừa mới giận hờn đã vội làm quen...

Rồi lớn lên, kẻ đi xa đau đáu mong ngày trở lại chốn xưa, người ở lại khắc khoải bấm đốt ngón tay đợi bạn vong niên. Gặp nhau mỗi độ xuân về, tết đến, cười nhăn cả má, nước mắt cứ trào ra, người này thương kẻ kia tóc sớm bạc, người ở quê xót người nơi góc bể chân trời...

Tôi có mấy người bạn ba mươi năm qua vẫn còn trong quân ngũ. Mỗi khi có dịp, các anh ấy vẫn nhắc lại trò chơi trận giả thuở ấu thơ. Vào tháng mười một, ruộng cày lên xếp thành những luống ải, gió bấc hanh hao đã làm đất nỏ tom. Đám con trai chia làm hai phe ta và địch, len lỏi đuổi theo nhau trong từng luống đất. Dĩ nhiên, "đạn" chỉ là đất ải nhào với nước cho nhuyễn vo lại. Đám con gái thì được cử làm cứu thương, lo việc hậu cần... Tôi chơi xấu, cố tình nhô người lãnh đạn, để được đám con gái khiêng lên cồn, nằm khểnh nhai ngô rang giòn tan, thơm nức... Về sau, trò này bị lộ. Chúng bạn phạt bắt tôi làm máy bay địch, đạn súng nhỏ bắn không tới, miệng ù ù trong suốt cuộc chơi. Thấy tôi giang hai tay liệng đi liệng lại, mấy con trâu đang thản nhiên gặm cỏ nhất loạt ngửa mặt, nhăn mũi, cười chế nhạo: "Ngò...ngò...ò..."

[caption id="attachment_1288828" align="aligncenter" width="960"]chăn trâu Ảnh: Pinterest[/caption]

Vào một vụ tháng sáu, tôi thả diều trên cồn. Tiếng sáo lơ lửng neo giữa tầng trời cao vời vợi, mênh mang. Bố tôi đang cày một chân ruộng dầm, đất lật loang loáng qua diệp cày sáng bạc. Con trâu hục hặc đi trong chang chang trời nắng, thi thoảng đưa lưỡi liếm nhanh một mầm lúa sót. Bất ngờ, nó dừng lại, ngẩn ra nghe những thanh âm lạ. Cột dây diều vào cọc buộc trâu, tôi lội xuống ruộng, xin bố cho tập cày một sá. Trao tay cày cho tôi, bố dặn cẩn thận, rồi lên cồn, giở điếu cày, vê thuốc, châm đóm hút. Con trâu nghe tiếng nõ điếu reo, không đợi tôi giục "vắt, vắt", gằm mặt xuống đi băng băng...Tay yếu, không đủ sức ấn seo cày, tôi để lưới cày lướt trên mặt ruộng. Cái cày đổ, kéo tôi nhào về phía trước. Nước dềnh lên, cuộn sóng. Bố tôi mới kịp "họ" lên một tiếng, con trâu đã thoắt dừng lại, lưỡi cày như một cái lá đa sắc lẹm lệch sang một bên. Con vật phì phò thở, quay lại nhìn chủ, đôi tai vẫy vẫy. Bố đỡ tôi dậy, tháo ách trâu. Con trâu thơ thẩn gặm cỏ quanh cái cọc tôi đã buộc dây diều. Ngỡ sợi dây phát ra thanh âm réo rắt, con trâu dỏng tai, cọ cọ sừng vào đó. Dây đứt phựt, cái diều chấp chới theo chiều gió, tiếng sáo cuống quýt, ngắt quãng. Tôi chạy theo hướng diều rơi, vớt được diều ở một ao bèo, lên bờ đã thấy con trâu đang cúi đầu uống nước, cái đuôi chổi sể ngoe nguẩy vẫy...

Tháng Chạp rét cắt da cắt thịt. Khoác áo tơi lá móc, chúng tôi nằm phủ phục trên mình trâu. Da trâu mốc trắng, khen khét, hâm hấp nóng. Thương trâu, bố tôi lấy bao tải may cho nó một cái áo. Thế mà, mỗi khi gió bấc ào ào từng đợt xô tới, con trâu thoáng khẽ rùng mình. Đêm, cửa chuồng được che kín bằng các phên rạ, trâu nằm trên ổ rơm chóp chép nhai trầu.

Tôi nhớ năm nào cũng vậy, ba ngày Tết, mỗi buổi sáng bố đều bảo tôi mang cho trâu một cái bánh chưng. Con trâu ngoạm dần từng miếng bánh trên tay người, vừa từ tốn nhai vừa nhìn tôi, ứa nước mắt.

Thấm thoắt ngày nào mà đã mấy mùa hoa đào nở ! Con trâu cần mẫn cùng bố tôi cày bừa hết đám ruộng này đến đám ruộng khác. Ngày mùa, nó nhong nhong kéo đá lăn trục lúa, ngày dưng, nó theo bố tôi kẽo kẹt đẩy che đạp mía thuê cho một lò đường ở làng bên cạnh... Dẫu chưa dư tiền kho thóc đụn như bà mong ước, bố tôi đã lấy làm đắc ý vì nhà được tiếng thơm là hộ khá giả trong thôn...

[caption id="attachment_1288830" align="aligncenter" width="646"]Con trâu Ảnh minh họa: Pinterest[/caption]

Cho đến một tháng Ba năm Hợi, trong lễ hội chọi trâu dâng cúng thần làng, con trâu nhà tôi đứng đầu sới. Lời khen chưa dứt, lại đã tháng Ba năm Tí. Lần này, nghe tiếng reo vỡ trời vỡ đất của dân làng mừng con trâu nhà thằng bạn tôi thắng cuộc, bố tôi bưng lấy mặt, tôi không kìm được nức nở, nhìn qua nước mắt cảnh con trâu thân yêu bị nhốt trong gióng. Nó sẽ được hóa kiếp vào đúng lúc ba hồi trống hội kết thúc, báo hiệu giờ tế lễ thiêng liêng bắt đầu...

Da trâu đem thuộc, bưng cho mỗi xóm trong làng một bộ trống. Cái trống to nhất, làng đem tặng cho trường cấp một của xã. Năm ấy tôi học xong lớp bốn. Ba hồi trống bế giảng đã vang lên. Lòng nao nao, tôi nghĩ con trâu thân thuộc vẫn còn đang bên cạnh, nhắc cho biết thời thơ ấu đã qua...

Lớn lên, tôi có nhiều dịp đi suốt chiều dài và chiều rộng của đất nước. Không ít lần, tôi đã từng ngẩn ngơ ngắm những đàn trâu Hàm Yên, Phong Châu, Thạch Thành, Anh Sơn, Đức Thọ, Bố Trạch, Bảo Lộc, Lâm Hà.. .đi trong ngân nga tiếng sáo mục đồng bảng lảng lẫn vào nền chiều tím ngắt hoàng hôn... Cũng có lúc, nhìn dáng núi non, tôi bồi hồi ngỡ đó là dáng đàn trâu làng tôi đang thung dung gặm cỏ trong mênh mông trời đất. Nghe tiếng sấm đầu mùa báo đất trời rẽ lối, tôi tưởng mặt trống da trâu nhà tôi còn rung lên đâu đó, đủ âm vang để làm náo nức tất cả các lễ hội mùa xuân...

Nguyễn Quốc Văn

Clip ý nghĩa:

[videoplayer link="https://ift.tt/2qTrTkI"

Ngã rẽ cuộc đời của một gã nghiện và lời nhắn nhủ cho mỗi chúng ta

Ngã rẽ cuộc đời của một gã nghiện và lời nhắn nhủ cho mỗi chúng ta https://ift.tt/2suZTVa

Câu chuyện của anh như một minh chứng cho việc tin tưởng và vị tha chính là cách chúng ta nên đối xử với nhau, để có thể cùng tiến lên phía trước trên con đường nhân sinh này.

Cùng cực, kỳ tích và ngã rẽ cuộc đời

Quãng đời trước của Hà Quang Hiệp (sinh năm 1978) là một chuỗi những thử thách, có cái do cuộc đời an bài, có cái là do anh lựa chọn. Một trận ốm lúc 8 tháng tuổi đã khiến Hiệp bị bại liệt, nên người ta hay gọi là “Hiệp thọt”. Khi còn đang ở độ tuổi bẻ gẫy sừng trâu, Hiệp đã tập tành chích ma túy “tập thể” để đến nỗi mắc phải căn bệnh thế kỷ AIDS.

Lúc đó Hiệp nghĩ, "Bệnh rồi, thôi thì chơi đến đâu thì đến, không thiết tha gì nữa, cũng chẳng cần yêu đương, vợ con". Có lẽ con người yếu đuối và buông thả nhất khi họ không còn niềm tin, không còn hy vọng, cuộc đời của Hiệp có thể cứ thể trôi tuột xuống vực thẳm và biến mất không chút sủi tăm giữa thế giới náo nhiệt, quay cuồng.

Nhưng chỉ một lần được đánh thức và truyền cảm hứng từ một hành động khiến sự Thiện lương trong anh cảm thấy rung động, cuộc đời Hiệp đã rẽ sang một con đường mới.

Sau 6 năm nhiễm HIV, Hiệu được trung tâm cai nghiện trả về với gia đình để lo hậu sự. Vượt qua mất mát từ cái chết của bố, rồi nhiều lần chết hụt trong đợt chữa lao hạch, không hiểu ông Trời muốn dành cho Hiệp cơ hội sống để làm việc gì khác nữa mà anh vẫn bước qua được cửa tử và bắt đầu uống Methadone và ARV, hy vọng giảm lượng virus HIV trong cơ thể.

Câu trả lời có vẻ như sáng tỏ, khi trong một lần đi uống thuốc, Hiệp tình cờ gặp nhóm “Vòng tay bè bạn” đang cứu sốc ma túy cho một thanh niên nghiện. Hiệp tò mò đứng lại xem và thấy cũng có ý nghĩa.

Từ đó, Hiệp tham gia vào nhóm với cam kết đoạn tuyệt với ma túy, và hàng ngày bận rộn lăn xả tại các gầm cầu, khu ổ chuột, bãi tha ma… để cứu sốc và khuyên nhủ, hướng dẫn người nghiện uống thuốc, từ bỏ thứ ma quỷ đang thống trị cuộc đời họ. Từ 2013 đến nay, gã nghiện thức tỉnh ấy đã cứu giúp được hơn 600 người. Giờ đây, “Hiệp thọt”, “Hiệp xì ke” đã trở thành “Hiệp sĩ” cứu người.

Chỉ từ một vài phút giây chứng kiến việc “cũng ý nghĩa” ấy, mà Hiệp đã hoàn toàn đổi khác. Anh nói với Tri thức trẻ: "Tôi đối lập hoàn toàn với con người trước đây. Tôi không sử dụng ma túy, tôi sống vì gia đình, vì bản thân mình, vì cộng đồng. Chứng kiến từng người nghiện ma tuý dần thay đổi, tôi cảm thấy cuộc sống vui vẻ và có gì đó giúp ích cho xã hội".

[caption id="attachment_1289484" align="alignnone" width="800"] Theo Tri Thức Trẻ, anh Hiệp đã kết hôn với chị Nguyễn Thị Hoàng Ngân vào năm 2016 và cả hai đang rất hạnh phúc (ảnh: Tri Thức Trẻ).[/caption]

Sức mạnh của Thiện lương

Một gã nghiện ngập thì cũng có sự Thiện lương trong tâm hồn. Đến khi nó rung động và được thôi thúc, khi cộng đồng (dù là nhỏ như những thành viên của "Vòng tay bạn bè") tin tưởng trao cho nó cơ hội tỏa sáng, thì đó là lúc cải tử hoàn sinh của một kiếp người.

Cuộc sống ngày nay đang trở nên bận rộn, gấp gáp hơn bao giờ hết. Có một thứ triết lý mạnh mẽ không biết hình thành từ lúc nào đang công khai chi phối, điều khiển con người ta lăn lộn, nhảy múa một cách vô thức mà không hề biết mình chỉ là con rối. Đó là mục tiêu danh lợi, là ảo tưởng rằng phải có nhiều tiền, nhiều quyền thì mới sống tốt, hiếm ai tin rằng mình hoàn toàn có thể sống hạnh phúc, khỏe mạnh và an nhiên mà không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào vật chất, tiền tài. Đó là cái bẫy của xã hội trọng vật chất, khiến con người cứ trong vô minh mà chạy, ngỡ rằng mình đang chạy về phía trước, nào ngờ lại là chạy tụt lùi về sau. Bởi nhiều người trong chúng ta đang đánh rơi sự quan tâm, vị tha và lương tri của mình trên đường chạy hối hả.

Chính vì ai cũng có cuộc đua của riêng mình, nên khi nhìn thấy người khác dừng lại để đỡ kẻ không may dậy, người ta chỉ thờ ơ bỏ qua hoặc lạnh lùng thắc mắc sao lại đi lo việc bao đồng như vậy. Thế nên những kẻ chậm chạp hoặc không may gục ngã, sẽ cứ thể bị bỏ lại phía sau. Mất đi hy vọng và sự tương trợ, họ sẽ trở thành lực cản, gánh nặng cho xã hội. Nhưng những người chạy nhanh kia một lúc nào đó nhận ra xã hội bị tổn thất vì lực cản, lại quay trở lại đổ lỗi cho những kẻ chậm chạp trên đường.

Nếu có thể dừng lại vì người khác, dù mất chút thời gian, nhưng biết đâu chúng ta sẽ cùng nhau đi được xa hơn. Lan tỏa việc tốt, sẵn sàng dừng lại đồng cảm và nói một tiếng nói, góp một hành động giúp đỡ những người đang chịu thiệt thòi hoặc thậm chí là đang đi lệch đường, có thể sẽ khởi tác dụng thần kỳ chưa thể tưởng tượng được.

Ở trường hợp của Hiệp, chỉ một khoảnh khắc nhận ra ý nghĩa của việc cứu người, anh đã thay đổi để chứng minh, mạng sống của mình được kéo dài là không uổng phí. Nếu thật sự “hành Thiện đắc phúc báo” là thật, thì đó cũng là điều không hề khó giải thích, bỏi nó tuân theo đúng quy luật của vũ trụ. Đó là sự vô tư, vô ngã, vị tha, từ bi của tự nhiên, như Mặt trời vô tư ban phát ánh sáng cho sự sống muôn loài, như biển cả bao la vô tư chứa đựng mọi dòng sông trong đục đổ vào mình, như Đất mẹ rộng lớn vô tư nuôi dưỡng vạn vật, như phong hoa tuế nguyệt đều vô tư góp nên vẻ đẹp và sự vận hành trôi chảy của sự sống mà không cần báo đáp… Con người nếu có thể đồng hóa với sự vô tư ấy của Đất Trời, thì cuộc đời cũng sẽ vận hành trôi chảy an nhiên theo quy luật.

Biết nghĩ tới người khác trước, biết cảm thông và đau xót cùng với tâm tình của người, nếu ai cũng như thế, thì xã hội thật an hòa biết bao. Có được môi trường tốt như vậy, mỗi cá nhân trong đó sẽ tích cực phát huy được hết tiềm năng của mình. Đó chẳng phải là mục tiêu mà mọi thể chế, nhà nước trên thế giới này đang hướng tới hay sao: làm cho dân chúng hạnh phúc, xã hội văn minh.

Hãy để nhiều con đường tươi sáng khác được khai sinh từ lòng tốt

Nhưng nhiều người trong chúng ta đang chọn cách nghĩ khác. Thấy những người đang lên tiếng cho những nạn nhân của tội ác ở nơi nào đó trên đất nước này hoặc ngoài thế giới, ta nghi ngờ nói họ có mục đích "chính trị" mờ ám nào đó. Thấy người dân nước khác đang không tiếc tính mạng của mình vì tương lai con em họ, ta cười cợt phán họ tự "đập bể nồi cơm" của mình. Thấy người hạnh phúc tìm được con đường tốt đẹp cho mình mà nhiệt tâm muốn chia sẻ với người khác, ta hoài nghi họ "tuyên truyền" lôi kéo, hay không tin có người làm những việc tốn công sức chỉ vì muốn tốt cho người khác như vậy.

[caption id="attachment_1289493" align="alignnone" width="800"] Các học viên Pháp Luân Công tặng hoa có thông điệp Chân Thiện Nhẫn và nói lên sự thật về sự vu khống cùng cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc đối với các học viên bên trong đại lục, trên đường phố Hà Nội dịp Tết 2017.[/caption]

Khi không thể dành niềm tin cho người khác, cho việc tốt lan tỏa, không những ta đang rút tấm ván của những con cầu Thiện lành mà người khác đang cất công bắc qua dòng sông ngăn cách người với người, mà ta còn đang tự hủy hoại lòng trắc ẩn của mình và cơ hội được người giúp đỡ lại nếu chẳng may gặp nạn trong tương lai. 

Nếu Hiệp không nhìn thấy cảnh cứu người chấn động lương tri trong anh, nếu anh không được "Vòng tay bè bạn" tin tưởng, nâng đỡ và cho cơ hội làm việc tử tế, liệu cuộc đời anh có thể bước sang trang mới tươi sáng hơn? Anh nói rằng chắc mình còn nợ đời nhiều quá nên chưa được phép chết, nhưng có lẽ trong khi "trả" nợ ở phần đời còn lại của mình, anh cũng đã "đắc" được rất nhiều thứ tốt đẹp. Có người sẽ vẫn lên án những kẻ nghiện ngập như Hiệp trước kia, nhưng ai cũng xứng đáng được tin tưởng, và anh đã chứng minh, kể cả khi ở tận cùng sự sống, nếu được tin tưởng, con người sẽ vẫn vươn lên và khiến cuộc đời mình trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều người đang tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.

Khi đi qua một người lâm nguy, xin đừng bước vội. Bởi ta chỉ tiến nhanh hơn khi đi cùng nhau. Khi thấy nỗ lực vì sự tử tế và vì người khác, xin đừng hoài nghi. Bởi biết đâu họ đang vì chính tương lai của tất cả chúng ta mà chịu đựng thiệt thòi.

Tổ tiên tích đức thay vận mệnh, con cháu vinh hoa lộc mãn đường

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/to-tien-tich-duc-thay-van-menh-con-chau-vinh-hoa-loc-man-duong_266fb0fc4.html"]