Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Tổng Thư ký Quốc hội: Khó xác định đại biểu được lobby, phát biểu theo ‘đơn đặt hàng’

Tổng Thư ký Quốc hội: Khó xác định đại biểu được lobby, phát biểu theo ‘đơn đặt hàng’ https://ift.tt/2OqFV6h

Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng để xác định việc “đặt hàng” đại biểu Quốc hội là rất khó. Theo ông Phúc, nếu có phần mềm nào phân tích được việc này thì rất tốt.

Chiều 27/11, sau khi bế mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì buổi họp báo công bố kết quả. Tại đây, ông Phúc nhận được câu hỏi về việc có đại biểu được lobby (vận động hành lang), đặt hàng theo chủ đích của nhóm lợi ích nào đó. Biểu hiện là trong các phiên thảo luận ở Quốc hội, có đại biểu liên tục phát biểu về một vấn đề và có tình trạng có bài phát biểu trùng lặp.

Theo ông Phúc, việc xác định "đặt hàng đại biểu Quốc hội" là rất khó. "Nếu có phần mềm nào đó phân tích được việc này thì rất tốt", ông nói.

Ông Phúc lý giải rằng, đại biểu có thể thuê chuyên gia nghiên cứu các bài phát biểu, các vấn đề và họ được cấp kinh phí cho việc này. Về việc phát biểu trùng lặp ở hội trường của các đại biểu, Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng có thể các đại biểu cùng nghiên cứu một vấn đề.

"Cùng một vấn đề nhưng với gần 500 đại biểu thì không thể không trùng. Có đại biểu nói trùng rồi thì xin rút, nhưng có người đã đăng ký và biết có cử tri theo dõi nên họ phát biểu bình thường.

Theo tôi, cái đó không đặt vấn đề nặng nề quá, tôi khuyến khích đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu càng nhiều càng tốt, trùng nhau cũng không sao”, ông Phúc nói.

Theo tường thuật của Zing, chưa hài lòng với câu trả lời này, báo chí tiếp tục dẫn chứng cựu đại biểu Nguyễn Anh Sơn từng phát hiện có 4 bài phát biểu của đại biểu Quốc hội có những đoạn giống nhau, thậm chí "sai giống nhau".

Ông Sơn khi đó nói có những bộ, ngành gửi bài phát biểu cho đại biểu đọc. Hoặc cử tri phản ánh có đại biểu tập trung quá nhiều vào một dự án hay chính sách, có thể có lợi cho bộ, ngành hay địa phương nào đó. Việc này sẽ tác động xấu đến quyết định của Quốc hội.

Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc giải thích quá trình đại biểu Quốc hội khi đi làm việc với bộ, ngành, qua trao đổi thì không thể không có chuyện đó "nhưng không vì thế mà làm lệch chủ trương đúng đắn. Nếu vấn đề đó đúng thì rất tốt, còn không Quốc hội sẽ xem xét thấu đáo”.

Thời gian qua, trong các buổi họp báo, các phóng viên đã đặt nhiều câu hỏi hơn với lãnh đạo Quốc hội Việt Nam về việc có hay không tác động của lợi ích nhóm đến quá trình làm luật. 

Trong ngày 10/6/2019, ông Nguyễn Hạnh Phúc và Phó chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đã lên tiếng với báo chí về nghi vấn có lợi ích nhóm trong "dự luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia". Theo dư luận khi đó, quá trình làm luật này có đại biểu được mời đi tham quan ở nước ngoài sau đó về phát biểu ủng hộ công nghiệp rượu bia.

[caption id="attachment_1287844" align="alignnone" width="700"] Ông Bùi Sĩ Lợi (ảnh: Người lao động).[/caption]

Theo Zing, Phó chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi chia sẻ chính ông cũng được đặt trong nhóm “nhóm vận động cho lợi ích của doanh nghiệp rượu, bia”. Thậm chí, ông thừa nhận được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài mời chủ trì hội thảo. "Tôi không dự cuộc nào", ông Lợi nói thêm "nguyên tắc đại biểu không được để cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức mời đi với tư cách nghiên cứu mang tính chất lobby. Quốc hội không cho phép".

Theo VnEconomy, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng không thể lobby hết được tất cả đại biểu, hai nữa là quy định rất chặt chẽ rồi nên chắc không có chuyện như thế. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét