Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Phép dưỡng sinh lớn nhất chính là thuận theo tự nhiên

Phép dưỡng sinh lớn nhất chính là thuận theo tự nhiên https://ift.tt/2QYT6Ny

Đời người vui ít buồn nhiều, sống một ngày là lãi một ngày. Nhân sinh như mộng, có bao giờ hết những nỗi buồn đây? Chi bằng nhớ kỹ những điều này để cuộc sống có thêm nhiều màu vẻ...

1. Giận không quá mức

Việc đáng ghét nhất trên đời, không gì bằng cái mặt giận dữ.

Việc hèn hạ nhất trên đời, không gì bằng chìa cái mặt giận dữ cho người khác xem, nó còn khó chịu hơn là bị đánh chửi.

Trong lòng có phiền não thì nhất định không được tức giận, vì tức giận sẽ tổn thương gan.

2. Danh không quá hám

Danh lợi là biển khổ vô bờ. Phồn hoa lướt qua trước mắt như mây khói. Thường "tri túc" - biết đủ thì luôn vui vẻ hạnh phúc.

Xem nhẹ thế sự, ngắm thu nguyệt xuân hoa, chốn nhân gian huyên náo, nơi danh lợi đi về, khi cần thì biết buông bỏ, tĩnh tâm tự tại an hòa.

[caption id="attachment_1287138" align="alignnone" width="800"] Ảnh: Shutterstock.[/caption]

3. Lợi không quá tham

"Tửu, sắc, tài, khí" ta chẳng lấy

"Hư danh, hoa lệ" có màng đâu

"Vô dục vô cầu" không vướng ngại

"Tri túc thường lạc" thuận tự nhiên

"Ung dung tự tại" thân vô bệnh

Thảnh thơi vui khỏe hưởng trăm năm

4. Áo không quá ấm

Mùa đông không nên quá ấm, mùa hè không nên quá mát. Không ngủ ngoài trời, ngủ không hở lưng.

Mặc áo đội mũ không nên quá ấm, cũng không được quá mỏng manh. Quá ấm dễ cảm mạo, quá lạnh dễ cảm lạnh.

5. Ăn không quá no

Không được để quá đói rồi mới ăn, ăn không nên quá no. Không được để quá khát rồi mới uống, uống không nên quá nhiều.

Ăn uống thì no 7, 8 phần là được, ăn chất thô và chất tinh phối hợp, món mặn và món chay kết hợp. Trước khi ăn nên ăn canh, không hút thuốc, không uống rượu.

[caption id="attachment_1287140" align="alignnone" width="800"] Ảnh: Shutterstock.[/caption]

6. Ở không quá rộng

Cần biết tùy ngộ mà an, phòng ốc sạch sẽ thoải mái, chớ làm nhà cửa rộng rãi, hoa lệ đường hoàng, vì như thế rất dễ đánh mất tâm tính và chí hướng, từ đó thích hưởng lạc rồi thoái hóa biến chất.

7. Đi không quá nhanh

Khi sức khỏe cho phép thì cố gắng đi bộ thay đi xe. Nếu cứ ra ngoài là đi xe thì lâu dần chân tay sẽ mất đi sự mềm dẻo linh hoạt.

8. Làm không quá mệt

Cường độ lao động là có giới hạn, vượt quá "tải trọng" sẽ gây ra tổn hại cho thân thể.

Thân thể chúng ta nếu như làm việc quá mức mà mệt mỏi, cũng sẽ tạo ra gánh nặng tâm lý quá lớn mà xuất hiện vấn đề. Cần kết hợp làm việc với nghỉ ngơi. Ngoài 8 giờ làm việc ra, cần phải nghỉ ngơi thích đáng.

9. Rảnh không quá nhàn

Cả ngày ở nhà khó tránh khỏi ăn không ngồi rồi, sẽ mất đi hứng thú với cuộc sống, từ đó tâm ý nguội lạnh, lười nhác. Cổ nhân vẫn nói: "Nhàn cư vi bất thiện". 

Thế nên cho dù nhàn rỗi ở nhà thì cũng phải thường xuyên đi ra ngoài, gặp gỡ trò chuyện với mọi người.

Tham gia các hoạt động, tản bộ chuyện trò, viết chữ vẽ tranh, chơi cờ xem kịch, đọc sách xem báo, chịu khó động não, giữ tâm thái thoải mái, sống vui, sống khỏe lại thêm thọ.

[caption id="attachment_1287143" align="alignnone" width="800"] Ảnh: Shutterstock.[/caption]

Trong cuộc sống hiện đại, chất dinh dưỡng cần vừa mức. Thấp quá thì suy dinh dưỡng, cao quá thì lại quá thừa, dễ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. 

Rèn luyện thân thể cũng cần thích hợp, chừng mực. Ít quá thì không hiệu quả, nhiều quá sẽ tổn hại cơ thể. 

Kiểm soát tốt cảm xúc và ham dục, cân bằng hỉ nộ ai lạc thì tự có niềm vui trong tâm, sống vui vẻ, khỏe mạnh và trường thọ. 

Và nên nhớ rằng: 

Phép dưỡng sinh lớn nhất chính là thuận theo tự nhiên

Xuân Thanh
Theo Góc nhìn cuộc sống

Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nhìn thấu mà chính là trải nghiệm

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/y-nghia-cua-cuoc-song-khong-phai-o-cho-nhin-thau-ma-chinh-la-trai-nghiem_407e4b412.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét