Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Người có bản lĩnh luôn giữ được tĩnh khí, không oán hận, không tức giận

Người có bản lĩnh luôn giữ được tĩnh khí, không oán hận, không tức giận https://ift.tt/2Dnz5sa

Đừng để cảm xúc phá hỏng cuộc đời bạn, người thực sự có bản lĩnh sẽ không để sự nóng giận làm chủ mình mà hành động bất cẩn dẫn đến hối tiếc sau này.

Người càng chín chắn, càng không mở miệng nói những lời làm tổn thương người khác.

Đôi khi né tránh hoặc trốn chạy, bề ngoài đều là hiểu hiện của sự hèn nhát. Nhưng đó lại là một kỹ thuật giải quyết vấn đề vì sự sinh tồn của con người. Đặc biệt là khi bạn đang chịu áp lực thay đổi đột ngột cảm xúc rất mãnh liệt, lúc đó nên kéo bản thân mình ra khỏi cảm xúc hiện tại trước tiên. Bởi vì khi cảm xúc bùng nổ, đầu não con người sẽ ngừng suy nghĩ sự việc và mất đi khả năng phán đoán.

Người trưởng thành sẽ không làm chuyện đổ dầu vào lửa, ví như vì bị sếp mắng mà nổi trận lôi đình, trong tâm thấy bất bình, "tại sao lại hạ nhục người khác như thế?”, sau đó liền muốn tranh luận và bác bỏ ý kiến của sếp, còn tự nghĩ rằng, không nói thì giống như đã chịu thua.  Cuộc xung đột vì thế sẽ nổ ra trong sự tức giận, không những không thể giải quyết được vấn đề mà còn làm mọi chuyện đi lệch quỹ đạo, trở nên càng ngày càng phức tạp hơn.

Thêm vào đó, càng bùng nổ cảm xúc, càng cảm thấy đối phương là “kẻ thù đáng ghét". Đã ghét như vậy sao nhìn ra điểm tốt, điểm có lý của họ. Thế thì từ việc thấy họ vô lý, giờ bạn cũng đã vô lý như họ rồi.

[caption id="attachment_1288054" align="alignnone" width="800"] Ảnh minh họa: Shutterstock.[/caption]

Quả thật, làm được việc không bùng nổ cảm xúc là rất khó. Nhưng nếu tránh được chuyện gì thì hãy tránh, đừng quẳng những lời nói trong khi mất cảm xúc của mình ra ngoài, cuối cùng người hối hận lại là bạn.

Khi cảm xúc đang bùng nổ, tốt hơn hết là nên hạ nhiệt trước, sau đó bình tĩnh lại và quyết định bước tiếp theo. Đình chiến kịp thời có thể giảm thiểu rất nhiều thiệt hại.

Khi tức giận trong lòng hãy đếm nhẩm: “1,2,3…”. Sự bùng nổ cảm xúc sẽ không kéo dài lâu, đếm đến 10 cảm xúc sẽ dần bình tĩnh lại, rồi nói với đối phương, “Tôi biết rồi”, “Tôi bây giờ có chút việc".

Tạm thời rời khỏi hiện trường, uống một tách trà, vận động cơ bắp một chút, đồng thời nghĩ xem tối nay nên ăn gì. Nhờ vậy mà những nỗi tức giận, bùng phát ban nãy dần dẫn trở nên không vấn đề gì cả. Phải để cho trái tim kích động của bạn hạ nhiệt, cách có hiệu quả nhất là, tạm thời “thay đổi không gian”, “trì hoãn thời gian”, “làm một hành động khác".

Như vậy mới khiến bản thân dần dần quay trở về góc nhìn khách quan để nhìn sự việc một cách rõ ràng và chính xác nhất, sau đó mới có thể đưa ra được các giải pháp sáng suốt.

Khi cảm xúc của đối phương vượt khỏi tầm kiểm soát, khi bạn gặp phải sự gây rối về quyền lực, xúc phạm, hoặc khi bạn đối mặt với những mối nguy hiểm về những mối quan hệ không rõ ràng, “trốn chạy” cũng là một biện pháp không tồi.

Nhưng cuối cùng thì vẫn sẽ phải đối diện, lúc đó nếu thực sự bị liên lụy vào, cố gắng hết sức ứng đối với sự việc bằng tâm trạng bình tĩnh. Người mạnh mẽ sẽ cố gắng đối diện và vượt qua khó khăn, nhưng xin hãy nghĩ đến sức khỏe thể xác và tinh thần của mình trước.

Ngọc Linh
Theo Cmoney

Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nhìn thấu mà chính là trải nghiệm

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/y-nghia-cua-cuoc-song-khong-phai-o-cho-nhin-thau-ma-chinh-la-trai-nghiem_407e4b412.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét