Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Phát hiện công thức pha trộn giải rượu ‘tối ưu’ từ trái cây

Phát hiện công thức pha trộn giải rượu ‘tối ưu’ từ trái cây https://ift.tt/2rHS3H6

Các nhà khoa học khẳng định, một thức uống làm từ lê, chanh và nước dừa có thể chữa say rượu tốt nhất và giúp bạn phục hồi vào ngày hôm sau.

Mới đây, các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Hóa học ở Mumbai (Ấn Độ) vừa trình làng nghiên cứu về công thức nước uống và đồ ăn vặt có tác dụng tối ưu nhất. Tin mừng rằng đó là những thứ mà bạn rất dễ tìm mua và nhiều khi có sẵn trong tủ lạnh.

Công thức loại nước đó dễ làm đến bất ngờ: 10% nước dừa, 25% nước chanh xanh (loại chanh nhỏ, vỏ xanh phổ biến ở Việt Nam) và 65% nước ép lê. Và để có hiệu quả tối ưu, đồ uống nên được đi kèm với một đĩa phô mai, cà chua và dưa chuột, họ nói thêm.

[caption id="attachment_1289340" align="alignnone" width="634"] Công thức pha trộn hoa quả tối ưu để giải rượu (ảnh: Daily Mail).[/caption]

Nghiên cứu cũng cho thấy, cà phê là ý tưởng tồi tệ nhất để giải rượu và thực sự chỉ làm kéo dài tình trạng nôn nao, trong khi trà xanh hoặc trà đen có thể giúp ích một chút.

Tiến sĩ Shraddha Srinivasan và các đồng nghiệp tại Viện Công nghệ hóa học ở Mumbai (Ấn Độ) dẫn đầu nghiên cứu giải thích, cơn say rượu, đặc trưng bởi đau đầu, mệt mỏi và đôi khi nôn mửa, ảnh hưởng đến những người khác nhau theo những cách khác nhau và ở tốc độ khác nhau.

Điều này quyết định bởi loại rượu người đó đã uống, sự di truyền của họ và sự trao đổi chất trong cơ thể phá vỡ rượu tốt như thế nào.

[caption id="attachment_1289346" align="alignnone" width="640"] Chuyển hoá ethanol và methanol trong cơ thể (ảnh: Tâm Sự Cuộc Sống).[/caption]

Khi chất ethanol (rượu) được uống vào cơ thể, nó sẽ được chuyển đổi thành acetaldehyd, các nhà khoa học giải thích. Sự tích tụ acetaldehyd là nguyên nhân gây ra tình trạng nôn nao và cơ thể không thể phục hồi hoàn toàn cho đến khi chất này bị phá hủy và tiêu hóa.

Các enzyme tự nhiên gồm dehydrogenase (ADH) và aldehyd dehydrogenase (ALDH) được tìm thấy trong gan, thận và phổi, có khả năng quét sạch acetaldehyd - nhưng không phải lúc nào cũng hoạt động đủ mạnh.

Vì vậy, Tiến sĩ Srinivasan đã thử nghiệm nhiều loại thực phẩm trong phòng thí nghiệm để xem chúng ảnh hưởng đến hoạt động của hai loại enzyme như thế nào. Họ đã thử nghiệm trái cây, rau, ngũ cốc, gia vị, sữa và các mặt hàng ngẫu nhiên như cà phê.

[caption id="attachment_1289356" align="alignnone" width="600"] Nước ép cà chua rất tốt cho người say rượu (ảnh minh họa).[/caption]

Lê, chanh, nước dừa, phô mai, cà chua và dưa chuột được xếp hạng hàng đầu. Tuy nhiên, việc trộn lẫn những thứ này với nhau trong một thức uống là không thực tế nên các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy thử hương vị để giúp họ tạo ra một phương pháp chữa bệnh thực tế, có thể sử dụng được.

Một hội đồng gồm 15 người căn cứ sở thích và xem xét lợi ích khoa học của từng loại thực phẩm, họ quyết định công thức tốt nhất sẽ là 65% lê, 25% chanh và 10% nước dừa.

Thức uống này có thể tăng cường hoạt động của các enzyme ADH và ALDH lên tương ứng 23% và 70%, nên đẩy nhanh quá trình giải rượu.

Rất ít loại hoa quả có thể cải thiện hoạt động của cả hai loại enzyme, cụ thể chanh có tác động rất lớn đến ADH nhưng lại làm giảm tác dụng của ALDH, trong khi cam có tác dụng ngược lại.

Các nhà nghiên cứu nói thêm: 'Cà phê làm giảm hoạt động ALDH ở mức độ lớn; do đó không nên tiêu thụ cà phê sau khi uống rượu vì nó có thể dẫn đến tích tụ acetaldehyd dẫn đến tình trạng nôn nao kéo dài'.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Research in Food Science.

Theo Daily Mail

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét