Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Covid-19, Trung Quốc và mối liên hệ kỳ lạ với chính phủ Pakistan

Covid-19, Trung Quốc và mối liên hệ kỳ lạ với chính phủ Pakistan https://ift.tt/301N6It

Năm nay, Covid-19 đã lan truyền nhanh chóng trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nỗ lực che giấu tình hình dịch bệnh thực tế ở Trung Quốc đại lục, gây ra những tổn thất khôn lường cho thế giới.

Cho đến nay, Covid-19 đã lan rộng ra hầu hết các quốc gia, với hơn 6 triệu người nhiễm và gần 380.000 ca tử vong do căn bệnh này – nếu chúng ta tin vào số liệu ca tử vong chính thức của Trung Quốc: 4.634. Trên thực tế, nhiều người Trung Quốc tin rằng con số thực tế ít nhất cao gấp 10 lần con số này.

Đối mặt với sự mất mát to lớn về người và của, chính phủ và người dân các nước cần khẩn trương nhận thức rõ mối liên hệ giữa bệnh dịch và ĐCSTQ, và những gì mỗi cá nhân và quốc gia nên làm để đẩy lùi dịch bệnh và tự cứu lấy chính mình.

Lịch sử đen tối của ĐCSTQ là sự đan xen giữa chiến tranh, nạn đói nhân tạo, bệnh dịch và những cái chết oan, thấm đẫm máu và nước mắt của người dân đại lục. 

Trong 70 năm cầm quyền, ĐCSTQ đã sát hại khoảng 80 triệu người dân Trung Quốc. Nó đã phá hủy văn hóa và đạo đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Trong 30 năm trở lại đây, từ vụ thảm sát các sinh viên ủng hộ dân chủ năm 1989 tại Thiên An Môn, cho đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu từ năm 1999 và hiện vẫn đang tiếp diễn, việc đàn áp và đánh lừa người dân Trung Quốc đã mang đến món nợ khổng lồ cho ĐCSTQ, cũng như những người ở phần còn lại của thế giới đã mở đường cho nó hoặc đồng lõa với nó bằng cách nhắm mắt làm ngơ.

Trong gần 40 năm, ĐCSTQ đã sử dụng toàn cầu hóa và lợi ích kinh tế để đưa các quốc gia khác nằm dưới sự ảnh hưởng của ĐCSTQ. Sự xâm nhập của ĐCSTQ vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc, đi sâu vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Ví dụ về các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ bao gồm các chương trình của Viện Khổng Tử, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) hay gã khổng lồ viễn thông Huawei. Bằng cách đánh lừa người dân và chính phủ các nước trong hệ thống lợi ích kinh tế của mình, ĐCSTQ khiến họ lâu ngày thành quen với hệ tư tưởng vô thần luận, đồng thời dung túng cho sự cai trị chuyên chế của nó và đi ngược lại các giá trị truyền thống và tâm linh. 

Bất hạnh chắc chắn sẽ xảy đến với những quốc gia, khu vực và tổ chức nào qua lại mật thiết, tăng cường quan hệ và ủng hộ ĐCSTQ. Con đường lan truyền của Covid-19 ra khắp thế giới thường nối gót các quốc gia, thành phố, tổ chức, thậm chí những cá nhân có liên hệ mật thiết đến ĐCSTQ.

Chủ tịch Hạ viện và các quan chức hàng đầu Pakistan nhiễm Covid-19

Một trong những nhân vật chính trị quan trọng của Pakistan đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Theo Bộ y tế Pakistan, tính đến ngày 2/6 có 76,398 ca nhiễm và 1,621 trường hợp tử vong tại nước này.

Asad Qaiser, Chủ tịch Hạ viện Pakistan đã tuyên bố trên Twitter hôm 30/4 rằng ông đang tự cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid - 19. Truyền thông địa phương cũng đưa tin một số quan chức cấp cao của Pakistan cũng có xét nghiệm dương tính, bao gồm trong đó Thống đốc Sindh Imran Ismail.

Trong cương vị Chủ tịch Hạ viện, Qaiser là một nhân vật quyền lực. Ông là lãnh đạo cấp cao của Đảng Phong trào Tư pháp Pakistan (Pakistan Pakistan - Krung-e-Insaf, hoặc PTI). Ông từng là diễn giả của một cơ quan lập pháp cấp tỉnh từ 2013 đến 2018. Vào tháng 7/2018, PTI nổi lên như đảng phái lớn nhất trong cuộc tổng tuyển cử Quốc hội.  Tháng 8/2018, Qaiser đã được bầu làm chủ tịch Hạ viện. Ông đã giành được vị trí này với 176 trong tổng số 330 phiếu bầu. PTI được thành lập năm 1996 bởi cựu đội trưởng môn cricket quốc tế, Imran Khan, hiện là thủ tướng đương nhiệm của Pakistan.

“Đối tác chiến lược toàn diện”

Sau khi trúng cử vị trí này, Qaiser đã gặp gỡ đại sứ Trung Quốc Yao Jing vào ngày 27/8/2018. Trong cuộc gặp, Qaiser nói rằng hai nước sẽ cùng nhau làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế song phương. Phát biểu tại Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), ông Qaiser nói dự án này hứa hẹn mang đến cơ hội cho toàn khu vực và chính phủ Pakistan toàn diện ủng hộ việc thực hiện. Đáp lại, Yao cho biết Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với Pakistan và muốn hỗ trợ phát triển toàn khu vực.

Ngày 9/9/2018, Qaiser gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị để thúc đẩy tăng cường quan hệ song phương. Đề cập đến CPEC, Qaiser cho biết dự án này là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” đối với sự phát triển khu vực, và chỉ có thể thành công thông qua sự hợp tác song phương giữa Pakistan và Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Vương cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Pakistan trong công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và thăm dò nguồn năng lượng tái tạo.

Ngày 12/2, trong bối cảnh dịch COVID-19 tại Trung Quốc, Qaiser nói “Chính phủ và nhân dân Pakistan sẽ sát cánh với Trung Quốc và hỗ trợ hết sức có thể trong thời điểm khó khăn”. 

Tuy nhiên, khi Pakistan bị đại dịch Covid-19 tấn công, Trung Quốc, dù trước đó đã hứa sẽ gửi các lô khẩu trang N-95 chất lượng cao đến nước này để tiếp viện, nhưng thay vào đó lại gửi các lô khẩu trang làm từ đồ lót, truyền thông Pakistan đưa tin.

Một biên tập viên trên một kênh Pakistan đã nói như sau bằng giọng địa phương, “Trung Quốc đã lừa gạt chúng tôi”. Cô giải thích rằng chính quyền tỉnh Sindh đã gửi lô khẩu trang đến bệnh viện mà không kiểm tra chất lượng của chúng.

Tân Hoa Xã - cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc - đã nói Pakistan và Trung Quốc là “những người bạn tri kỷ và những người anh em tốt của nhau”. Nhưng chính quyền này đã tôn vinh cái gọi là “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” của nó bằng khẩu trang đồ lót.

Mối quan hệ thân mật trong lịch sử giữa Pakistan và Trung Quốc

Nhìn lại lịch sử, quan hệ song phương giữa ĐCSTQ và Pakistan khá bền chặt vì cả hai đều có chung mối xung đột biên giới với Ấn Độ. ĐCSTQ và Pakistan đã phát triển mối quan hệ hữu hảo vào những năm 1960. Năm 1970, chính phủ Pakistan bắt đầu tham dự trong vai trò người xúc tiến, rốt cục mở đường cho một cuộc họp bí mật giữa cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger và lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 1971. Sau đó, Pakistan đã ủng hộ Trung Quốc trở thành thành viên Liên Hợp Quốc và đứng về phía Trung Quốc trong chính sách ngoại giao với các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan ....

Kể từ sau Chiến tranh Liên Xô - Afghanistan năm 1979, Trung Quốc đã cùng Pakistan hỗ trợ quân du kích Afghanistan chiến đấu với các lực lượng Liên Xô. Trung Quốc cũng bắt đầu đầu tư vào Pakistan thông qua việc xây dựng các hệ thống đường bộ, đường sắt, mạng viễn thông và phát triển vũ khí.

Tháng 5/2017, Pakistan và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận trị giá 50 tỷ USD bao gồm toàn bộ kinh phí xây đập Diamer Basha và bốn đập khác trong dự án Thác nước sông Ấn (Indus River Cascade). Theo CPEC, việc xây dựng các con đường nối liền Tân Cương ở phía tây Trung Quốc và thành phố cảng Gwadar của Pakistan đã được xúc tiến và thúc đẩy. Tháng 12/2017, Pakistan cũng đồng ý đẩy nhanh việc xây dựng 9 khu công nghiệp như một phần trong CPEC.

Ngày 2/1/2018, ngân hàng trung ương Pakistan đã cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các hoạt động thương mại và đầu tư song phương thay thế đồng đô la Mỹ ở các giao dịch trong các dự án CPEC.

Tháng 2/2018, không quân Pakistan đã khánh thành một phi đội chiến đấu cơ JF-17 mới trong đó có một máy bay chiến đấu do Pakistan và Trung Quốc cùng phát triển tại Quetta, tỉnh Balochistan.

 Tháng 6/2018, Hải quân Pakistan đã xác nhận hợp đồng mua hai tàu khu trục Type 054A từ Trung Quốc.

Những mối quan hệ song phương tích cực với ĐCSTQ đã đẩy Pakistan vào một cái bẫy nợ. Vào tháng 7/2018, Ngân hàng Nhà nước Pakistan đã vay 2 tỷ USD từ Trung Quốc. Các khoản vay của Trung Quốc cho Pakistan đạt mức 6,5 tỷ USD trong năm tài khóa 2018.

Việc duy trì mối quan hệ ngoại giao đối tác chiến lược toàn diện với ĐCSTQ nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng chủ tịch Qaiser và các quan chức Pakistan khác đã kết thúc bằng việc bị nhiễm Covid - 19, con virus bắt nguồn từ Trung Quốc. Một tín hiệu đáng mừng hôm nay (2/6) là ông Qaiser đã bình phục và trở lại tiếp quản công việc. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu các quan chức Pakistan có rút ra được bài học nào từ việc này?

Yang Ning – tác giả bài viết này – là một cộng tác viên từ Trung Quốc đại lục. Anh/cô ấy đã sử dụng bút danh để bảo vệ danh tính của mình, nhằm tránh khả năng bị truy dấu và hứng chịu bức hại từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài viết được đăng trên trang The Epoch Times hôm 20/5, thể hiện quan điểm riêng của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét