Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Mỹ: 2 luật sư ném bom xăng vào xe cảnh sát đối mặt án tù 20 năm

Mỹ: 2 luật sư ném bom xăng vào xe cảnh sát đối mặt án tù 20 năm https://ift.tt/2YCFABE

Urooj Rahman và Colinford Mattis, hai luật sư ném bom xăng tự chế vào xe cảnh sát đã bị bắt trong làn sóng bạo lực và hôi của tại Mỹ liên quan đến biểu tình George Floyd. Hai người được tại ngoại hôm 2/6 nhưng sau đó họ đã bị công tố viên Mỹ triệu hồi trở lại nhà giam và đối mặt với án tù 20 năm.

Urooj Rahman và Colinford Mattis có thể phải đối mặt với án tù 20 năm với các cáo buộc liên bang, tờ Bưu điện New York dẫn lời các công tố viên Mỹ cho biết hôm 7/6.

Rahman và Mattis bị đưa trở lại nhà tù hồi đầu tháng này, sau khi Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ điều tra vòng hai, theo Epoch Times ngày 8/6.

Văn phòng luật sư Hoa Kỳ tại địa phương cho biết: “các luật sư Colinford Mattis và Urooj Rahman bị buộc tội trong vụ tấn công bằng bom xăng vào các xe của Sở Cảnh sát New York hiện đã bị giam giữ trở lại tại nhà tù liên bang sau khi Tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ đảo ngược quyết định cho tại ngoại của Tòa án Quận".

Trước đó, Tòa án Quận đã đưa ra lập luận biện hộ cho hành vi bạo lực của Urooj Rahman và Colinford Mattis rằng đó "chỉ là hành động bộc phát trong một đêm, đối tượng không có hành vi bạo lực một cách có hệ thống", hai người này được tại ngoại sau đó.

Công tố viên Ian Richardson trong một phiên điều trần bác bỏ lập luận của Tòa án Quận, nói rằng: "Mattis đã dám mạo hiểm tất cả để lái chiếc xe có chứa các chai bom xăng tự chế và tấn công xe cảnh sát. Đó không phải là hành động của một người có lý trí”, tờ Bưu điện New York đưa tin. Trong một đoạn video bằng chứng vụ việc cho thấy, Rahman che mặt bằng một chiếc khăn keffiyeh kiểu Palestine, trong khi Mattis ngồi sau tay lái của chiếc ô tô được đề cập.

Trợ lý luật sư Hoa Kỳ David Kessler cho biết, Rahman và Mattis đã tự chế bom xăng để “cho những kẻ khác để làm điều tương tự”.

Theo truyền thông Mỹ, Mattis tốt nghiệp Đại học Princeton và Đại học Luật New York. Còn Rahman là một luật sư nhân quyền.

Người bảo lãnh cho Rahman tại ngoại là luật sư Salmah Rizvi có trụ sở tại Washington. Bà Rizvi là một cựu quan chức thời chính quyền Barack Obama, theo báo cáo của Washington Free Beacon và Fox News. 

Một biên bản từ phiên tòa hôm xét xử Rahman cho thấy bà Rizvi chấp thuận ký một ngân phiếu bảo lãnh cho Rahman với số tiền tương đương thu nhập một năm của bà.

“Urooj Rahman là người bạn thân nhất của tôi và tôi là cộng tác viên của công ty luật Ropes & Grey ở Washington, D.C. Tôi kiếm được 255.000 đô la một năm”, bà Rizvi nói. Nhưng dư luận Mỹ dấy lên nghi ngờ về nguồn tiền bà Rizvi dùng bảo lãnh cho Rahman.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét