Trung Quốc đã công bố tên mới cho các thực thể dưới biển Hoa Đông, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Nhật Bản về chủ quyền các hòn đảo tranh chấp trong khu vực.
Tên gọi mới cho 50 thực thể dưới biển - bao gồm các cấu trúc hẻm núi, đồi gò và ruộng bậc thang ngầm - đã được công bố tối thứ Ba (23/6) trong một thông báo trực tuyến do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên nước này. Mục đích bề mặt của việc đặt tên là “chuẩn hóa danh xưng các địa hình”, tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP) dẫn thông báo cho hay.
Một số các thực thể mới được đặt tên nằm gần quần đảo Điếu Ngư, một khu vực tranh chấp chủ quyền theo cách gọi của Trung Quốc, trong khi chính phủ Nhật Bản gọi quần đảo này là Senkaku. Trung Quốc đã đặt tên cho 3 trong số các thực thể ngầm theo sau danh pháp Điếu Ngư.
Tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng nhận định, việc đổi tên các thực thể địa lý là một cách đánh dấu các tuyên bố chủ quyền trong các khu vực tranh chấp.
Chuỗi đảo không có người ở Biển Hoa Đông là khu vực tranh chấp chủ quyền chồng chéo giữa 3 nước Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản và là một trọng tâm trong quan hệ Trung-Nhật.
Hồi tháng Tư, Trung Quốc cũng đặt tên mới cho 80 thực thể địa lý ở một khu vực hàng hải đang tranh chấp khác ở Biển Đông. Theo đó Trung Quốc đã phê duyệt việc thành lập 2 huyện đảo để quản lý quần đảo Hoàng Sa (mà TQ goi là Tây Sa) và Trường Sa (mà TQ gọi là Nam Sa) của Việt Nam.
Động thái của Trung Quốc được đưa ra sau khi Bắc Kinh cảnh báo sẽ đáp trả việc Nhật Bản thông qua dự luật đổi tên một nhóm đảo ở Biển Hoa Đông, bao gồm Quần đảo Senkaku, tại hội nghị thành phố Ishigaki hôm thứ Hai (22/6).
Hội đồng thành phố đã đổi tên khu vực hành chính miền nam Nhật Bản có chứa quần đảo Senkaku từ Tonoshiro thành Tonoshiro Senkaku, tuyên bố rằng đây là cách “giải quyết sự nhầm lẫn hành chính” giữa một địa điểm ở trung tâm thành phố Ishigaki cũng được gọi là Tonoshiro, theo đài truyền hình nhà nước Nhật Bản NHK. Tuy nhiên, cả Bắc Kinh và Đài Loan đều coi đây là một nỗ lực nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Tokyo bằng cách chèn thêm từ tiếng Nhật là “Senkaku” vào tên gọi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng hôm thứ Hai rằng việc đổi tên của Nhật Bản là một thách thức nghiêm trọng đối với chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc và cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc cho biết họ đã gửi một hạm đội tàu chiến đến gần các đảo tranh chấp ngay hôm thứ Hai.
Căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền đảo Điếu Ngư/Senkaku leo thang sau khi Nhật Bản xếp hòn đảo dưới quyền kiểm soát nhà nước từ năm 2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét