Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

26 thiếu niên từ 15 quốc gia đạp xe và nói về bí mật của chính quyền Trung Quốc

26 thiếu niên từ 15 quốc gia đạp xe và nói về bí mật của chính quyền Trung Quốc http://bit.ly/2URYtBu

Vào kì nghỉ hè, những thanh thiếu niên thường dành hàng giờ trên bãi biển, chơi điện tử hay tụ tập bạn bè nhưng đối với 26 bạn trẻ đến từ 15 quốc gia trên thế giới, các em đã dành kì nghỉ hè của mình để thực hiện một cuộc hành trình mang tên “Ride 2 Freedom”, (tạm dịch “đạp xe tới tự do”).

26 bạn trẻ này không phải là tay đua chuyên nghiệp, họ cũng chưa từng leo núi hay băng qua sa mạc. Annie Chen, trưởng nhóm “đạp xe tới tự do” kể rằng khi mọi người biết được cô và nhóm bạn sẽ thực hiện chuyến đi xe đạp xuyên nước Mỹ với lộ trình hơn 4.828km, họ đã thốt lên: “Chúa ơi, thật điên rồ".

Đi xe đạp xuyên nước Mỹ, với loại xe đạp không phải là kiểu xe thông dụng là điều không dễ dàng. “Tôi biết rằng nó sẽ rất khó khăn, là một cấp độ khác hẳn so với điều tôi từng nghĩ”, Ghazal Tavanaei, một bạn trẻ trong nhóm cho biết.

“Khi bạn leo lên xe đạp, sau đó đạp xe lên núi, người bạn đầy mồ hôi cùng với khát nước, lúc đó bạn sẽ nhận ra nó khó khăn như thế nào”, trưởng nhóm Annie Chen cho biết.

“Ngày đầu tiên đối với tôi là khó khăn nhất bởi vì tôi thậm chí không biết lái loại xe đạp này như thế nào. Nhưng bây giờ thì tôi cảm thấy thực sự tự tin với chiếc xe đạp này”, Flora Yan, một bạn trẻ trong nhóm cho biết.

Các thành viên tham gia thay nhau đạp xe theo nhóm gồm từ 7 tới 8 người. Ba xe tải lớn sẽ đi theo sau họ trong chuyến đi để hỗ trợ. Khi một nhóm đạp xe, những nhóm khác sẽ nghỉ ngơi trên xe tải. Mỗi nhóm sẽ chạy khoảng 2 giờ mỗi ngày.

Cuộc hành trình của 26 bạn trẻ xuất phát tại Los Angeles vào ngày 1/6/2015 và kết thúc tại thủ đô Washington, Mỹ vào ngày 16/7/2015 nhằm mục đích nói cho mọi người biết về cuộc đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với những người tập Pháp Luân Công ở đại lục và kêu gọi sự giúp đỡ các trẻ em mồ côi bị mất cha mẹ trong cuộc bức hại này.

[videoplayer link="https://video2.dkn.tv/giai-ma-that-bai-19-nam-cua-quai-vat-thanh-rome-trung-quoc_a0148ab48.html"]

Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công gồm 5 bài tập nhẹ nhàng và yêu cầu người tập phải hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn. Được giới thiệu ra công chúng vào tháng 5/1992, Pháp Luân Công nhanh chóng thu hút lượng lớn người Trung Quốc theo tập. Khi số lượng học viên lên đến 70-100 triệu người vào cuối những năm 90, vượt quá số lượng Đảng viên đương thời, cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã gia lệnh đàn áp môn tập từ ngày 20/7/1999.

[caption id="attachment_1123581" align="aligncenter" width="600"]Indonesia Ngày nay, Pháp Luân Công đã phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong ảnh là hơn 1.000 học sinh, giáo viên trường phổ thông Teladan, đảo Batam, Indonesia học Pháp Luân Công. (Ảnh: minghui.org)[/caption] [caption id="attachment_1123586" align="aligncenter" width="500"]Bhutan Sinh viên trường đại học tại thủ đô Thimpu, Bhutan đang học Pháp Luân Công. (Ảnh: minghui.org)[/caption]

Nhỏ tuổi nhất trong nhóm, Aila Verheijke, sống tại San Francisco, Mỹ kể rằng ông bà nội của em đã bị bắt khi đến quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc để nói rằng Pháp Luân Công là tốt, và bà nội em bị đánh đập “cho đến khi bà không thể nhìn và nghe thấy gì hết”.

“Những gì cháu nhớ là, đôi khi cảnh sát đến nhà, sau đó họ lục lọi tủ quần áo hoặc bất cứ nơi nào trong nhà, tìm kiếm bất cứ thứ gì liên quan đến Pháp Luân Công. Nếu họ tìm thấy một cái gì đó, họ sẽ bắt giữ người”, Aila Verheijke chia sẻ.

[caption id="attachment_1123314" align="aligncenter" width="659"]Mỹ Aila Verheijke (Ảnh: Chris Jasurek/Epoch Times)[/caption]

Jimmy Ma, cậu bé trong nhóm kể về việc mẹ mình bị bỏ tù một năm rưỡi khi cậu mới chập chững biết đi: “bởi vì mẹ cháu tập Pháp Luân Công nên mẹ bị bắt vào tù. Mỗi ngày cháu thường tìm mẹ nhưng cháu không thể tìm thấy mẹ ở bất cứ đâu. Cháu đã hỏi bố hằng ngày rằng "mẹ ở đâu?" nhưng bố không bao giờ cho cháu câu trả lời”.

Tanner Gao, kể rằng trước khi em được sinh ra, bố của em đã bị bắt đến một trại lao động trong 2 năm. Sau đó khi Tanner 6 tuổi, mẹ em bị bắt vào trại tẩy não trong 6 tháng. Sau này, gia đình em đã chạy trốn và đến được Mỹ.

[caption id="attachment_1123315" align="aligncenter" width="676"]Mỹ Tanner Gao. (Ảnh: Chris Jasurek/Epoch Times)[/caption]

Gia đình Flora Yan đã chạy trốn đến Mỹ vào năm 2013 do họ bị bức hại vì tập Pháp Luân Công. “Bà cháu bị bắt vào một trại giam và đó là năm 2000, lúc cháu mới chỉ 1 tuổi”. Về sau, bà của Yan phải rời khỏi nhà để tránh bị bắt và bỏ tù lần nữa.

[caption id="attachment_1123318" align="aligncenter" width="673"]Mỹ Các thành viên trong đoàn đạp xe đi qua sa mạc Mojave tại thành phố Needless, bang California vào hôm 2/6/2015. (Ảnh: Chris Juasurek/Epoch Times)[/caption]

Trong suốt 45 ngày đêm của cuộc hành trình, các bạn trẻ phải tự túc chuyện ăn ở và khi cắm trại để ngủ vào ban đêm, họ thường phải đối mặt với việc có thể bị côn trùng cắn, mưa gió, hoặc có khi còn gặp rắn độc. Mỗi khi đạp xe trên đường cao tốc, những chiếc xe tải chạy với tốc độ cao thường vượt qua họ làm họ loạng choạng muốn té ngã. Họ cũng trải qua những ngày oi bức và nóng kinh khủng, với nhiệt độ lên đến gần 39 độ C ở Kansas.

Borong Tsai, một bạn trẻ trong nhóm chia sẻ phần khó khăn nhất của cuộc hành trình đối với cậu là đi qua dãy núi Rocky, “bởi vì cháu đến từ vùng đồng bằng, khi chúng cháu lên đến độ cao 2.438m, cháu đã gần như ngất đi”.

Trên đường đi, các bạn trẻ đã được người dân và các quan chức chính phủ chào đón, ủng hộ. “Khi chúng cháu đến bang Illinois, chúng cháu đã được chào đón bởi các thành viên của Viện dân biểu bang Illinois” trong một phiên họp, Flora Yan, một bạn trẻ trong nhóm cho biết.

[caption id="attachment_1123317" align="aligncenter" width="675"]Mỹ Trưởng nhóm Annie Chen (giữa) phát biểu trước khán giả tại trụ sở của tổ chức Rainbow/Push. (Ảnh: Chris Jasurek/Epoch Times)[/caption] [caption id="attachment_1123573" align="aligncenter" width="500"]Mỹ Các bạn trẻ trong văn phòng của thống đốc tại Topeka, Kansas. (Ảnh: Epoch Times)[/caption]

Trải qua cuộc hành trình 45 ngày đêm dầm mưa dãi nắng, ăn bờ ngủ bụi, đôi khi bị té ngã bầm dập hoặc đối mặt với côn trùng, rắn độc, các bạn trẻ đã vượt qua núi cao, hoang mạc, những con đường cao tốc để đến được thủ đô Washington, Mỹ.

“Trên đường đi, mỗi khi nản lòng muốn bỏ cuộc, cháu lại nghĩ đến những đau khổ mà các trẻ em mồ côi mất cha mẹ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải chịu đựng, cháu lại tự nhắc nhở bản thân rằng khó khăn của mình chẳng là gì so với nỗi khổ mà các em nhỏ đó đang phải chịu đựng”, Zachary Ware, bạn trẻ trong nhóm cho biết.

Băng Thanh

[videobottom id="2303"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét