Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Bí mật về các nhóm tội phạm ủng hộ chính phủ Maduro

Bí mật về các nhóm tội phạm ủng hộ chính phủ Maduro http://bit.ly/2J0oIye

Mặc dù chịu áp lực lớn từ cả trong và ngoài nước nhưng ông Maduro, người bị cho là "thủ phạm" đẩy Venezuela chìm sâu hơn trong khủng hoảng, vẫn chưa chịu từ bỏ quyền lực. Một phần vì ông vẫn nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc, Nga hay Cuba, nhưng bên cạnh đó ông cũng đang được các tổ chức tội phạm chống lưng. 

Thời gian qua, thế giới tự do bị chấn động khi chứng kiến các hình ảnh băng đảng xã hội đen "colectivos", cảnh sát, và quân đội thuộc chính phủ Maduro sử dụng vũ lực quá mức, thậm chí là nổ súng, vào những thường dân tay không tấc sắt đang cố gắng đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Venezuela qua biên giới Colombia và Brazil, theo Insightcrime.

Vụ việc tấn công dân thường mới nhất xảy ra vào ngày 23/2, đã khiến ít nhất 4 người chết và hơn 285 người bị thương. Các thủ phạm bị tố cáo thuộc về ba nhóm chính được chính phủ Maduro hậu thuẫn, bao gồm: Vệ binh quốc gia Bolivar (GNB), Lực lượng hành động đặc biệt (FAES) của cảnh sát quốc gia (PNB) và băng đảng xã hội đen colectivos, một nhóm vũ trang từng được Tổng thống Hugo Chávez sử dụng trước đây.

Nạn nhân của vụ tấn công ngày 23/2 là những người dân thuộc cộng đồng Pemón bản địa, những người dân phải tìm nơi ẩn náu ở Brazil cũng như các nhà báo bị các nhóm vũ trang truy đuổi, cướp bóc và đe dọa.

Các phương tiện truyền thông đại chúng và các nhân chứng dân sự cũng đã công bố các đoạn video về những người đàn ông trên những chiếc xe máy mặc đồ đen và được trang bị súng dài và súng ngắn 9mm. Họ tập hợp thành từng nhóm và tấn công những người biểu tình phản đối chính phủ Maduro.

Tại các thành phố biên giới ở bang Táchira và Santa Elena, các binh sĩ GNB đã lái xe tăng, xe quân sự qua thị trấn và bắn phá nhà cửa và doanh nghiệp của những người bị nghi ngờ chống lại Maduro, để buộc họ phải bước ra khỏi nhà đễ dễ dàng trấn áp hơn.

Những nhóm này là thực chất là gì? Tại sao họ tiếp tục bảo vệ chế độ Maduro trong khi nó đang bên bờ vực sụp đổ? Lòng trung thành của họ đối với một chính phủ đã bị hơn 50 quốc gia phủ nhận ở mức nào và hoạt động tội phạm của những nhóm này ra sao? Có phải quân đội của Maduro đã chuẩn bị để đối mặt với một sự can thiệp vũ trang ở Venezuela? Những phân tích của InSight sau đây sẽ phần nào làm sáng tỏ những câu hỏi trên.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/venezuela-dai-bieu-tinh-va-duong-ve-khong-no-le_3b4136de6.html"]

Động lực thúc đẩy lòng trung thành của quân đội

Rõ ràng Lực lượng Vũ trang Quốc gia Venezuela (FRuerza Armada Nacional Bolivariana - FANB) đang là thế lực chính chống lưng cho chính quyền Maduro, nhưng họ giúp được chính phủ Maduro ở mức nào? Và điều gì thúc đẩy họ trung thành với một chính thể được xem là thối nát?

Chủ nghĩa quân phiệt đã tồn tại ở Venezuela 20 năm nay bắt đầu từ "triều đại" Hugo Chavez. Cả Chavez và Maduro đều biết cách "thổi bùng" ngọn lửa trung thành của FANB bằng cách sắp xếp các quan chức quân sự kiêm các vị trí ở hầu như tất cả các tổ chức chính phủ và quân sự hóa lực lượng an ninh dân sự. Không chỉ dừng ở đó, họ còn mở rộng thêm quyền lực cho quân đội, và có lẽ điều quan trọng nhất là, hai vị tổng thống thiên tả đã tạo ra nguồn thu nhập mới béo bở cho các quan chức quân sự khi để những người này điều hành các tổ chức tài chính, công ty khai thác và các cơ quan khác mà chính phủ lập ra.

Một động lực nữa khiến lực lượng quân đội trung thành với chính phủ Chavez hay Maduro là họ cần duy trì chế độ này để có môi trường cho họ "làm ăn" với các doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới các nhóm tội phạm có tổ chức như các băng đảng buôn bán ma túy, khai thác bất hợp pháp, buôn lậu, tống tiền và các hoạt động phi pháp khác.

[caption id="attachment_1130858" align="aligncenter" width="700"] Ông Maduro biết cách dùng tiền để mua lòng trung thành của các tướng lĩnh quân đội. (Ảnh: AP)[/caption]

Nhưng những nguồn tiền phi pháp khổng lồ mà quân đội thu về chủ yếu rơi vào túi các quan chức cấp cao, còn với sĩ quan cấp thấp, họ không có nhiều quyền lực và cơ hội tiếp cận những nguồn lợi như thế, vì vậy một bộ phận trong đó có thể kiếm thêm thu nhập bằng việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động tội phạm và vi phạm nhân quyền.

Nhưng giữa tình hình khủng hoảng và bất ổn kéo dài, một bộ phận những người lính tỏ ra bất mãn, vào ngày 21/1 đã xảy ra một cuộc nổi loạn của binh lính tại một căn cứ quân sự ở Venezuela. Hàng trăm lính đã bỏ vị trí để gia nhập các lực lượng ủng hộ chính phủ của vị Tổng thống lâm thời trẻ tuổi Juan Guaido. Người ta nói rằng một số khác thì buộc phải làm việc cho băng nhóm colectivos.

Tổ chức NGO có tên Control Ciudadano của Venezuela ước tính rằng bốn nhóm lực lượng chính của FANB gồm quân đội, vệ binh quốc gia, không quân và hải quân, hiện có tổng cộng từ 136.000 đến 140.000 quân.

FAES -  "lực lượng đồ tể" của Maduro

FAES là một đơn vị cảnh sát tinh nhuệ mà Maduro xây dựng để trấn áp các cuộc biểu tình năm 2017, và nhất là để bảo vệ "thành quả" của cuộc cách mạng Chavista. Kể từ đó, nó đã biến thành không khác mấy một nhóm hủy diệt, theo đánh giá của các tổ chức nhân quyền quốc tế và của Venezuela như tổ chức PRISEA.

Lực lượng cảnh sát này đã tham gia vào các vụ hành quyết phi pháp đối với hơn 675 người dân thuộc tầng lớp lao động ở các khu dân cư, theo InSight Crime.

Lực lượng FAES hiện có khoảng 1.600 người, một quan chức của Bộ Nội vụ nói với InSight Crime, và đã thực hiện những cuộc đàn áp dã man đối với làn sóng phản đối chính phủ Maduro kể từ tháng Một.

Đây là một trong số ít các nhóm cảnh sát có thể vẫn trung thành với Maduro vì họ đã được làm cho 'thấm nhuần tư tưởng', và được đào tạo bài bản, cũng như được nuôi dưỡng để phục vụ các mục tiêu chính trị của nhà cầm quyền. Họ được tạo ra để xử lý các tình huống chính trị như hiện tại ở Venezuela. Họ được chuẩn bị để giết người, vị quan chức giấu tên từ Caracas nói với InSight Crime.

[caption id="attachment_1130852" align="aligncenter" width="650"] Những thành viên của FAEC. (Ảnh: Special-ops.org)[/caption]

Nhưng sự "hung dữ" của FAES còn có thể là vì họ phải làm thế do nhiều nhóm quân của PNB có biểu hiện bất mãn với chính phủ Maduro, bao gồm cả cơ quan tình báo quốc gia (SEBIN) và đơn vị điều tra tội phạm (CDI). Các cảnh sát viên của PNB ngày càng tỏ ra chán nản vì cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ không có chiều hướng thuyên giảm nhưng họ không dám lên tiếng vì sợ bị gán nhãn phản bội và bị trả thù, các quan chức cảnh sát nói với InSight Crime.

Tuy nhiên, sự bất mãn trong SEBIN thể hiện rõ ràng hơn khi nội bộ tổ chức này có những xung đột trong việc đưa ra lệnh bắt giữ đối với ông Guaido vào ngày 13/1 và sau đó là việc bắt giam 12 quan chức ủng hộ vị lãnh đạo trẻ tuổi của phe đối lập.

Không giống như quân đội, hiện chưa có con số thống kê đối với số người làm việc trong lực lượng an ninh ở Venezuela.

Colectivos: lực lượng khủng bố

Colectivos là một nhóm vũ trang hoạt động theo kiểu xã hội đen, nhóm này đã được Maduro sử dụng để tấn công những người có tư tưởng đối lập ngay khi ông mới tiếp quản ghế tổng thống từ người tiền nhiệm Chavez. Colectivos hiện đã mở rộng hoạt động từ thành phố sang khu vực biên giới.

Theo tin InSight Crime đã đưa, các quan chức chính phủ ở bang Táchira, có đường biên giới với Colombia, vào năm ngoái đã sử dụng lực lượng "colectivo cho nhiệm vụ bảo vệ biên giới". Nhóm colectivos này có các thành viên được gom từ các lực lượng ELN và FARC. Chính nhóm này vào ngày 23/1 đã nổ súng để ngăn chặn đoàn xe chở hàng viện trợ nhân đạo vào Venezuela. Họ đã bắn vào các nhà báo, tình nguyện viên và các thành viên dân sự của phe đối lập ở San Antonio del Táchira, trên Cầu Quốc tế Simón Bolívar và ở Santa Elena de Uairén.

Ông Humberto Prado, giám đốc của Tổ chức theo dõi nhà tù Venezuela (OVP), đã cáo buộc chính quyền Maduro thả mở cửa nhà tù để các tù nhân gia nhập băng đảng colectivos.

[caption id="attachment_1130853" align="aligncenter" width="700"] "Colectivos" là các nhóm dân sự có vũ trang được chính quyền Maduro hậu thuẫn nhằm ủng hộ và giúp chính quyền trấn áp các cuộc biểu tình (Ảnh: hevenezuelanrealityshow)[/caption]

Các nhóm colectivos không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động ở Venezuela khi được cho là đã có mặt ở 16 tiểu bang, và chúng đã biến hóa rất nhiều so với các "phiên bản" mà cựu tổng thống Hugo Chávez xây dựng từ thời kỳ đầu.

Để ngăn chặn làn sóng chống Maduro, colectivos hoạt động giống như những đội quân xung kích bán quân sự có vũ trang và nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng an ninh. Họ đã tham gia vào các sự kiện đàn áp người dân của chính phủ trong các cuộc biểu tình vào năm 2014 và 2017 cũng như trong một sáng kiến của chính quyền có tên là "Chiến dịch Giải phóng và Bảo vệ người dân", nhưng thực ra là chiến dịch đàn áp dân chủ của chính quyền Maduro, theo InSight Crime.

Bên cạnh các hoạt động phục vụ mục đích chính trị của chính phủ Maduro, các nhóm colectivos đã thiết lập được chỗ đứng trong thế giới ngầm ở Venezuela, tham gia vào các hoạt động tội phạm như tống tiền, bắt cóc, buôn bán ma túy và giết người thuê.

[caption id="attachment_1130859" align="aligncenter" width="549"] Một nhóm colectivos diễu hành cùng ảnh cố Tổng thống Hugo Chavez (Ảnh: Thevenezuelanrealityshow)[/caption]

Trong nỗ lực biện hộ cho sự tồn tại của họ, một thành viên của colectivo nói với InSight Crime rằng "nếu có chuyện gì xảy ra chúng tôi sẽ phải ra ngoài và bảo vệ chính phủ, bởi vì họ ủng hộ chúng tôi".

Nhưng một số thành viên của colectivos bắt đầu không còn đặt niềm tin vào chính phủ Maduro vì họ đã không nhận được lợi ích kinh tế như trước nữa, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến họ. Đồng thời, họ cũng không muốn tiếp tục thực hiện hành động khủng bố người dân.

"Mọi người ở đây đều sợ [chính phủ Maduro bị lật đổ], nhưng mọi người cho thấy rằng họ muốn có sự thay đổi, và điều tương tự [cũng] đang xảy ra với các tổ chức xã hội. Nếu có chuyện gì xảy ra, hầu hết sẽ bỏ chạy. Nếu có chuyện gì xảy ra, chỉ những người muốn chết mới ở lại đây", thủ lĩnh của một nhóm colectivo ở khu phố 23 de Enero, Venezuela, nói.

FARC và ELN: chống chính phủ Colombia nhưng ủng hộ Maduro

Nhóm Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN) đang hoạt động ở miền trung Venezuela, và nhóm Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC), là những nhóm du kích chống đối chính phủ Colombia. Hiện tại hai nhóm này đang hợp tác với nhau để thực hiện các hoạt động phạm tội ở Venezuela và trên các khu vực biên giới giữa Venezuela và Colombia. Người của hai nhóm này đang thực hiện những hành vi "bất hảo" trên một phạm vi khá rộng, ở 13 trong số 24 bang của Venezuela, theo thông tin từ Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG).

Nhiều nhóm thuộc FARC vẫn tiếp tục việc buôn bán ma túy sau khi tổ chức này đàm phán hòa bình với chính phủ Colombia. Trong khi đó, ELN vẫn liên tục chống đối và hiện là kẻ thù số một của chính phủ Colombia. Cả hai nhóm du kích này đều nhận được sự bao che của chính quyền Maduro hiện tại và chính quyền Hugo Chavez trước kia, theo InSight Crime.

[caption id="attachment_1130856" align="aligncenter" width="600"] Các tay súng của FARC. (Ảnh: Medium)[/caption]

Hai nhóm du kích chống chính phủ Colombia được chính quyền Maduro "sủng ái" đến mức được đảm nhận luôn cả các công việc quản lý nhà nước khác nhau ở Venezuela. ELN hiện đang thống lĩnh việc khai thác nhiều hầm mỏ ở Venezuela, trong khi đó, FARC đang thực hiện việc kiểm soát các đường dây buôn bán ma túy giữa Colombia và Venezuela.

"Có đi có lại", hai nhóm vũ trang Colombia đã thể hiện rõ sự ủng hộ và trung thành đối với chính phủ Maduro, họ đang là chỗ dựa để ông Maduro níu kéo quyền lực trước sức ép ngày càng tăng từ trong và ngoài nước.

Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Trung ương của nhóm ELN, Israel Ramírez Pineda, bí danh là Pablo Pablo Beltrán, đã nói với tờ báo Anh, The Telegraph rằng, trong trường hợp có sự can thiệp của quân đội nước ngoài vào Venezuela, họ sẽ đứng đầu chiến tuyến và sẽ không ngần ngại bảo vệ chính phủ Maduro.

Hiện chưa rõ hai nhóm vũ trang Colombia có chính xác bao nhiêu thành viên, nhưng ICG ước tính ELN có khoảng 2.000 tay súng.

Đặng Trần

[videobottom id="2314"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét