Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Khủng hoảng Venezuela 23/4: Quốc gia nhiều dầu số 1 thế giới chính thức phải nhập khẩu dầu thô

Khủng hoảng Venezuela 23/4: Quốc gia nhiều dầu số 1 thế giới chính thức phải nhập khẩu dầu thô http://bit.ly/2GsgvjE

6 năm dưới nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Nicolas Maduro (2013-2019), Venezuelađã trở nên nghèo đói nhanh chóng, siêu lạm phát dự kiến lên tới 10 triệu phần trăm trong năm nay, theo cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Ông Maduro cương quyết không từ bỏ nhiệm kỳ thứ hai (2019-2025) bất chấp các cuộc biểu tình trong nước và sự ủng hộ của hàng chục quốc gia đối với Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng thống lâm thời Juan Guaido.

Dưới đây là diễn biến cuộc khủng hoảng Venezuela tính đến thứ Ba ngày 23/4/2019:

Sản lượng dầu ở Venezuela đã giảm xuống thấp đến mức quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới này đang phải nhập khẩu dầu thô, lần đầu tiên trong vòng 5 năm qua, theo bài báo hôm thứ Ba của Bloomberg.

Sản lượng dầu của Venezuela đã giảm xuống dưới 1 triệu thùng/ngày theo số liệu tháng 3/2019, mức thấp nhất trong vòng 16 năm qua. Tập đoàn Dầu khí nhà nước Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) đã mua một lô hàng dầu thô từ Nigeria, đánh dấu lần nhập khẩu dầu đầu tiên kể từ năm 2014.

[caption id="attachment_1088801" align="aligncenter" width="875"] Dưới thời Tổng thống Maduro, Venezuela lâm vào tình trạng siêu lạm phát (dòng màu vàng), trong khi doanh thu từ dầu mỏ (cột màu đen) sụt giảm nghiêm trọng (Ảnh: Visualcapitalist)[/caption]

Đặc phái viên của Tổng thống lâm thời Guaido hôm thứ Ba đã có bài phát biểu tại Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) với tư cách là người đại diện của Venezuela trong cơ quan này này, theo Al Jazeera. Ông Gustavo Tarre đã phát biểu trong phiên họp do Hội đồng Thường trực của OAS.

Vào đầu tháng này, OAS đã bỏ phiếu công nhận ông Tarre là đại diện chính thức của Venezuela tại OAS, với 18 phiếu ủng hộ, 9 phiếu phản đối, 6 phiếu trắng và một nước vắng mặt.

Đại diện từ ít nhất 4 quốc gia Caribbean đã rời khỏi hội trường trước khi ông Tarre phát biểu, như một cách thể hiện sự phản đối của họ đối với việc ông được công nhận là đại diện của Venezuela tại OAS.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/venezuela-dai-bieu-tinh-va-duong-ve-khong-no-le_3b4136de6.html"]

Chính quyền Venezuela đã bắt giữ năm người và đang tìm cách dẫn độ thêm ba người nữa với cáo buộc là những người này đã gây ra tình trạng mất điện quy mô lớn tại nước này trong tháng qua, theo Bloomberg.

Bộ trưởng Thông tin Jorge Rodriguez thuộc chính quyền Maduro hôm thứ Ba tuyên bố họ đã xác định được 19 "kẻ phá hoại" gây mất điện.
Các chuyên gia cho rằng tình trạng cúp điện quy mô lớn tại Venezuela là do nhiều năm quản lý yếu kém và thiếu đầu tư bảo trì, trong khi nhân lực có trình độ trong ngành điện bỏ ra nước ngoài tương tự như hàng triệu người Venezuela khác.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/dieu-gi-da-khien-nen-kinh-te-cua-venezuela-bi-huy-hoai_8d56e6d60.html"]

Chính quyền Maduro không đề cập đến bất kỳ yếu kém nào của bản thân trong sự cố mất điện, thay vào đó là đổ lỗi cho "các thế lực thù địch", chẳng hạn Mỹ đã tiến hành "tấn công mạng" gây mất điện trên toàn quốc. Một số chuyên gia chỉ ra thực tế rằng mạng lưới điện của Venezuela không được cải tiến từ những năm 90 và không có kết nối công nghệ cao để thực hiện "tấn công mạng".

Trong sự cố mất điện toàn quốc lần thứ 2, chính quyền Maduro đã viện dẫn lý do là "thế lực thù địch" tiến hành cuộc đột kích tại một nhà máy điện chủ chốt của nước này.

Đại Kỷ Nguyên News

[videobottom id="2340"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét