Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Khủng hoảng Venezuela 24/4: Quốc hội do dân bầu kêu gọi bỏ phiếu trong vô vọng

Khủng hoảng Venezuela 24/4: Quốc hội do dân bầu kêu gọi bỏ phiếu trong vô vọng http://bit.ly/2Gvb43w

Bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế, Tổng thống Nicolas Maduro đã tìm cách phế bỏ Quốc hội Venezuela do dân bầu và thành lập Quốc hội lập hiến vào năm 2017 với phần lớn thành viên là những người ủng hộ ông.

Kể từ đó quốc gia Nam Mỹ từng giàu có một thời, tồn tại 2 cơ quan lập pháp. 

Quốc hội do dân bầu và phe đối lập chiếm đa số đã bác bỏ tính hợp pháp của nhiệm kỳ hai Maduro (2019-2025), sau cuộc bầu cử năm 2018 mà ông Maduro bị chỉ trích rộng rãi là gian lận và ngăn chặn các đối thủ chủ chốt tham gia tranh cử. 

Chủ tịch Quốc hội do dân bầu, nhà lãnh đạo trẻ Juan Guaido, tuyên bố làm tổng thống lâm thời Venezuela vào ngày 23/1/2019, sau đó nhanh chóng nhận được ủng hộ từ hàng chục quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada, Australia, phần lớn các nước Nam Mỹ và châu Âu.

Nhà lãnh đạo cánh tả Maduro cương quyết không từ bỏ quyền lực, tuyên bố chỉ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2025 khi ông kết thúc nhiệm kỳ thứ hai.

Dưới đây là diễn biến cuộc khủng hoảng Venezuela tính đến thứ Tư ngày 24/4/2019:

Quốc hội Venezuela hôm thứ Tư đã đề xuất tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc trong vòng 7-9 tháng, theo Bloomberg

"Chúng tôi muốn xây dựng một đề xuất trong đó có thể có một cuộc bầu cử vào ngày cụ thể, trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng được đảm bảo đầy đủ, tất cả các ứng viên và cả nước có thể tham gia", Phó Chủ tịch Quốc hội Stalin Gonzalez phát biểu trong một cuộc mít tinh ở thủ đô Caracas.

Theo Bloomberg, động thái này có khả năng sẽ đặt ra một cuộc xung đột với Ủy ban bầu cử quốc gia, vốn bị chỉ trích rộng rãi là một nhóm dàn dựng gồm những người trung thành với ông Maduro và đã cấm các ứng cử viên chủ chốt của phe đối lập tham gia cuộc bầu cử năm ngoái.

Kể từ đó, các đối thủ của chính quyền Maduro đã tẩy chay cuộc bầu cử và tập trung nỗ lực vào các cuộc biểu tình trên đường phố và kêu gọi áp lực quốc tế nhằm chấm dứt sự cai trị của ông Maduro.

Không rõ Quốc hội Venezuela sẽ xúc tiến tổ chức cuộc bầu cử này ra sao, trong bối cảnh chính quyền Maduro nắm giữ toàn bộ lực lượng vũ trang và nhận được ủng hộ từ hai đồng minh quan trọng là Nga và Trung Quốc, hai nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/venezuela-dai-bieu-tinh-va-duong-ve-khong-no-le_3b4136de6.html"]

Vài chục nhà ngoại giao đã bỏ ra ngoài hội trường của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư để phản đối một bài phát biểu của ngoại trưởng Venezuela thuộc chính quyền Maduro, theo AFP.

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Jorge Arreaza cáo buộc Hoa Kỳ muốn "áp đặt chế độ độc tài" tại Liên Hợp Quốc thông qua "nỗ lực trắng trợn nhằm trục xuất hoặc rút lại sự công nhận đối với tư cách của các quốc gia thành viên có toàn quyền như Venezuela".

Khoảng 30 đến 40 nhà ngoại giao từ Nhóm Lima đã rời khỏi hội trường để phản đối phát biểu của chính quyền Maduro, AFP đưa tin. Nhóm Lima là liên minh các quốc gia Mỹ Latinh được thành lập năm 2017 nhằm tìm kiếm lối thoát hòa bình cho cuộc khủng hoảng Venezuela.

Nhóm này công nhận Tổng thống lâm thời Guaido và tuyên bố nhà lãnh đạo cánh tả Nicolas Maduro là bất hợp pháp sau cuộc bầu cử bị chỉ trích rộng rãi, theo AFP.

Đại Kỷ Nguyên News

[videobottom id="2349"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét