Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

‘Người đang làm Trời đang nhìn’. Có thể dối người nhưng không thể dối Trời (P4)

‘Người đang làm Trời đang nhìn’. Có thể dối người nhưng không thể dối Trời (P4) https://ift.tt/2JgalEk

Làm người chớ lừa dối lòng mình mà trái với lương tâm. Người xưa nói: “Người đang làm Trời đang nhìn. Có thể dối người nhưng không thể dối Trời”, để nhắc nhở mọi người từng giờ từng phút xem xét mỗi một ý niệm, hành động, việc làm của mình xem có hợp với lẽ Trời hay không.

May mắn tại sao luôn lẩn tránh?

Lý Bân Như đời Thanh là người học rộng đa tài, lại tinh thông võ nghệ, nhưng ông tham dự kỳ thi hương hơn 20 năm, lần nào cũng không đắc ý, thất bại trở về. Năm đó, Quan tri phủ Trương Hóa Bằng rất thích tài học của ông nên đã đề bạt riêng cho ông xếp thứ nhất thi văn. Ông lại ứng thí thi võ, cũng xếp thứ nhất. Mọi người đều cho rằng ông vào nhập học trường Quốc tử giám ở kinh thành sẽ không có vấn đề gì.

Kỳ thi hội đến, Lý Bân Như nhận quyển thi vào trường thi, tìm số hiệu ngồi. Hôm đó trời đổ mưa rào, ông đi đôi giày có đinh, để quyển thi lên trên án thư rồi cúi xuống cởi tất. Nào ngờ khi ngẩng đầu lên thì không thấy quyển thi đâu, thì ra quyển thi đã rơi xuống đất. Ông không biết bèn vội vàng quay người đi tìm, vô ý giẫm lên nó, quyển thi bị giày đinh giẫm thành giấy vụn. Ông khóc lóc bẩm báo với quan chủ khảo. Vì không có tiền lệ đổi quyển thi nên ông bị đuổi ra khỏi trường thi.

Sau đó ông lại tham gia thi võ nghệ, lại vì ngựa ngã nên ông bị thương ở lưng, không thể vào trường thi được. Thế là thi hương văn võ hai cuộc xếp thứ nhất đều chẳng có tác dụng gì, từ đó nghèo khổ, sinh ra chán nản.

Bạn bè thân thiết thấy vậy tìm giúp ông công việc dạy học. Ông gùi sách đến thôn trang đó dạy dọc. Một đêm, nước lũ từ trên núi tràn xuống, thôn trang bị nước lũ quét qua, hành lý, thư tịch của ông cũng bị nước lũ cuốn trôi hết, một mình chạy thoát mạng, trở về ngôi nhà nghèo khó.

[caption id="attachment_1003333" align="alignnone" width="786"] (Ảnh minh họa: christies.com)[/caption]

Lúc này Trương Hóa Bằng đã thăng chức làm Vận ty Quảng Đông, Lý Bân Như bèn lặn lội, trèo đèo lội suối đến Quảng Đông xin cầu kiến. Không may Trương Hóa Bằng nhà có tang, đã về quê từ mấy hôm trước. Ông đuổi theo, đến giữa đường gặp được Trương Hóa Bằng. Trương Hóa Bằng rất cảm thông cảnh ngộ của ông, nói rằng: “Ông sao lại nghèo khổ đến mức độ này. Bây giờ tôi trong thời gian thủ hiếu, không thể tiến cử ông được. Con trai cả của tôi hiện đang làm quan ở Hàng Châu, trong phủ cũng thiếu người trợ giúp. Tôi viết phong thư, ông đem thư tìm nó, với tài học của ông, thì có thể tạm thời an thân ở Hàng Châu”.

Lý Bân Như cầm thư đi gấp đến Hàng Châu, con trai của Trương Hóa Bằng đang bệnh nguy kịch, đã không thể xem thư của phụ thân được nữa, mấy ngày sau thì qua đời.

Lý Bân Như tứ cố vô thân, khổ càng thêm khổ, ngẫm nghĩ tại sao bao nhiêu việc đen đủi xui xẻo thế này đều đổ lên đầu mình. Đúng lúc không biết đi đâu về đâu, bỗng trông thấy một cụ già râu tóc bạc phơ đang đi đến, bèn khóc lóc kể với cụ già chuyện đời mình, rồi hỏi: “Tại sao con không có lỗi lầm gì lớn mà liên tiếp gặp phải đại nạn, làm gì cũng gặp phải ách vận như thế này?”

Cụ già ôn tồn nói:

“Trời nhân đức, đâu có thiên vị ai. Những người phúc lộc thọ vẹn toàn hiện nay đều là do đời trước hoặc trước đây hành thiện tích đức mà có được, mà những người đói rét suy bại cũng là do đời trước hoặc trước đây tạo nghiệp chướng mà ra. Đời nay tuy con không có tội lỗi gì, nhưng đời trước đã làm việc ác, tự cậy mình giỏi ăn nói hùng biện, chạy vạy khắp nơi xu nịnh quyền quý mưu lợi cá nhân, chưa từng suy nghĩ đến những khốn khổ của người khác, chỉ một mực mưu mô lừa lọc bịp bợm, lại tự cho rằng đã đắc mưu kế, không nghĩ đến bi thương của ngày hôm nay. Đó chính là cái mà mọi người gọi là báo ứng.

Nếu các ách vận đời này của con vẫn chưa bồi thường hết nợ oan nghiệt của đời trước, thế thì đời sau vẫn phải tiếp tục chịu tội. Chỉ có bây giờ tỉnh ngộ, từ nay giữ thiện tâm, làm việc thiện, đọc sách tốt, làm người tốt, sám hối, sửa mình thì mới có thể đón lành tránh dữ”.

Lý Bân Như nghe lời khuyên dạy này bỗng bừng tỉnh ngộ. Từ đó ông tuân theo lời khuyên bảo, tích đức hành thiện, trợ giúp mọi người, sau này quả nhiên thi đỗ tiến sỹ, mọi việc đều thuận lợi như ý.

[caption id="attachment_1003340" align="alignnone" width="670"] (Ảnh minh họa: sohu.com)[/caption]

Quả đúng là:

Thấy thiện liền theo ta tự chủ,
Chuyển họa thành phúc cũng tùy thời.
Thời gian ánh chớp mau biến mất,
Nên sớm hướng thiện chớ chần chừ.

Theo minghui.org
Kiến Thiện biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét