Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Người thợ may nhớ lại kỷ nguyên vàng của xường xám ở Hồng Kông

Người thợ may nhớ lại kỷ nguyên vàng của xường xám ở Hồng Kông http://bit.ly/2XHELWb

‘Xường xám’ hay ‘sườn xám’ là một loại trang phục của phụ nữ Trung Quốc kể từ khi người Mãn Châu cai trị quốc gia này vào thế kỷ 17.

Theo truyền thống, sườn xám là được may bằng lụa, có thêu hoa ngũ sắc hay chỉ nhiều màu, kiểu dáng ôm lấy thân nhưng không bó sát vào cơ thể, cổ cao, và tà áo thẳng.

Chiếc sườn xám hiện đại bắt nguồn từ Thượng Hải trong thập niên 1920, được những người nổi tiếng và giới thượng lưu ưa chuộng. Khi nhiều người dân Thượng Hải chạy trốn sang Hồng Kông, sườn xám lại trở thành loại trang phục thời thượng ở xứ Hương Cảng. 

[caption id="attachment_1130027" align="aligncenter" width="368"]Trung Quốc Sườn xám dưới thời vua Quang Tự (1875-1908) thời nhà Thanh. Trong ảnh là Ái Tân Giác La Hằng Hương (Ảnh: Wikipedia)[/caption]

Ngồi trong một studio khiêm tốn ở góc trung tâm mua sắm ở thành phố Cửu Long, Hồng Kông, thợ may Fung Yau-choi nhớ lại sự hối hả và nhộn nhịp của các cửa hàng sườn xám trong những năm 1950.

Ông Fung Yau-Choi, 74 tuổi nói rằng giờ đây ở Hồng Kông, chỉ còn 4 hoặc 5 thợ may còn những kỹ năng may sườn xám học được từ thời đó.

[caption id="attachment_1130034" align="aligncenter" width="600"]Hồng Kông Người mặc sườn xám đi trên đường phố Thượng Hải những năm 1930. (Ảnh: Life)[/caption]

“Hồi đó, sườn xám là dành cho tất cả mọi người, từ những quý bà nổi tiếng hay những phu nhân cho đến các vũ công tại các câu lạc bộ đêm. Chỉ riêng trong vịnh Causeway, đã có ít nhất 20 cửa hàng may đo và trong những ngày bận rộn, một thợ may giỏi cần phải làm tới 3 bộ váy hoặc áo choàng mỗi ngày”, ông Fung nói.

[caption id="attachment_1130056" align="aligncenter" width="600"]Hồng Kông Ông Fung Yau-Choi tại tiệm may của mình ở thành phố Cửu Long, Hồng Kông. (Ảnh: Winson Wong)[/caption]

Ông Fung chia sẻ rằng khác với váy được may bằng máy may, sườn xám kiểu Thượng Hải được làm thủ công và rất tinh tế, vì vậy nó rất được ưa chuộng tại Hồng Kông.

Ông Fung kể rằng cha của ông cũng làm nghề may và “tôi không muốn trở thành một thợ may nhưng cha mẹ quyết định mọi thứ cho con vào thời đó… Đây là một công việc kinh doanh thịnh vượng, nhưng khi còn nhỏ, tôi chỉ thích ở trong một thành phố lớn. Vì vậy, người thân của tôi đã gửi tôi cho một thợ may để học việc, và chủ cửa hàng về cơ bản đã nuôi dạy tôi như con trai của ông ấy”.

Với chiếc vé tàu cùng sự giúp đỡ của một người chú, ông Fung, người gốc Thượng Hải đã di cư đến Hồng Kông khi 12 tuổi, và cùng anh trai và những người khác học nghệ thuật may mặc.Mỗi ngày, ông Fung thường đi từ vịnh Causeway đến trung tâm Hồng Kông để lấy vải và trong những giây phút hiếm hoi ông thường xem các thợ may làm việc.

[caption id="attachment_1130039" align="aligncenter" width="740"]Hồng Kông Thượng Hải những năm 1930. (Ảnh: globaltimes.cn)[/caption]

Sau 6 năm học nghề, vào năm 1963, ông Fung cuối cùng cũng đủ điều kiện để làm thợ may. Nhưng vào những năm 1970, khi các cửa hàng may mặc hiện đại bắt đầu thịnh hành thì thời đại huy hoàng của sườn xám cũng kết thúc. Nhiều nhà sản xuất sườn xám đã phải tìm việc làm ở những nơi khác như nhà máy dệt hoặc nhà máy nhuộm.

“Theo truyền thống, những người thợ may như chúng tôi được trả lương tính trên sản phẩm, và thật khó khăn khi nhu cầu [mặc sườn xám] bắt đầu giảm”, ông Fung chia sẻ.

Quyết tâm nuôi gia đình bằng nghề thợ may, ông Fung sau đó chấp nhận đến làm việc ở Nhật Bản vào năm 1978. Và ông phải sử dụng chất liệu vải đến từ châu Âu và làm việc theo thiết kế của ông chủ người Nhật.

“Tôi là thợ may duy nhất may trang phục Trung Quốc, trong khi những người khác may quần áo hiện đại. Vì vậy, một lần nữa tôi học từ những thợ may kia thông qua quan sát, giống như khi tôi là người mới học việc”, ông nói.

[caption id="attachment_1130054" align="aligncenter" width="700"]Hồng Kông Một người phụ nữ mặc sườn xám ở Thượng Hải vào những năm 1930. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử Hồng Kông)[/caption]

Để xây dựng danh tiếng như một bậc thầy về sườn xám, ông Fung nói rằng, cần phải "kiên nhẫn, chú ý đến chi tiết và sẵn sàng tiếp thu các kỹ năng mới” cùng với gu thẩm mỹ có được từ kỹ năng và kinh nghiệm.

[caption id="attachment_1130064" align="aligncenter" width="500"]Hồng Kông Thượng Hải những năm 1930.[/caption]

Con gái của ông, Natalie Fung, nói rằng cô chỉ được gặp cha mình 2 lần một năm khi ông còn ở Nhật Bản, người cha mà “hiếm khi nói những lời yêu thương” với con gái. Nhưng vào lần duy nhất khi cô đến Nhật Bản thăm cha, cô thấy những tấm bưu thiếp mẹ con cô gửi cho ông trong các ngày lễ được giữ cẩn thận trong một cái hộp thì cô rất xúc động.

Sau này, vào năm 2008, cha cô đã quay trở về Hồng Kông.“Tất cả những năm tháng ở một mình ở một đất nước khác, cha tôi đã phải chịu cô đơn và rất nhiều áp lực”, cô Natalie chia sẻ.

Natalie chia sẻ rằng cha cô đã may cho cô 2 chiếc váy cưới, “tôi và cha đã cùng nhau đi chọn vải, một màu hồng và một màu đỏ. Đó là một trải nghiệm thực sự cảm động”.

Băng Thanh

[videobottom id="2303"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét